(NB&CL) Đó là nhấn mạnh của nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận xung quanh vấn đề tự chủ tài chính, phát triển nguồn thu của báo chí trong bối cảnh hiện nay.
Xuyên suốt cuộc trò chuyện, ông luôn đặc biệt lưu ý rằng, tự chủ tài chính với báo chí cần phải có lời giải cấp bách.
Muốn tự chủ tài chính trước tiên cần khẳng định thương hiệu tờ báo
+ Được biết, năm 2019 Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tự chủ hoàn toàn. Trong bối cảnh này, tờ báo đã xây dựng và kịch bản cho chiến lược này như thế nào, thưa Tổng Biên tập?
- Đến hết năm 2020, TP. Hà Nội chỉ còn 5 cơ quan báo in trong đó có Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy và Thường trực Thành đoàn Hà Nội, từ năm 2018, Báo Tuổi trẻ Thủ đô thực hiện tự chủ một phần và năm 2019 bắt đầu tự chủ hoàn toàn. Trước đó, nắm bắt xu thế phát triển của báo chí, ngay từ năm 2017, Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã xây dựng chiến lược và đề ra những kịch bản để đáp ứng yêu cầu tự chủ và đưa tờ báo ngày càng phát triển. Ban biên tập Báo luôn xác định tờ báo như một “doanh nghiệp nhỏ đặc thù”, phải bươn chải và cân đối thu chi hợp lý trong từng thời điểm; minh bạch, cụ thể trong vấn đề tài chính.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tập trung vào tăng doanh thu, chúng tôi vẫn chú trọng thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của báo chí để không bị thương mại hóa. Chúng tôi luôn chỉ đạo phóng viên, biên tập viên xử lý thông tin trung thực khách quan, đúng bản chất sự thật nhưng phải hấp dẫn, thu hút độc giả; tăng cường góp ý, phản biện trên tinh thần xây dựng, đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng lúc, đúng chỗ và tuyệt đối tuân thủ pháp luật; kiên quyết loại bỏ tình trạng đưa thông tin sai, giật gân, câu khách, kích động…
Trên thực tế các cơ quan báo chí tự chủ về kinh tế đang là vấn đề nóng và cũng là vấn đề tất yếu của hệ thống báo chí nước ta hiện nay. Bởi lẽ tự chủ hoàn toàn, tự chủ một phần hay ngân sách nhà nước bao cấp phản ánh trình độ phát triển của tờ báo, phản ánh sự năng động và uy tín, hiệu lực, hiệu quả, mức độ ảnh hưởng của tờ báo. Đặc biệt, tôi nghĩ rằng, một tờ báo muốn phát triển bền vững, muốn tự chủ tài chính trước tiên cần khẳng định thương hiệu của tờ báo trên thị trường nhằm thu hút được công chúng mục tiêu và công chúng nói chung sau đó mới đến khâu phát hành, quảng cáo, sự kiện... đem lại nguồn thu giúp tự chủ tài chính.
Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô tiếp Đoàn báo chí Thái Lan năm 2019.
+ Thực sự bài toán tự chủ báo chí là bài toán rất khó nhưng thực tế báo chí hiện nay cho thấy, khó mấy, cũng phải có lời giải. Vậy, ông đã, đang giải bài toán hóc búa này bằng cách nào?
- Đúng là như vậy. Ban biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô thường xuyên chỉ đạo cán bộ, phóng viên, biên tập viên bám sát định hướng, tôn chỉ, mục đích của tờ báo, các vấn đề sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền; không ngừng đổi mới hình thức, nội dung trên các ấn phẩm để có thêm nhiều bạn đọc; xây dựng cơ quan báo chí đa phương tiện, có vai trò trong việc định hướng dư luận.
Ban biên tập báo cũng tập trung phát hành vào các cơ quan, đơn vị, khối doanh nghiệp có đông đoàn viên, hoặc phát hành bằng cách tất cả các cán bộ, phóng viên tận dụng và mở rộng các mối quan hệ đến các tỉnh thành, các huyện, thị để phát hành báo.
Như vậy báo sẽ vừa quảng bá được thương hiệu, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi luôn xác định muốn tăng nguồn thu từ quảng cáo, tuyên truyền một cách bền vững và tốt hơn nữa thì cần tăng lượng phát hành sản phẩm, trong đó nội dung chất lượng sản phẩm cũng phải tăng lên; Tập trung vào đối tượng công chúng mục tiêu, những nhóm đối tượng như: Khởi nghiệp trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên... Vì thế, Chi bộ, Ban biên tập báo đã tập trung chỉ đạo nâng cao nội dung trên báo in Tuổi trẻ Thủ đô (ra vào thứ hai, tư, sáu hằng tuần); Chuyên đề Thanh niên khởi nghiệp làm giàu (ra thứ sáu hằng tuần), hay phát triển ấn phẩm phụ Tuổi trẻ & Đời sống; Tiếp tục phát triển và ra thêm mới các ấn phẩm điện tử mới như Tuổi trẻ và Pháp luật, Khởi nghiệp trẻ. Khi sức lan tỏa của tờ báo đã rộng khắp sẽ thu hút những quảng cáo phù hợp với các cơ quan, doanh nghiệp...
Chúng tôi chú trọng đầu tư cho ứng dụng đọc báo trên thiết bị di động (app) và có một đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên chuyên sản xuất tin bài trên nền tảng di động. Trong đó, phần nội dung dành cho nền tảng di động có thể đầu tư hoàn toàn độc lập với báo giấy hay báo điện tử. Khi độc giả tham gia sử dụng ứng dụng cũng là cách để tòa soạn có thể áp dụng thu phí đọc báo của công chúng tạo nguồn thu cho chính cơ quan báo chí; chỉ đạo cán bộ, phóng viên, nhân viên… nghiên cứu áp dụng sử dụng mạng xã hội như một nền tảng chiến lược thực sự (thông qua việc hợp tác với Lotus, Facebook hoặc phối hợp với một bên thứ ba).
Để tăng nguồn thu cho cơ quan, Ban biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô xác định việc đồng hành cùng doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng. Đồng hành ở đây là phải có sự tương trợ lẫn nhau, mang lại hiệu quả cho cả hai phía. Muốn vậy, cán bộ, phóng viên của báo phải thực sự sâu sát cùng doanh nghiệp, trăn trở với những khó khăn của doanh nghiệp để cùng họ tìm ra lời giải cho bài toàn phát triển; cổ vũ động viên doanh nghiệp phát triển một cách minh bạch. Có như vậy, báo sẽ có những nguồn thu ổn định, bền vững…
Bên cạnh đó, chúng tôi đặc biệt coi trọng và chỉ đạo sát sao công tác đào tạo, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ được giao; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, biên tập viên, phóng viên, nhân viên…; có những giải pháp linh động về nhân sự, bố trí, tạo môi trường, điều kiện để cán bộ, phóng viên phát huy được thế mạnh, sở trường, đặc biệt khuyến khích cán bộ, phóng viên “đa năng” có thể thực hiện công việc ở nhiều lĩnh vực.
Việc tinh giản bộ máy, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tiết giảm chi phí không cần thiết. Chúng tôi đã thực hiện sắp xếp lại các phòng ban theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả; cấp giấy giới thiệu qua hệ thống CMS; áp dụng hóa đơn điện tử…
Báo chí rất cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía
+ Tôi cũng được biết, với tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, câu chuyện đa dạng nguồn thu không phải chỉ là chuyện của phát hành, quảng cáo. Sự tích cực, sáng tạo và linh hoạt đó như thế nào, thưa ông? Những sự kiện, chương trình này đã góp phần hỗ trợ như thế nào trong việc nâng cao uy tín thương hiệu của tờ báo?
- Ngoài việc nâng cao chất lượng nội dung, hình thức các ấn phẩm và tăng nguồn thu từ phát hành, quảng cáo, chúng tôi cũng rất chú trọng tới việc tổ chức các sự kiện, chương trình xã hội từ thiện. Trong những năm qua, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều sự kiện gây được tiếng vang lớn như: Giải Cầu lông học sinh, sinh viên thành phố Hà Nội tranh Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô; các đêm nhạc “Chia sẻ và Gắn kết” hướng đến thanh niên công nhân và sinh viên; chương trình từ thiện “Cùng em đến trường” hướng tới trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; quyên góp quỹ ủng hộ Trường Sa...
Ngoài ra chúng tôi cũng đang nghiên cứu để tăng nguồn thu từ thị trường bất động sản, khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí. Tất nhiên, chúng tôi sẽ thực hiện điều này trên cơ sở tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật.
Những sự kiện, chương trình nêu trên ngày càng giúp báo khẳng định được thương hiệu, qua đó góp phần tăng nguồn thu. Đơn cử như với Giải Cầu lông học sinh, sinh viên thành phố Hà Nội tranh Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô hiện đã trở thành giải đấu cấp thành phố, được tổ chức thường niên. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, đây là giải đấu uy tín và sức hút bậc nhất trong các giải cầu lông phong trào ở Việt Nam. Trên thực tế, số lượng vận động viên tham dự giải tăng lên đáng kể qua từng năm, từ chỗ chỉ có 300-400 trăm vận động viên dự giải, đến năm vừa qua đã tăng lên hơn 900 vận động viên. Nhờ có giải đấu này, Báo Tuổi trẻ Thủ đô được biết tới nhiều hơn, đặc biệt là đối tượng công chúng mục tiêu: Học sinh, sinh viên. Điều này, giúp báo nâng cao uy tín, thương hiệu và có thêm nhiều sự hợp tác để nâng cao nguồn thu.
+ Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng báo chí vẫn phải đứng trước bài toán của phát triển nguồn thu bền vững. Trước thực tế hiện nay, theo ông cần có những “bệ đỡ” trợ lực cho báo chí trong bối cảnh hiện nay như thế nào?
- Việc thực hiện “mục tiêu kép” không hề đơn giản bởi điều quan trọng là phải giải được bài toán “tăng nguồn thu nhưng không sa vào thương mại hóa”. Vì vậy, báo chí rất cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía. Sự hỗ trợ về cơ chế của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và cơ quan chủ quản là đặc biệt cần thiết. Miễn, giảm, giãn các khoản (như: thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, chi phí thuê hạ tầng công nghệ thông tin) sẽ giúp báo giảm chi và có thể có một phần lãi để tái đầu tư hợp lý. Báo chí không phải là doanh nghiệp nên không nên áp thuế như doanh nghiệp mà cần phải có ưu đãi. Chi phí thuê hạ tầng công nghệ thông tin cũng vậy.
Cơ chế “đặt hàng” cho cơ quan báo chí thực sự rất cần thiết. Sự hỗ trợ này vừa giúp báo có được những định hướng cụ thể về công tác tuyên truyền vừa giúp có nguồn thu ổn định. Tùy vào mỗi cơ quan báo chí, các cơ quan chức năng sẽ có đặt hàng cụ thể, phù hợp theo cơ chế “giao nhiệm vụ”.
Bên cạnh đó, xây dựng chính sách tài chính bền vững cho báo chí cũng là vấn đề cần được quan tâm và cần có sự vào cuộc của Chính phủ, các ngành chức năng. Việc xây dựng chính sách này cần phân ra cụ thể với từng loại hình cơ quan báo chí để phát huy hiệu quả tối đa…
(CLO) Lào Cai, dải đất biên cương hùng vĩ, không chỉ giữ vai trò "phên dậu" về mặt địa chính trị, mà còn là "mảnh đất vàng" trù phú đang vươn mình trỗi dậy. Nơi đây, "bản giao hưởng" phát triển đang được viết nên, hòa quyện giữa tiềm năng nội tại mạnh mẽ và khát vọng vươn tầm, tạo nên sức hút khó cưỡng trên bản đồ kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
(CLO) Châu Âu từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số, nhưng một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Âu, thậm chí còn rơi vào tình trạng khủng hoảng kép: tỷ lệ sinh thấp kết hợp với làn sóng di cư ồ ạt.
(CLO) Công ty TNHH TMD & XD Bảo Hưng vừa đăng tải thông tin cho gói thầu thuộc dự án "Chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh đã trồng trên đường Võ Chí Công, đoạn từ Km6+400 - Km42+880", do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.
(CLO) Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội với hàng ngàn lượt xe di chuyển mỗi ngày. Đặc biệt thường xuyên ùn tắc vào dịp nghỉ lễ, Tết nên tuyến đường đang được nghiên cứu đầu tư mở rộng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa vừa đăng tải biên bản mở thầu gói thầu xây lắp số 8, thuộc dự án "Đại Lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn từ phường Quảng Hưng đến hết địa phận phường Quảng Tâm".
(CLO) Giới chuyên gia cho rằng, nhịp chỉnh của thị trường chứng khoán tuần qua là cần thiết cho sóng tăng ở phía trước. Nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng trong chiều hướng mua và kiên nhẫn chờ đợi VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ mới mạnh tay giải ngân cho vị thế mua ròng.
(CLO) CTCP Coninco Công nghệ xây dựng và môi trường vừa đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu số 10, thuộc Dự án "Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338, đoạn từ nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng đến Quốc lộ 18".
(CLO) Vinafood II (VSF) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 tăng 20,3% dù đang phải gánh khoản lỗ lũy kế khổng lồ gần 2.800 tỷ đồng và tiếp tục không chia cổ tức năm thứ nhiều liên tiếp.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (31/3 - 2/4), không khí lạnh tăng cường tràn về liên tiếp khiến nền nhiệt tiếp tục ở mức thấp dưới 15 độ, kèm có lúc mưa nhỏ khiến cảm giác rét buốt tăng lên.
(CLO) Mặc dù lượt xem của 'Sự nghiệp chướng' tính tới chiều 30/3 vẫn rất cao với con số hơn 21 triệu song MV 'Bắc Bling' của Hòa Minzy bất ngờ trở lại vị trí dẫn đầu top trending trên YouTube.
(CLO) Những người có sức ảnh hưởng đang biến mạng xã hội thành những sân khấu phơi bày đời tư. Giới trẻ, thay vì thụ động theo dõi, đang tích cực tham gia vào những cuộc điều tra, phán xét mà không biết nhận thức và sức khỏe tinh thần đang bị bào mòn, trong khi các nền tảng mạng xã hội dường như 'vô can' trước làn sóng độc hại này.
(CLO) Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.
(CLO) Ngày 30/3, tại TP. Hải Phòng, chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' do báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra, mang theo những món quà thiết thực dành cho người dân vùng biển.
(CLO) Chiều 29/3, nằm trong chuỗi hoạt động Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), Ban tổ chức đã thực hiện Lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà nhân ái tặng cựu thanh niên xung phong (TNXP) và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(CLO) Ngày 29/3, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp với các nhà tài trợ trao học bổng cho học sinh khó khăn và bàn giao công trình bổ sung cho Trường THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
(CLO) Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội báo chí Quảng Trị” nhằm chào mừng 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
(CLO) Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng ứng dụng, dịch vụ và thông tin trên mạng Internet trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
(CLO) Ngày 29/3, tại Trung tâm Hội nghị Pytopia (TP Tuy Hòa), Báo Phú Yên đã long trọng tổ chức hội nghị Cộng tác viên - Bạn đọc năm 2024. Sự kiện nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên và bạn đọc, đồng thời chia sẻ những thành tựu và kế hoạch hoạt động của báo trong thời gian tới.
(CLO) Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?
(CLO) Chiều 28/3, Báo Nhân Dân đã tổ chức buổi tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?" nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (2/4). Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, y tế và tâm lý học, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.