(NB&CL) Trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát trở lại, vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, những phóng viên TTXVN tại Hải Dương tác nghiệp trong tâm dịch đã phải bỏ qua niềm vui bên gia đình, lặng lẽ âm thầm cống hiến để cho dòng thông tin không bao giờ ngừng chảy.
Nhà báo Đinh Mạnh Tú - Trưởng cơ quan thường trú TTXVN tại Hải Dương dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian chia sẻ nhiều thông tin nghề nghiệp cũng như những khó khăn vất vả khi tác nghiệp trong tâm dịch.
Khẳng định bản lĩnh người chiến sĩ cầm bút trên mặt trận chống dịch
+ Các đồng nghiệp gọi các anh là những “phóng viên chiến trường” khi phải lao vào tâm dịch để khai thác và cung cấp những tin tức chính thống tới công chúng. Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn công việc của các phóng viên tác nghiệp trong tâm dịch thời điểm này chứ?
- Thực hiện tinh thần chống dịch như chống giặc, lực lượng chống dịch được ví như những chiến sỹ chống dịch thì mỗi nhà báo, phóng viên cũng có thể được ví như những phóng viên chiến trường. Vì trong quá trình tác nghiệp nếu chỉ một chút sơ sót, một giây lơi lỏng là bản thân có thể nhiễm bệnh và sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình mà còn gây ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị đang công tác.
Đây là lần thứ 3 dịch Covid-19 quét qua Hải Dương và có lẽ lần này là lần dịch ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến mọi mặt đời sống và kinh tế - xã hội của tỉnh này. Là cơ quan thường trú TTXVN tại tỉnh Hải Dương, chúng tôi luôn xác định phải đưa tin nhanh, chính xác về dịch bệnh. Vừa động viên lực lượng chống dịch vừa để người dân không hoang mang, lo sợ. Hằng ngày cập nhật, đưa tin phản ánh các thông tin về tình hình dịch bệnh, các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng từ tỉnh xuống cơ sở. Chúng tôi phải vừa viết, quay phim, dựng hình, xử lý ảnh để gửi về đăng phát trên các tờ báo in, báo điện tử của TTXVN.
+ Phải thường xuyên cập nhật những tin tức chính thống nhanh và trách nhiệm, quá trình tác nghiệp của anh và đồng nghiệp trong tâm dịch đã gặp những khó khăn, trở ngại gì?
- Dịch xảy ra đúng vào dịp cận Tết Nguyên đán và diễn ra suốt trong những ngày Tết. Cái Tết năm nay là cái Tết ấn tượng nhất bởi chúng tôi làm việc gần như quên thời gian. Hằng ngày, chúng tôi thức dậy từ lúc 5 giờ sáng, tranh thủ úp bát mỳ tôm rồi chuẩn bị máy móc và lên đường đi làm. Ngay khi có đủ thông tin thì tranh thủ quay về cơ quan vừa viết bài, vừa dựng hình để kịp gửi về Hà Nội. Hầu như không có bữa ăn nào đúng giờ. Thậm chí, bữa tối bao giờ cũng diễn ra từ lúc 22 đến 23 giờ hằng ngày bởi buổi tối khi thông tin mới dồn đến, chúng tôi phải tập trung vào xử lý ngay để có những thông tin mới nhất, thời sự nhất. Suốt những ngày dịch, quán ăn đều đóng cửa, món ăn thường xuyên với anh em chúng tôi là mì tôm. Gần như mỗi ngày chúng tôi chỉ được ngủ từ 4 đến 5 tiếng. Nhiều lúc gục luôn xuống bàn làm việc chợp mắt 5-10 phút rồi lại choàng dậy làm tiếp.
Nhớ lại ngày 30 Tết vừa qua, sau khi thực hiện phóng sự “Tết đặc biệt ở nơi tâm dịch” cho Truyền hình thông tấn thì đã hơn 21 giờ. Dựng hình, viết bài xong và gửi về cơ quan thì đã gần 23 giờ. Cảm thông với sự bận rộn của anh em TTX ở Hải Dương nên một người bạn của tôi đã gọi chúng tôi đến ăn cơm tối, mặc dù chúng tôi xong việc rất muộn. Và chúng tôi đã có một bữa tất niên nhanh nhất trong đời (chỉ kịp đến nhà bạn chúc Tết, ăn miếng bánh chưng và miếng giò để cảm nhận hương vị Tết rồi lại lao về cơ quan để tiếp tục công việc). Trên đường đi, ngó vào các căn nhà ven đường, chúng tôi đều ngậm ngùi khi ai ai cũng được quây quần bên gia đình thì chúng tôi vẫn “lụi cụi” ngoài đường.
Một khó khăn nữa đối với chúng tôi là tiếp cận các ổ dịch, khu cách ly hay nơi điều trị cho các bệnh nhân Covid, nhưng muốn thông tin sinh động, mang hơi thở cuộc sống thì buộc phải dấn thân và phải vào tận nơi thì mới có những bức ảnh đẹp, những thước phim sống động nhưng lại phải chú ý bảo vệ mình sao cho an toàn, không được để lây nhiễm bệnh.
Đã có người hỏi tôi, sao không xin chi viện lực lượng phóng viên từ Hà Nội xuống để tăng cường nhưng tôi nghĩ nếu thời điểm này, yêu cầu đưa thêm người xuống thì bạn phóng viên đó sẽ mất Tết. Họ phải xa gia đình nhiều ngày, trở về sẽ phải đi cách ly hoặc sẽ gặp khó khăn nếu không thông thuộc địa bàn…
Chủng virus lần này lây lan rất nhanh và không có biểu hiện rõ rệt. Có những lần chúng tôi nhận được thông tin một người thân của người vừa phỏng vấn đã là F1 và được đưa đi cách ly trong khi đặc thù của nghề nghiệp bắt buộc chúng tôi phải thường xuyên tiếp xúc, phỏng vấn… Chính vì thế, cứ một tuần là chúng tôi phải đi xét nghiệm một lần và thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, ai cũng nín thở bởi nếu dương tính và bị đưa đi điều trị, cách ly thì toàn bộ thông tin trên địa bàn sẽ bị bế tắc.
Chọn nghề báo là đã chấp nhận những hiểm nguy
+ Trong hoàn cảnh đó, điều gì khiến người làm báo có thể vượt qua được những khó khăn để cung cấp thông tin một cách nhanh và chính xác tới công chúng thời điểm này, thưa anh?
- Đó là những lời động viên kịp thời từ lãnh đạo ngành. Trực tiếp là đồng chí Phó Tổng Giám đốc phụ trách, từ các anh, chị lãnh đạo Ban Biên tập và của anh em đồng nghiệp trong cả nước. Lãnh đạo TTXVN cũng hỗ trợ quần áo bảo hộ, khẩu trang để đảm bảo cho phóng viên tác nghiệp an toàn. Một nguồn động viên nữa là mỗi thông tin của chúng tôi khi đăng tải đều được bạn đọc chia sẻ, ghi nhận, động viên. Ngay trong những ngày Tết, khi thấy chúng tôi mê mải làm việc, nhiều anh em, bạn bè đồng nghiệp đã đem đến tận cơ quan cho hộp khẩu trang, cái bánh chưng, mớ rau, chục trứng… để bồi dưỡng lấy sức làm việc. Chính những tình cảm đó là nguồn động viên để chúng tôi hăng hái trong thực hiện nhiệm vụ thông tin về dịch bệnh trên địa bàn.
+ Có người nhận định rằng, nghề báo trong đại dịch cũng nguy hiểm chẳng khác gì nghề bác sĩ. Là người trong cuộc anh nghĩ như thế nào về nhận định đó?
- Tôi nghĩ nhận định đó đúng nhưng chưa đủ, bởi đối với bác sỹ họ vốn được đào tạo bài bản trong ngành y nên có những kiến thức sâu sắc về dịch bệnh để bảo vệ tốt cho mình và người thân. Nhưng những người làm báo chỉ bằng cách tự tìm hiểu, hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp nên những hiểu biết về dịch bệnh chỉ rất cơ bản.
Càng đi làm, càng dấn thân thì chúng tôi càng nghiệm ra rằng nghề báo luôn luôn là nghề nguy hiểm. Nhưng khi đã chọn nghề báo thì chúng tôi cũng đã chấp nhận những hiểm nguy trong nghề.
+ Đã có một cái Tết ấn tượng, đã có những ngày tác nghiệp đặc biệt và chắc hẳn anh cũng đã có thêm nhiều câu chuyện, nhân vật, kỷ niệm khó quên về những ngày tác nghiệp đặc biệt vừa qua?
- Nói về kỷ niệm khi tác nghiệp trong đợt dịch này thì rất nhiều. Từ đầu đợt dịch đến ngày 6/2, Hải Dương có đến hơn 400 học sinh các lứa tuổi từ mầm non đến lớp 6 phải đi cách ly. Có lẽ những hình ảnh khó quên nhất đối với tôi là hình ảnh những cháu bé 6-7 tuổi đã phải xa gia đình, vào khu cách ly. Những giọt nước mắt của các con khi chưa bao giờ phải xa bố, mẹ nhiều ngày trong một bối cảnh đặc biệt như thế... Hay khi quay những thước phim về những cánh đồng su hào, bắp cải quá lứa thu hoạch, súp lơ nở hoa trên đồng vì không có ai mua, chứng kiến những giọt nước mắt chảy trên những khuôn mặt sạm đi vì nắng gió của người nông dân có lẽ sẽ là những ấn tượng, những xúc cảm không thể nào quên trong đời làm báo của tôi.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo 'Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng'.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.
(CLO) Triển khai Kế hoạch 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 19/11/2024, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản phát động và đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo hưởng ứng việc tuyên truyền và tham gia sáng tác mẫu logo Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(CLO) Ngày 19/11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức diễn đàn nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.