Nhà báo Nguyễn Khuê: Sức ép bình đẳng về bằng cấp đã tạo ra bất công về năng lực

Thứ hai, 29/06/2020 06:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nạn đào tạo đại học “chui” đã và đang tạo ra sự bất công về năng lực, một số cán bộ địa phương năng lực, trình độ yếu kém vẫn ở vị trí quan trọng nhờ tấm bằng đại học sau khóa đào tạo “chui”, trong khi nhiều người có năng lực thực sự thì chưa hoặc không được bố trí công tác…

Nhà báo Nguyễn Khuê Báo Điện tử Nhân đạo và Đời sống trong một lần đi từ thiện.

Nhà báo Nguyễn Khuê Báo Điện tử Nhân đạo và Đời sống trong một lần đi từ thiện.

Đó là chia sẻ của Nhà báo Nguyễn Khuê, báo Điện tử Nhân đạo và Đời sống (nay là Tạp chí điện tử Nhân đạo và Đời sống), người vừa được trao Giải C – Giải báo chí quốc gia lần thứ XIV, năm 2019 với tác phẩm: “Đào tạo đại học “chui” và những thí sinh không mang số báo danh”.

Làm nghề báo luôn quả quyết, dám nghĩ dám làm

Nhà báo Nguyễn Khuê bắt đầu câu chuyện với tôi là những kỷ niệm về đề tài giáo dục mà anh thành công từ năm 2016. Đó là loạt điều tra "Đề án ngoại ngữ 2020 tại Thái Bình đang bị "phù phép" như thế nào?" mà anh được trao giải C - Giải báo chí Quốc gia lần thứ XI.

Chia sẻ về đề tài "Đào tạo đại học "chui" và những thí sinh không mang số báo danh", nhà báo Nguyễn Khuê cho rằng: "Trong thời kỳ “lạm phát” các trường đại học, rất nhiều trường Đại học hàng năm không tuyển sinh được sinh viên. Trong những năm gần đây, tranh thủ, nhu cầu chuẩn hóa bằng cấp cán bộ, công chức địa phương và giáo viên, một số trường Đại học đã tổ chức tuyển sinh tại chỗ, đào tạo tại chỗ cho học viên. Hình thức đào tạo này vừa giúp các trường có được lượng sinh viên để hoạt động, vừa giúp người học thuận lợi trong quá trình vừa học vừa tham gia công tác tại cơ quan. Tuy nhiên, mô hình đào tạo này đã để lại không ít hệ lụy.

Để hoạt động đào tạo đại học theo mô hình này thì các trường Đại học đã ngầm liên kết với các đơn vị không có chức năng, vừa tận dụng nguồn lực tại chỗ, vừa bố trí được cơ sở vật chất đào tạo với chi phí rẻ mạt. Cụ thể trong đề tài “Đào tạo đại học “chui” và những thí sinh không mang số báo danh”, phản ánh một số trường Đại học dã tổ chưc đào tạo liên kết với Trung tâm GDNN-GDTX Tiền Hải (Thái Bình). Tuy nhiên, Trung tâm GDNN-GDTX Tiền Hải là đơn vị không có chức năng liên kết đào tạo trình độ đại học, nên rõ ràng hoạt động liên kết đào tạo này là hoạt động đào tạo “chui” và đó cũng là ý tưởng khiến anh thực hiện đề tài, nhà báo Nguyễn Khuê nhớ lại.

Hình ảnh lớp đào tạo đại học chui tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Hình ảnh lớp đào tạo đại học chui tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

“Để thực hiện được đề tài này, tôi đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của nhiều cộng sự và đồng nghiệp của mình. Gần chục cộng sự đã bám lớp trong nhiều tháng trời, thậm chí có những cộng sự còn thâm nhập được cả vào phòng thi, mới thấy sự dễ dãi trong đào tạo đại học “chui” như thế nào? Nhà báo Nguyễn Khuê cho biết.

Chia sẻ với phóng viên Nhà báo và Công luận về hành trình tác nghiệp cũng như diễn biến triển khai đề tài “Đào tạo đại học “chui” và những thí sinh không mang số báo danh”, Nhà báo Nguyễn Khuê bộc lộ: “Lường trước được tình huống các đơn vị liên quan sẽ phủ nhận lớp học “chui” đang diễn ra, mặc dù ghi nhận đầy đủ được diễn biến hoạt động của các lớp học, nhưng tôi chưa vội vàng phản ánh. Anh lặn lội đến các đơn vị có học viên tham gia lớp học, cố gắng tìm lại chứng cứ là những bản thông báo tuyển sinh của Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tiền Hải, là đơn vị liên kết đào tạo với các trường đại học khi họ không có chức năng.

“Bởi vậy, quá trình làm việc với các cơ quan liên quan đến các lớp đào tạo đại học “chui” này, lãnh đạo Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Tiền Hải, tỉnh Thái Bình luôn phủ nhận hoạt động liên kết đào tạo “chui” tại Trung tâm. Khi một lọat bài được đăng tải với những bằng chứng không thể chối cãi, thì lãnh đạo Trung tâm lại tìm mọi cách để nhờ vả, xin cá nhân anh và BBT dừng triển khai đề tài…”, nhà báo Nguyễn Khuê nói.

Trong khi có đơn vị liên quan chuyển đến anh một thông điệp rằng: Cho họ xin cái “giá” để xin được dừng đăng bài; Thậm chí có người mang cả hợp đồng truyền thông của Đại học Kinh doanh và công nghệ đến cơ quan anh… Thế nhưng, để thông tin phản ánh được bạn đọc đón nhận, và các đơn vị liên quan phải “tâm phục khẩu phục” sau khi bài báo được đăng, Nhà báo Nguyễn Khuê cho rằng: Làm điều tra cần phải thu thập chứng cứ một cách triệt để, tỉ mỉ, hết sức bình tĩnh và không được nóng vội. Ở đề tài “Đào tạo đại học “chui” và những thí sinh không mang số báo danh”, mặc dù bị rất nhiều sức ép về quan hệ và sự cám dỗ về lợi ích cá nhân. Nhưng tranh thủ sự ủng hộ của BBT, nhà báo Nguyễn Khuê đã cứng rắn vượt qua tất cả để có thể đi đến thành công một đề tài điều tra nhạy cảm.

Diễn biến câu chuyện dần đi đến hồi kết

Sau khi kỳ 2 của loạt bài được đăng tải thì Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Sở Giáo dục đào tạo Thái Bình đã vào cuộc, yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo, giải trình nội dung báo nêu. Như vậy, nếu không có sự vào cuộc của báo chí thì rõ ràng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa biết được sự xuất hiện của mô hình đào tạo đại học “chui” của một số trường đại học.

Và đến Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình cũng không nắm bắt được hoạt động liên kết đào tạo sai chức năng của đơn vị mình quản lý. Như vậy, báo chí đã thể hiện rõ vai trò là kênh thông tin quan trọng, giúp các cơ quan quản lý nắm bắt được những thông tin phản ánh ở cơ sở mà bấy lâu nay họ chưa từng nắm bắt được, Nguyễn Khuê chia sẻ.

Xét về khía cạnh nhân văn, nhà báo Nguyễn Khuê chia sẻ: “Tôi muốn nhấn mạnh  ở đây là sự tự trọng không chỉ của ngành giáo dục, mà ngay cả người học. Những cán bộ công chức địa phương hay cả đội ngũ giáo viên, khi họ chưa được đào tạo đầy đủ, nay muốn có tấm bằng Đại học để “giữ chỗ” trong công việc, hoặc tăng lương, thăng hạng… họ tham gia vào các lớp học “chui” như vậy thì có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu về bằng cấp và công việc, nhưng họ đã bán rẻ lòng tự trọng của bản thân.

“Nếu để tình trạng đào tạo đại học “chui” tồn tại, không chỉ làm mất giá trị nhân văn tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, mà còn có nguy có làm đất nước tụt hậu do tồn tại những cán bộ lãnh đạo có đủ bằng cấp nhưng thiếu năng lực”, Nhà báo Nguyễn Khuê bày tỏ quan điểm của mình.

Vì thế, không chỉ riêng đề tài này, mà ở các đề tài khác, Nguyễn Khuê luôn cố gắng cố gắng để tìm kiếm và cập nhật những thông tin đắt giá nhất đem đến cho độc giả. Trong cuộc trò chuyện với Nhà báo Nguyễn Khuê, cũng như đọc nhiều tác phẩm báo chí của anh, tôi thấy dường như Nguyễn Khuê bước vào nghề báo mang theo duyên phận của một nhà báo điều tra. Anh mỉm cười chia sẻ: Làm báo điều tra không chỉ để lên án những vấn đề tiêu cực quanh ta, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, mà người cầm bút cần phải hướng bạn đọc tới một giá trị nhân văn trong đề tài mình điều tra, phản ánh.

Trở lại với Tác phẩm “Đào tạo đại học “chui” và những thí sinh không mang số báo danh”, cá nhân anh và đồng nghiệp đã mất nhiều thời gian bám sát địa bàn, bám lớp nhiều tháng trời. Ngoài ra, anh cho biết “Nếu không có sự ủng hộ của đồng chí Tổng Biên tập cho anh toàn quyền quyết định đề tài anh đang triển khai, chắc anh không thể có được tác phẩm ưng ý để dự thi Giải Báo chí Quốc gia năm nay”. Điều đó nói lên rằng, sự thành công của người làm báo điều tra cần hội tụ nhiều yếu tố quan trọng, năng lực cá nhân thôi chưa đủ, mà cần có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, sự ủng hộ của BBT cơ quan báo…

Đình Trung

Tin khác

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo
Quỹ từ thiện 'Ước mơ xanh' - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

Quỹ từ thiện "Ước mơ xanh" - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Trần Lan Anh - Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao quà cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều và Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.

Nghề báo