(CLO) Sáng 1/11, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề: "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt", đúng vào dịp 100 năm ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 – 5/11/2024).
Tham dự tọa đàm có đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; nhà báo Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận VHNT Trung ương; nhà báo Phạm Mạnh Hùng- Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam…các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các đơn vị, địa phương.
Khẳng định bản lĩnh, tài năng, sự sáng tạo và trí thông minh, khéo léo của một người làm báo cách mạng
Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, nhà báo Lê Quốc Minh cho biết, sinh ra trong thời kỳ đất nước đầy biến động, khi tuổi đời còn rất trẻ, người thanh niên Lý Văn Sáu đã sớm bước vào con đường báo chí đầy gian nan, thử thách. Ông năng nổ tham gia các hoạt động tuyên truyền của đội Thanh niên Cứu quốc, được giao nhiệm vụ Trưởng Ty thông tin tỉnh Khánh Hòa, trở thành chủ bút báo Thắng (tiền thân của báo Khánh Hòa ngày nay). Ông vừa làm báo tiếng Việt, vừa làm báo tiếng Pháp, trước khi chuyển sang làm báo phát thanh tại Đài Tiếng nói miền Nam Liên khu V.
Được tôi luyện và trưởng thành trong môi trường sôi nổi của báo chí kháng chiến, Lý Văn Sáu đã nỗ lực vượt khó, kiên trì học tập chính trị, trau dồi chuyên môn, mài sắc ngọn bút để hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Năm 1954, tập kết ra miền Bắc và tiếp tục làm công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, tham gia phái đoàn thường trực của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Cuba, trở thành cố vấn, người phát ngôn của phái đoàn Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris, Lý Văn Sáu đã trở thành một cái tên vượt ra ngoài biên giới Việt Nam, vang lên tại nhiều diễn đàn và sự kiện quốc tế. Ở đó, ông đã thể hiện xuất sắc bản lĩnh, tài năng, sự sáng tạo và trí thông minh, khéo léo của một người làm báo cách mạng khi tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại.
Đất nước thống nhất, người tự nhận mình là “sống với báo, chết với báo” ấy đã tiếp tục có nhiều đóng góp cho lĩnh vực phát thanh - truyền hình, thông tấn, cho hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba.
Nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh: Dù ở vị trí, công việc nào, nhà báo Lý Văn Sáu cũng dành nhiều tâm huyết, hiến dâng trọn vẹn những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng, cho sự nghiệp báo chí cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Lý Văn Sáu đã minh chứng cho phẩm chất cao quý của một nhà báo cách mạng, một nhà báo chiến sĩ, sống và cầm bút vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Trưng bày chuyên đề và Tọa đàm khoa học về Nhà báo, Nhà ngoại giao Lý Văn Sáu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đóng góp, những di sản to lớn của các thế hệ đi trước để lại cho mai sau, đồng thời cũng là sự nhắc nhở, khơi gợi, khích lệ cho thế hệ trẻ hôm nay với niềm tự hào, nhân lên những khát vọng, những nỗ lực, vươn lên mạnh mẽ trong hành trình đổi mới và hội nhập".
Tại tọa đàm, nhà báo lão thành Hà Đăng chia sẻ, ông Lý Văn Sáu là nhà báo đầy nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. Nhà báo Hà Đăng nhớ lại, tại Hội nghị Paris, ông Lý Văn Sáu được làm cố vấn cho Đoàn đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị. Ông đã làm tốt vai trò là người phát ngôn của Đoàn đàm phán: Chính 5 năm hoạt động tại Hội nghị Pari đã làm cho Lý Văn Sáu nổi tiếng như một nhà báo tài năng, thông minh, nhạy bén, biết ứng phó một cách khôn khéo những tình huống gay cấn nhất.
"Là một trong những người phát ngôn của Đoàn, hàng tuần, sau mỗi phiên họp chính thức của Hội nghị, anh mở họp báo, trực tiếp thông báo tình hình Hội nghị và trả lời các nhà báo về bất cứ câu hỏi nào. Đó là kể những cuộc họp báo bất thường, những cuộc tiếp xúc như cơm bữa với nhà báo nước ngoài" - nhà báo Hà Đăng kể lại.
Nhà lãnh đạo tài ba và nhà báo xuất sắc
Nhà báo Lý Văn Sáu (1924 – 2012) là một trong những nhà báo thuộc lớp trí thức đã dành trọn những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng, cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và dựng xây đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông tham gia sáng lập Báo Thắng khi mới 22 tuổi (1946); góp phần gây dựng Đài Tiếng nói Nam Bộ và Đài Tiếng nói Miền Nam ngay từ thời kỳ đầu; trở thành người phát ngôn xuất sắc của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Paris (1968-1973).
Đất nước thống nhất, ông gắn bó với công tác quản lý báo chí, với hoạt động nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam, là một trong những lãnh đạo kỳ cựu của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và tiếp tục có nhiều đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao.
Chia sẻ tại tọa đàm, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng: Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu trước hết được biết đến là một cây viết có tên tuổi, ông là một nhà lãnh đạo quản lý có uy tín tài năng trên mặt trận báo chí, tuyên truyền những năm trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: Nhà báo Lý Văn Sáu được Đảng và nhà nước giao nhiệm vụ trên những cương vị trọng yếu của đất nước. Ông là Ủy viên, cố vấn Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, là người phát ngôn cho báo chí, đây là công việc luôn đòi hỏi người thực hiện có đủ phẩm chất, năng lực đặc biệt. Những đóng góp của nhà báo Lý Văn Sáu đã gây được tiếng vang, được người dân trong nước và trên toàn thế giới biết đến.
Chia sẻ cảm xúc của mình khi nói về nhà báo Lý Văn Sáu, Chủ tịch Hội đồng Lý luận VHNT Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết: Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn chủ động, sắc sảo, cẩn trọng, lịch lãm trong mọi công việc, ông kiên trì học ngoại ngữ, học kỹ năng báo chí, ngoại giao.
Ông viết báo, trả lời phỏng vấn báo chí, quản lý nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi công việc được giao. Lúc đã nghỉ hưu, ông vẫn đam mê với công việc vốn quen làm, tham gia biên tập nhiều tập sách có giá trị, nói về cuộc chiến đấu của chúng ta.
"Nhà báo Lý Văn Sáu cùng với nhân sỹ trí thức khác khi ấy đã tạo nên một thế hệ vàng đầy bản lĩnh, tài năng của cách mạng..., ở họ có tài năng và đức độ, chính trị và văn hóa, bản lĩnh và sáng tạo, nhà lãnh đạo tài ba và nhà báo xuất sắc... tất cả luôn song hành, gắn kết", ông Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ thêm.
Tri ân lớn nhất là học hỏi, làm theo thế hệ đi trước
Nhà báo Lê Hải Bình tâm sự: nhà báo Lý Văn Sáu dù ở cương vị nào ông cũng luôn có tấm lòng yêu nước nồng nàn, tấm lòng của nhà ngoại giao, nhà báo với đất nước. Theo nhà báo Lê Hải Bình: "Thế hệ con cháu như chúng tôi học hỏi được rất nhiều điều, về công tác làm báo, công tác ngoại giao, khi làm báo trong thời kỳ kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, nhưng ông đã làm báo bằng trí tuệ, lòng yêu nước và sự tận hiến của mình, đưa những tờ báo cách mạng đến với vùng chiến khu, đến với nhân dân".
"Chúng tôi học hỏi được sự cầu thị, khiêm tốn của ông trong mọi hoạt động liên quan đến báo chí và ngoại giao. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp báo chí, ông viết báo và đăng bài trên Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng Sản đến những phút cuối cùng của cuộc đời. Và tôi nghĩ trong cuộc đời này, để thể hiện sự tri ân lớn nhất đó là học hỏi, làm theo thế hệ đi trước, xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh của thế hệ ông cha", nhà báo Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Nhà báo Trần Đức Nuôi, nguyên Trưởng Ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam kể rằng: Khi nhà báo Lý Văn Sáu làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam nhà báo thường gặp gỡ và có bài nói chuyện với các nhà báo trẻ. Nhà báo Lý Văn Sáu cho rằng: "người làm báo là phải biết nhìn xa trông rộng. Người làm báo phải phát hiện được ra cái mới. Đối với phát thanh, truyền hình phải hoạt khẩu, khúc triết, ngắn gọn".
Còn nhà báo Cung Phú Quốc - Phó Tổng Biên tập Báo Khánh Hòa thì đánh giá: Nhà báo Lý Văn Sáu là người góp công lớn trong việc hình thành nên tờ Báo Thắng - tiền thân của Báo Khánh Hòa ngày nay. Cũng chính từ tờ Báo Thắng là nơi bắt đầu tạo nên chân dung một nhà báo Lý Văn Sáu nhiệt huyết, yêu nghề. Để sau này, dù có giữ những cương vị cao ở những cơ quan báo chí lớn của Đảng, Nhà nước song nhà báo Lý Văn Sáu vẫn luôn dành tình cảm sâu sắc với Báo Khánh Hòa...
Cảm ơn những chia sẻ, những tham luận của các đại biểu tham dự tọa đàm, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, đây là dịp để nhìn lại, để tôn vinh nhà báo Lý Văn Sáu - một trong những gương mặt tiêu biểu, có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam. Là một trong những hoạt động ý nghĩa của giới báo chí cả nước dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam và 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra trong quý II năm 2025 tới.
Tại phần trưng bày tư liệu hiện vật, các đại biểu đã tham quan gần 100 tài liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày trên 10 vách và 5 tủ hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo-nhà ngoại giao Lý Văn Sáu, nêu bật những đóng góp của nhà báo-nhà ngoại giao Lý Văn Sáu đối với sự nghiệp báo chí cách mạng và sự nghiệp ngoại giao Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Tiêu biểu như tài liệu, hiện vật, hình ảnh trong thời gian nhà báo Lý Văn Sáu hoạt động tại Cuba, tại Hội nghị Paris 1968-1973, sổ ghi chép và quá trình hoạt động báo chí…
Cũng tại tọa đàm, người thân và gia đình nhà báo Lý Văn Sáu đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam một số tư liệu hiện vật quý lần đầu tiên được công bố, như: Đài bán dẫn hiệu National do Tổng tư lệnh Cuba Fidel Castro gửi tặng trong buổi chia tay gia đình ông Lý Văn Sáu về nước tháng 8/1966; Chiếc máy chữ ông Lý Văn Sáu dùng để viết bài, làm báo từ những năm 1960 đến đầu năm 1980... một số tài liệu, hiện vật khác.
(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 27/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ đón thêm không khí lạnh, trời rét, sáng sớm có sương mù. Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào vài nơi, riêng Tây Nam Bộ mưa rào rải rác.
(CLO) Theo quy định, việc miễn thi tốt nghiệp THPT đối với những học sinh được triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế hoặc nằm trong đội tuyển đi thi quốc tế theo quy định sẽ được miễn thi.
(CLO) Suzuki đầu tư hơn 250 crore rupee, hợp tác NDDB Mrida xây nhà máy khí sinh học tại Ấn Độ, thúc đẩy trung hòa carbon, phát triển nông nghiệp bền vững.
(CLO) Các hướng dẫn của Hội đồng Nhà nước cho phép trái phiếu chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng vốn đầu tư của dự án khi được sử dụng làm vốn chủ sở hữu đồng thời đơn giản hóa quá trình phê duyệt dự án.
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông - Trật tự (CSGT-TT), Công an huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã phát hiện 2 nam thanh niên điều khiển xe máy, chở nhau đi mua ma tuý.
(CLO) Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập trường Cao đẳng Y tế Hải Dương và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An vào 2 trường đại học.
(CLO) Cơ quan thanh tra Công an nhân dân giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng đất không đúng mục đích Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; đất cho mượn, cho thuê không đúng quy định; đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất; không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước...
(CLO) Một trong những biện pháp quan trọng trong điều trị tiêu chảy là bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol. Tuy nhiên, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản báo cáo Chính phủ phương án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku qua 2 địa phương Gia Lai và Bình Định với kinh phí khoảng 36.594 tỷ đồng.
(CLO) Thống kê cho thấy, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển năm 2024 ước đạt 140,9 triệu tấn, tương ứng với mức tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.
(CLO) Năm 2025, TP Hải Phòng sẽ tiếp tục triển khai các công trình nghiên cứu khoa học về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, bao gồm hội thảo quốc gia và các đề tài nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu ở nước ngoài như Pháp, Nga và Trung Quốc.
(CLO) Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong tổ chức buổi công bố cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của dàn Hoa hậu Việt Nam qua các năm gồm: Hoa hậu Ngọc Hân, Đỗ Mỹ Linh, Trần Tiểu Vy, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thanh Thuỷ... cùng nhiều khách mời đặc biệt trong làng giải trí Việt Nam.
(CLO) Cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tiểu thương tại chợ Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bắt đầu bày bán những cành đào, chậu quất phục vụ nhu cầu chơi cây cảnh của người dân Thủ đô trước dịp Tết cổ truyền.
(CLO) Đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2025, 'Táo quân - Gặp nhau cuối năm' sẽ trở lại với khán giả truyền hình. Trên trang cá nhân của vài nghệ sĩ gạo cội từng tham gia Táo quân đã úp mở nhiều thông tin về các gương mặt mới khiến khán giả phấn khích.
(NB&CL) Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tự hào là cơ quan báo chí chủ lực quốc gia, tiên phong trong việc khơi dậy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhà báo Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng giám đốc VOV cho biết, thời gian qua trên tất cả các loại hình báo chí của Đài đã đồng loạt phát sóng chương trình chính luận đa phương tiện “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”….
(CLO) Ngày 26/12, Đoàn công tác Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam làm Trưởng đoàn đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 312 nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Sư đoàn (27/12/1950 - 27/12/2025).
(CLO) Tối 25/12, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Hà Nội, Báo Thế giới và Việt Nam - cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ra số đầu tiên (29/11/1989 - 29/11/2024).
(CLO) Chiều 25/12, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức lễ tổng kết, trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (giải Búa Liềm Vàng) lần thứ 11 và Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Công an nhân dân.
(CLO) Thông tin về Giải thưởng Ấn tượng – VTV Awards 2024, chiều 25/12, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, Ban tổ chức đã "chốt” danh sách top 3 Giải thưởng. Danh sách này dựa theo kết quả tổng hợp bình chọn của khán giả và đánh giá từ Hội đồng chuyên môn. Vòng 2 bình chọn sẽ diễn ra từ 12h ngày 25/12/2024 đến 12h ngày 1/1/2025.
(CLO) Chiều 25/12, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT) và Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
(CLO) Ngày 25/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản trong giai đoạn hiện nay.
(CLO) Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024 đã triển khai thành công hơn 30 hoạt động, tiếp cận được với hơn 15.000 các nhà quản lý, phóng viên báo chí trên toàn quốc, với tổng ngân sách dành cho các hoạt động gần 17 tỷ đồng.
(CLO) Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng đã được Chính phủ ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. Một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định về việc người dùng mạng xã hội phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.