Nhà báo Mai Chí Vũ và những kỷ niệm tác nghiệp trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn

Thứ tư, 17/02/2021 12:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều lần hẹn mà chưa gặp được do lịch công tác, cuối cùng một chiều cận Tết nguyên đán Tân Sửu, chúng tôi đã có cơ hội trao đổi với nhà báo Mai Chí Vũ – cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hội Nhà Báo Việt Nam, người đã có nhiều năm in dấu chân khắp các nẻo đường Tây Nguyên.

Nhà báo Mai Chí Vũ xuất phát từ cán bộ phóng viên cơ sở, với tinh thần yêu nghề, bám chắc địa bàn. Anh đã có nhiều tác phẩm hấp dẫn về đề tài đồng bào dân tộc miền núi Tây Nguyên, đã có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao. Theo anh “khi đi tác nghiệp, đề tài ở quanh ta, chỉ có điều chúng ta phát hiện như thế nào, ở thời điểm nào và khai thác như thế nào thôi”.

“Đánh thức” những mảnh đời bất hạnh

Anh nhớ lại, năm 2003 trong lần đi cùng đoàn công tác của huyện Krông Pa - Gia Lai, về xã Krông Năng một xã đặc biệt khó khăn để tặng quà tết. Trên đường đi anh tình cờ gặp một cậu bé người đen, gày bò lết đi trên đường làng đầy bụi và nắng. Thấy lạ về một cậu bé tật nguyền, không chân, không tay nhưng có thể bò di chuyển rất nhanh trên đường làng.

Sau khi tác nghiệp xong chương trình tặng quà, anh hỏi thông tin những người dân trong làng mới biết đây bé là Nay Đroeng sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông có 7 người con, trong đó có hai người con bị dị tật. Bé Nay Đroeng bị dị tật từ khi mới sinh ra, cả hai chân đều không có bàn chân, chỉ còn một nửa cẳng chân. Đôi tay cũng không có bàn tay. Cậu bé đã bị chôn sống theo phong tục của làng nhưng nhờ sự dũng cảm của người mẹ chịu phạt với làng và cứu sống cậu bé.

Nhà báo Mai Chí Vũ và những lần tác nghiệp tại Tây Nguyên. Ảnh: NVCC

Nhà báo Mai Chí Vũ và những lần tác nghiệp tại Tây Nguyên. Ảnh: NVCC

Được tiếp xúc với Đroeng, anh nhận thấy đây là nhân vật khá hay để khai thác, đó là tính tự lập, có nghị lực sống phi thường và tinh thần hiếu học. Thấy bạn bè đi học, em cũng xin và được bố mẹ đồng ý rồi tự em tập viết chữ, ban đầu cầm luyện cầm bút em viết được những nét chữ nghệch ngoạc, dần dà thành những con chữ tròn trịa.

Sau khi làm phóng sự về nhân vật này, tác phẩm “Nay Đroeng quăng người đi học” dự thi trên Báo Lao Động đã có tác động mạnh mẽ đến dư luận. Qua phóng sự em nhận được nhiều lời động viên của mọi người, em càng nhận thức được việc học lên nữa là hoàn toàn đúng, trước đó em chỉ ước biết đọc biết viết sau đó về ở nhà.

Thấy tinh thần hiếu học của em, nhiều em học sinh đồng bào dân tộc ở địa phương cũng tích cực đi học, không bỏ học giữa chừng, coi Nay Đroeng là tấm gương sáng. Là gia đình tham gia cách mạng, bị nhiễm chất độc da cam, nhưng chưa được chú ý đến, phóng sự được đăng tải đã giúp gia đình Nay Đroeng và hàng nghìn người dân khác ở tỉnh được xem xét để được hưởng chế độ chất độ da cam. Các cấp chính quyền rà soát lại những gia đình bị nhiễm, để đảm bảo quyền lợi theo đúng quy định.

Kể về những ngày tháng tác nghiệp ở xã Krông Năng, huyện Krông Pa, anh Mai Vũ nhớ lại, để khai thác thông tin về nhân vật Nay Đroeng điều rất khó khăn nhất là việc tiếp cận nhân vật để ghi hình. Từ trung tâm huyện Krông Pa đi xuống xã khoảng hơn 20km, hồi đó đi qua nhiều khe suối và phải qua đò qua sông mới tới được. Nay Đroeng chỉ học lớp 2 người nhỏ thó, cứ nhìn thấy máy quay là sợ chạy, anh mất nhiều thời gian để xin phép gia đình và thầy giáo em để được quay lại hình ảnh.

Nay Đroeng - cậu bé tật nguyền vượt qua nỗi đau da cam. Ảnh: NVCC

Nay Đroeng - cậu bé tật nguyền vượt qua nỗi đau da cam. Ảnh: NVCC

Dù có biết tiếng Jrai nhưng riêng đối với bé Nay Đroeng anh phải dành nhiều thời gian hơn. Phải ăn ở, ngủ lại nhiều ngày với gia đình từ đó dễ dàng tiếp cận. Qua đó anh biết thêm về những ước mơ của em Nay Đroeng, biết được nguyện vọng của em là có chiếc xe lăn hay đôi chân giả để di chuyển tới trường, có đủ sách vở, đồ dùng học tập, được chơi các trò chơi như các bạn trong lớp.

Nhờ sự đầu tư công phu tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình “Nay Đroeng đi tìm chữ” đã được giải nhất liên hoan Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai, sau đó Đài tỉnh đã chọn tác phẩm này trau chuốt lại để đi dự liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2005 tại Khánh Hòa. Tác phẩm đạt giải Bạc thể loại phóng sự ngắn Truyền hình. Hội đồng giám khảo đánh giá cao về tính đầu tư công phu, hình ảnh chân thật, sức lan tỏa và tính nhân văn của nội dung đề tài.

Nay Đroeng giờ đây đã khôn lớn thành người có ích cho gia đình và xã hội, sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng về công nghệ thông tin em tìm được một công việc tốt ở thành phố. Hơn 17 năm đã trôi qua nhưng nhân vật Nay Đroeng vẫn là đề tài để nhiều nhà báo nhắc lại như là câu chuyện của nghị lực và tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn. Em đang viết nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống, để truyền tiếp năng lượng hiếu học cho cộng đồng.

Đam mê là chưa đủ người làm báo phải dũng cảm và có năng khiếu

Không chỉ đi sâu vào những đề tài về cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc, nghề báo đối với nhà báo Mai Vũ là được đi, được khám phá và trải nhiệm những đề tài khó, khổ, đầu tư nhiều thời gian công sức. Như năm 2010, anh cùng đồng nghiệp báo Vnexpress trong một chuyến đi tác nghiệp miền núi, khi về anh đã triển khai đề tài về hàng trăm hộ dân ở xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, vượt sông Pô Kô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép ròng rọc mỏng manh như diễn xiếc để mưu sinh.

Anh Mai Vũ trong lần vượt sông Pô Kô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép. Ảnh: NVCC

Anh Mai Vũ trong lần vượt sông Pô Kô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép. Ảnh: NVCC

Trong số người phải di chuyển bằng cách này, phần lớn là các em học sinh hằng ngày ít nhất hai buổi đến trường. Sau khi đăng tải các bài báo và Clip “Làng đu dây qua sông Pô Cô” của anh và đồng nghiệp (nhà báo Phạm Hiếu, hiện nay là Tổng biên tập báo Vnxpress) đã kêu gọi được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài nước, cây cầu bắc qua sông Pôkô đã được khởi công xây dựng sau đó.

Hay đề tài về bảo vệ rừng, anh đã có những chuyến đi để làm phóng sự điều tra, nhiều phóng sự được đầu tư kỳ công ở thể loại ký sự. Trong đó có những tác phẩm về phá rừng để sấy thuốc lá, gồm “Thuốc lá đốt rừng” hay “Uar, Mung, Nung…ký sự"…. Mỗi chuyến đi “rừng” đó anh đều đối mặt với hiểm nguy, đã từng bị các đối tượng lao xe máy vào người, dọa đập máy quay khi đang tác nghiệp. Từng bị cầm dao, đuổi đe dọa trong rừng sâu. May mắn là những lần đó anh đều nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ đồng nghiệp, bạn bè và cả lực lượng an ninh địa phương.

Hay có lần trên đường đi tác nghiệp về, trời quang mây tạnh nhưng thấy tiếng nước lũ ầm ầm, anh nhìn xuống suối thấy lũ cuộn cuồn hung dữ muốn cuốn trôi đi tất cả những thứ cản đường nó. Chợt thấy một cậu bé đen nhẻm đứng trên mỏm đá kêu cứu, anh hô hào mọi người cứu cậu bé…, may mắn mọi người cũng đưa được cậu bé vào bờ. Anh hỏi ra mới biết em tên thật là Dũng nhà nghèo phải đi chăn bò thuê, sau đó phóng sự “Cứu người trong lũ” phát sóng và đạt giải liên hoan Phát thanh Truyền hình Gia Lai. Phóng sự có giá trị tuyên truyền cao, cảnh báo người dân về tình trạng lũ ống lũ quét trên các dòng suối ở địa bàn Tây Nguyên…

Nhà báo Mai Chí Vũ trong lần nhận Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV năm 2019. Ảnh: NVCC

Nhà báo Mai Chí Vũ trong lần nhận Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV năm 2019. Ảnh: NVCC

Đi nhiều, viết nhiều nhà báo Mai Chí Vũ luôn quan niệm “Điều đầu tiên của một phóng viên là phải dũng cảm, đam mê, có đam mê sẽ giúp cho mọi người vượt qua được những khó khăn, nhưng có đam mê rồi người làm báo phải có năng khiếu. Năng khiếu ở đây là sự nhạy bén với thời cuộc về chính trị, cách phát hiện đề tài, biết sử dụng tất cả các phương tiện tác nghiệp liên quan đến làm nghề, làm báo đa phương tiện, mỗi một loại hình báo chí sẽ bổ sung hỗ trợ cho nhau”.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề báo là gần ấy thời gian anh gắn bó với đồng bào dân tộc tỉnh Gia Lai, với những thân phận mảnh đời và cả những tấm gương về sự quyết tâm vượt khó. Mỗi chuyến đi tạo ra thách thức không nhỏ, nhưng chính trong những khó khăn đó anh đều tìm kiếm được những đề tài hay, những thông tin hấp dẫn bạn đọc.

Anh luôn quan niệm mỗi chuyến đi là những chuyến "đào vàng", đến được vùng đất đó là cố gắng khai thác thông tin thật nhiều. Tranh thủ dùng mọi thể loại báo chí khác nhau, từ truyền hình, báo mạng, báo phát thanh để tạo ra những tác phẩm báo chí sống động mang hơi thở cuộc sống. Mặc dù đã chuyển sang làm công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam thuộc TW Hội Nhà báo Việt Nam, nhưng anh vẫn đau đáu về mảnh đất con người Tây Nguyên hùng vỹ, anh quan niệm “dù ở thể loại báo chí gì, tất cả đều có điểm chung là tình cảm anh dành cho những người dân bản địa chất phác thật thà ở nơi ấy”.

Nguyên Phong

Tin khác

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo