Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng - một thời xếp bút nghiên lên đường tranh đấu!

Thứ năm, 14/02/2019 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nước mát từ nguồn thời đại Hồ Chí Minh đã và đang sản sinh đội ngũ đông đảo những người làm báo vừa hồng vừa chuyên. Từ buổi bình minh cách mạng đã xuất hiện những nhà báo – chiến sĩ như Xuân Thủy, Hoàng Tùng, Nguyễn Văn Nguyễn, Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Quý Kỳ, Trần Đăng, Thôi Hữu, Dương Tử Giang…

Với cá nhân người viết bài này, nhà báo, nhà cách mạng, nhà văn hóa Huỳnh Văn Tiểng vừa là bậc cha chú, vừa là Thủ trưởng kính mến trong những năm tháng ông là Phó Tổng biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam (1954- 1975), là hội viên nhà báo khi ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ngay sau hòa bình lập lại năm 1954…

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng, tên thật là Huỳnh Minh Siêng, chào đời năm 1920 ngày 10 tháng 10 của thế kỷ trước tại làng Tân Phú Trung vùng địa đạo Củ Chi nổi tiếng cả hai thời kỳ cháy bỏng khát vọng độc lập tự do. Đó là phong trào cách mạng của giới trẻ Nam Kỳ trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, sau là đất và người Củ Chi anh hùng được cả thế giới biết đến về một chiến trường ngay dưới lòng đất kiên trinh mang tên địa đạo Củ Chi máu lửa bậc nhất thời kháng Mỹ.

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng (ảnh tư liệu).

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng (ảnh tư liệu).

Còn nhớ, tháng chạp mùa đông năm 1972 đúng lúc Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, vào một tối trực đêm tại tầng 2 trụ sở 58 Quán Sứ, Hà Nội, Thủ trưởng họ Huỳnh kể cho tôi hai câu chuyện lý thú thời tuổi trẻ của ông và thời làm báo trên làn sóng điện kháng chiến. Với giọng miền Nam ấm, ngọt như thể rót mật vào tai, ông thủ thỉ: Trước Thu cách mạng năm bốn lăm là thời kỳ dân ta còn dưới chế độ áp bức hà khắc của đế quốc, phong kiến, tôi (Huỳnh Văn Tiểng) và các bạn chí cốt Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê… ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu” cùng khát vọng độc lập tự do có sáng kiến dùng thơ ca, nhạc kịch… làm vũ khí văn hóa đấu tranh cứu dân, cứu nước. Chúng tôi lập ra nhóm “Hoa Mai Vàng” tức “Huỳnh Mai Lưu” (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước). Năm 1941 cả nhóm Hoa Mai Vàng ra Thủ đô “dùi mài kinh sử”. Tại đây, nhóm trình làng một loạt bài hát ắp đầy khí phách tuổi trẻ và ý chí cách mạng như các bài: Tiếng gọi sinh viên, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng…

Năm 1944, ấy là lúc hình thành chiến khu của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn, gọi tắt là chiến khu Cao - Bắc - Lạng; cùng thời điểm Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại rừng Trần Hưng Đạo. Nhận thấy thời cơ cách mạng  như luồng gió mới sắp tràn về đất nước mang hình chữ S, bộ ba Huỳnh - Mai - Lưu lập tức có bài hát “Lên đàng”: “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng kiếm nguồn tươi sáng, ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông”…

Theo tiếng gọi của trái tim, của tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết cả nhóm sinh viên tạm rời xa Hà Nội, chạy như bay ra ga Hàng Cỏ đáp tàu lửa về ngay Sài Gòn - Chợ lớn để khởi đầu những ngày mới như lời bài hát “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, xếp bút nghiên coi thường công danh như phù vân”…

Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, đâu chỉ là câu chữ của những thanh niên yêu nước, đó còn là ý chí và niềm tin ở ngày mai chiến thắng. Bởi thế nhóm Hoa Mai Vàng lại có thêm sáng tác mới - bài hát “Xin gửi lời nguyền và khúc khải hoàn”. Tức tối trước phong trào đấu tranh nhân dân, của học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn, nhóm Huỳnh Mai Lưu bị bọn cai trị thời đó bắt, tra tấn nhục hình. Ra tù, cả nhóm hồ hởi bắt tay chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Huỳnh Văn Tiểng được Tổ chức phân công Ủy viên Ban Khởi nghĩa Sài Gòn.

Nhóm

Nhóm "Hoa Mai Vàng" gồm các ông Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng (từ trái qua phải).

Huỳnh Văn Tiểng, người thanh niên trí thức yêu nước hình như sau xếp bút nghiên lên đường tranh đấu là thời kỳ chỉ có “Lên đàng và lên đàng”. Bước vào cuộc chiến 9 năm trường kỳ, ở tuổi 25 Huỳnh Văn Tiểng nhận chức Phó Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi ra chiến khu làm nghề báo, trở thành nhà báo lớn, nhà văn hóa, nhà cách mạng cho tới khi kết thúc cuộc đời với triết lý đơn giản nhưng rất đỗi tự hào trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là “Lên đàng, lên đàng và chỉ có lên đàng”, “tranh đấu và tranh đấu”!

Bài hát Tiếng gọi sinh viên với lời mở đầu: “Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối”. Phải chăng điệp khúc 3 chữ đi như ngọn lửa cháy bỏng khơi dậy trong sâu thẳm trái tim người con trai nặng tình yêu nước, thương dân đưa nhà báo họ Huỳnh lần lượt gánh vác trọng trách lớn từ Phó Giám đốc Đài Tiếng nói Nam Bộ (1948, trụ sở tại Quảng Ngãi) đến Đài Tiếng nói Đồng Tháp Mười, Đài Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn. Tập kết ra Bắc, Huỳnh Văn Tiểng giữ cương vị Phó Tổng biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam với tên gọi thân mật Anh Tư Tiểng. Ông còn là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Năm1971, ông Tư Tiểng chuyển từ báo nói sang báo hình với tư cách là người đứng đầu nghệ thuật nghe nhìn - Đài Truyền hình Việt Nam. Cuối tháng 4/1975, vị Giám đốc truyền hình dẫn đầu đoàn cán bộ, phóng viên thần tốc vào tiếp quản Đài Truyền hình Sài Gòn. Như một tia chớp, tối ngày 1/5/1975, nghĩa là chưa đầy một ngày sau đại thắng 30/4, Đài Truyền hình Giải phóng phát sóng trong ngỡ ngàng của người dân Sài thành. Bài hát nổi tiếng “Giải phóng miền Nam” cùng nhiều bài hát của nhóm Hoàng Mai Lưu ra đời trước đó đều do Huỳnh Văn Tiểng viết lời, Lưu Hữu Phước viết nhạc nhưng mang tên Huỳnh Minh Siêng.

19 năm trước, ngày 7/9/2000 từ phương Nam ông Tư Tiểng ra Hà Nội dự kỷ niệm 30 năm lần đầu phát sóng truyền hình ông phải có người dìu mới đến được nơi khai hội. Quà của ông Tư tặng tôi là một tập thơ mà theo lời ông là ký sự cuộc đời theo cách mạng, theo nghề báo. Bài thơ “Giở lại bút nghiên” như bản tổng kết đời và nghề:

“Đã nửa thế kỷ xếp bút nghiên

Lên đường cứu nước lắm truân chuyên

Càng đi càng thấy mình còn dốt

Làm sao trả hết nợ truân chuyên

Cuộc sống chứa bao bài học quý

Trong dân không thiếu những thầy hiền

Bước vào thế kỷ XX, quyết tâm giở lại bút cùng nghiên”. 

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng là con người yêu đời, lạc quan cách mạng, bởi thế khi sắp tuổi bát thập (80) ông có thơ:

“Bảy mươi chín tuổi lại mừng xuân

Bước đi khập khiễng suýt bò lăn

Vệ sinh, ăn uống nhờ người giúp

Tay chân lóng ngóng bực vô ngần.

Nhớ thuở băng rừng và lội suối

Núi cao sông rộng chẳng hề run

Còn Đảng, còn Dân còn gắng sức

Quyết giữ tâm hồn rạng ánh xuân”.

Theo Kế hoạch đã được phê duyệt, trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc 2019 (từ 15 đến 17/3/2019), sẽ diễn ra Tọa đàm “Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam”. Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng (1920-2009) là một cán bộ lão thành cách mạng, người con ưu tú của quê hương Nam bộ, nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân; là đại biểu QH từ Khóa I (1946) đến Khóa V (1976), Phó Chủ tịch UB kháng chiến Nam Bộ, Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc TP. Hồ Chí Minh (1983). Ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong hơn 20 năm (Khóa II – 1959-1962, Khóa III-1962-1983).

Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo