(NB&CL) Không quá nặng nề, cấp bách trong việc tìm lời giải cho bài toán kinh tế báo chí, nhưng dù vậy, các cơ quan địa phương cũng không thể đứng bên lề câu chuyện tự chủ tài chính. Báo NB&CL đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Huỳnh Kiên - Tổng Biên tập Báo Gia Lai xung quanh vấn đề này.
+ Trong câu chuyện tự chủ tài chính trong các cơ quan báo chí, báo chí địa phương được xem là đối tượng ít liên quan nhất. Vậy quan điểm của Tổng Biên tập như thế nào xung quanh câu chuyện tự chủ tài chính đang đặt ra?
- Tự chủ tài chính đối với các cơ quan báo chí, với tư cách là đơn vị sự nghiệp công lập đã được Đảng, Nhà nước ban hành nhiều nghị quyết, nghị định chỉ đạo thực hiện. Việc sắp xếp, đổi mới hoạt động, tinh giản bộ máy nhân sự trong hệ thống chính trị nước ta, tinh giản biên chế là hết sức cần thiết. Các cơ quan báo chí cũng không nằm ngoài tiến trình đó.
Tuy nhiên hiện nay các cơ quan báo chí tự chủ thế nào là vấn đề nan giải. Hầu hết cơ quan báo chí sống nhờ “bầu” ngân sách Nhà nước, phụ thuộc cơ quan chủ quản. Tỉnh nào, ngành nào quan tâm thì cơ quan ngôn luận trực thuộc tỉnh đó, ngành đó được nhờ. Và ngược lại, cơ quan báo chí nào “tự bơi” sẽ hết sức khó khăn, ngoại trừ một số tờ báo lớn đã có chỗ đứng vững chắc, có lượng bạn đọc đông đảo và nền tảng kinh tế, nhân lực tốt.
Hiện nay một số cơ quan báo chí ít được “chủ quản” quan tâm để hoạt động được họ “sống” bằng nhiều cách, trong đó có cách phi báo chí: Sử dụng tạp nham cộng tác viên như phóng viên; phóng viên gắn bó với tờ báo không phải trả lương và nhuận bút mà bằng sự “cống nộp” từ công chúng; tin bài đăng tải dễ dãi, buông tuồng, xem thường bạn đọc… làm cho công chúng mất niềm tin vào báo chí. Nói thế để thấy tính 2 mặt của tự chủ tài chính đối với cơ quan báo chí.
+ Báo Gia Lai đã, đang thực hiện bài toán kinh tế báo chí ra sao: Tự lực cánh sinh hay vẫn thụ động sống dựa vào “bầu sữa” ngân sách địa phương?
- Báo Gia Lai hiện có 62 cán bộ công nhân viên (Thời cao điểm 5 năm trước có 75 người) để thực hiện 12 trang báo mỗi ngày và Báo Gia Lai điện tử, báo ảnh 3 thứ tiếng bản địa mỗi tuần. Tuy nhiên, biên chế Nhà nước chỉ cho báo 37 người. 25 người còn lại báo phải tự tìm nguồn thu để nuôi. Nếu nói 25 con người này báo tự chủ cũng được, nếu nói đơn vị sự nghiệp công lập mọi tài sản, nguồn thu đều của Nhà nước, bám vào Nhà nước có lẽ cũng đúng.
+ Tự chủ tài chính báo chí là bài toán rất khó nhưng trên thực tế tồn tại thì khó mấy cũng cần phải có lời giải. Vậy, Báo Gia Lai đã, đang giải bài toán hóc búa này như thế nào?
- Trong quy hoạch báo chí đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai sẽ tăng dần mức độ tự chủ tài chính theo lộ trình hằng năm. Trong điều kiện hiện nay, nguồn thu của Báo Gia Lai chủ yếu dựa vào quảng cáo, còn phát hành thì lỗ do chi phí in ấn và công tác phát hành cao hơn cả giá bán ra. Tuy nhiên, Ban Biên tập Báo xác định xu thế tự chủ tài chính đối với cơ quan báo chí cả nước là tất yếu nên cần chủ động thực hiện. Ngoài nguồn thu từ quảng cáo, phải tính đến các chuyên trang, chuyên mục, tài trợ… Tuy nhiên, đối với các báo tỉnh, ngân sách vẫn là nguồn chính nuôi dưỡng tờ báo. Không có ngân sách, để các báo tự lo chắc chắn hệ lụy khó lường. Khi đó nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ bị các mục tiêu tồn vong khác lấn át.
+ Để giữ vững sự tồn tại của mình trong bối cảnh hiện nay, kế hoạch tự chủ tài chính của Báo Gia Lai ra sao? Tự chủ hoàn toàn hay tự chủ một phần?
- Báo Gia Lai xác định chỉ tự chủ một phần. Tương lai nếu thực hiện cơ chế “đặt hàng”, Tổng Biên tập sẽ chủ động, năng động hơn trong thực hiện nhiệm vụ.
+ Cơ quan báo chí sẽ vận hành thế nào để cân bằng việc “kiến tạo doanh thu” và trách nhiệm với “thông tin chính xác, kịp thời và khách quan”?
- Hiện nay nguồn thu từ hoạt động ngoài ngân sách hằng năm của báo rất nhỏ, chỉ hơn 6 tỷ đồng/năm chưa kể chi phí. Khoản thu này hạch toán, chịu thuế như doanh nghiệp. Báo xác định thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của mình, từ đó nâng cao uy tín để bạn đọc tin tưởng quảng bá sản phẩm. Với lượng phát hành hơn 10.000 tờ/ngày và lượng truy cập cao trên báo điện tử là cơ sở để “kiến tạo doanh thu từ độc giả”.
+ Thu phí truy cập báo điện tử, phát hành, quảng cáo, xuất bản ấn phẩm, tổ chức sự kiện, hợp tác với mạng xã hội sản xuất video clip, làm streaming giao lưu trực tuyến… là những hình thức có thể tạo được nguồn thu cho báo. Vậy hiện ở Báo Gia Lai nguồn thu chính là từ hình thức nào? Và sắp tới sẽ tối ưu hóa nguồn thu từ hình thức nào?
- Nguồn thu chính của Báo Gia Lai ngoài ngân sách như đã nói là từ quảng cáo. Do bị hạn chế về nguồn nhân lực nên các nguồn thu thông qua Báo điện tử Gia Lai còn thấp. Hiện Ban Biên tập đang xây dựng dự án phát triển báo điện tử, chủ yếu đầu tư hạ tầng và nhân lực. Sau đó mới tính đến nguồn thu từ các hoạt động liên quan đến báo điện tử.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.