(CLO) Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh vừa đột ngột ra đi đêm 2/4 tại TP HCM, khi vừa kết thúc chuyến đi xuyên Việt để thăm lại những nơi ông từng là nhân chứng lịch sử.
Với Báo Nhà báo và Công luận, sự ra đi quá đỗi đường đột ấy để lại quá nhiều cảm xúc, bởi, với đội ngũ cán bộ, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh không chỉ là một cựu phóng viên chiến trường, một nhà báo dày dạn kinh nghiệm cả trong thời chiến cũng như thời bình mà còn là bậc tiền bối, nguyên Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam – kiêm Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Nhà báo và Công luận.
Nhà báo của những sự kiện lịch sử
Lúc sinh thời, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh từng quan niệm: “Nghề báo gắn với sự kiện. Nhà báo không ký tên vào lịch sử, họ chỉ để lại tên tuổi của mình trong lịch sử chiến công của người khác”.
Và thực sự trong suốt hành trình cầm bút của mình, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã sống và viết như một nhân chứng lịch sử đích thực. Say mê văn học từ nhỏ, theo đuổi giấc mộng văn chương khi học Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội), tuy nhiên, số phận lại đưa đẩy Trần Mai Hạnh đến với nghề báo. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước sang một giai đoạn mới, nhà trường cho tốt nghiệp sớm một năm, ngay sau đó ông trở thành phóng viên chiến trường trong Đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam Thông tấn (nay là Thông tấn xã Việt Nam). Trong quãng thời gian từ 1965 - 1975, ông có mặt trên các mặt trận, chiến trường trong Nam, ngoài Bắc.
Tổ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Đà 1968 - 1969. (Nhà báo Trần Mai Hạnh ngoài cùng hàng trên bên trái).
Và nghiệp phóng viên chiến trường đã đưa ông trở thành chứng nhân của rất nhiều những sự kiện lịch sử đáng nhớ của dân tộc. Ông đã là một trong những phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam được cử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập. Bài tường thuật của nhà báo Trần Mai Hạnh có tên gọi “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” truyền về Thông tấn xã Giải Phóng và được phát sóng trong chương trình thời sự đặc biệt ngày 1/5/1975 trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Đồng thời, bài tường thuật của nhà báo Trần Mai Hạnh cũng được đăng trang trọng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 2/5/1975, với tựa đề được đổi thành là “Tiến vào Phủ Tổng thống Ngụy”.
“Trưa hôm sau, 1/5/1975, khi tôi và Văn Bảo đang trên ô tô giữa đường phố Sài Gòn sôi động, nườm nượp những dòng người đang ùa ra vui mừng chào đón đoàn quân giải phóng thì bất ngờ nghe được buổi thời sự đặc biệt của Đài Tiếng nói Việt Nam phát qua chiếc đài bán dẫn chúng tôi mang theo bên người. Đài đã trang trọng đọc bài tường thuật "Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng" và giới thiệu rõ là "Bài của Trần Mai Hạnh, phóng viên Việt Nam Thông tấn xã tại Sài Gòn điện về". Lúc đó, tôi đã lặng lẽ khóc. Những giọt nước mắt hiếm hoi của người lính nơi chiến trường, trong niềm hạnh phúc khôn tả xiết” - nhà báo Trần Mai Hạnh đã từng hồi ức lại những cảm xúc không thể quên trong thời khắc lịch sử ấy trong cuộc trò chuyện với báo Dân Việt cách đây mấy năm.
Cũng trong cuộc trò chuyện với báo Dân Việt, nhà báo Trần Mai Hạnh cũng không giấu giếm điều mà ông cho là sự may mắn của cá nhân ông: “Có hàng trăm nhà báo, nhà văn tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn, rất nhiều người nổi tiếng và tài giỏi hơn tôi, nhưng tôi lại là người sở hữu được nhiều tài liệu lịch sử quý giá. Tôi không hề cảm thấy "mình được chọn", nhưng tôi cảm nhận rõ số phận của mình trước những sắp xếp ngẫu nhiên và kỳ lạ của cuộc sống đã giúp tôi làm được điều gần như không tưởng (đối với tôi). Và tôi thấy biết ơn sự sắp xếp đó của cuộc sống”.
Và từ sự biết ơn ấy, không chỉ đưa vào những trang báo, từ việc thu thập được một khối lượng tài liệu đồ sộ, đa số là các tài liệu tuyệt mật về cuộc chiến của phía bên kia (phía Việt Nam Cộng hoà và phía Hoa Kỳ) rồi hóa thân phục dựng thành công sự sụp đổ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Nguyễn Văn Thiệu), ông đã cho công bố trong cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành. Tiểu thuyết "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" sau đó đã giành được Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn học ASEAN 2015, được tái bản tới lần thứ 5, được dịch sang tiếng Anh với tựa đề “A war account 1-2-3-4.75”, được dịch sang tiếng Lào, trở thành sách của Nhà nước Việt Nam trao tặng nước bạn Lào, và hiện đang được tiếp tục dịch sang ngôn ngữ khác. Trước đó, cũng với tư cách một nhân chứng lịch sử, ngay sau ngày non sông liền một dải, nhà báo Trần Mai Hạnh đã viết hai cuốn sách “Sụp đổ và tự thú” và “Ngày tận thế”.
“Những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần, cũng như đời mỗi con người chỉ sống có một lần. Nhưng để hiểu hết chân giá trị của lịch sử, để hiểu đúng một con người lại cần có thời gian, nhiều khi không thể chỉ đánh giá một lần. Lịch sử và cuộc sống luôn là một dòng chảy liên tục, bất tận. Trong cuộc sống hiện tại ngày hôm nay có nền tảng và những giá trị tinh thần vô giá của quá khứ, đồng thời nó cũng chứa đựng mầm mống và sức sống mãnh liệt của tương lai”. Có thể nói, trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh đã làm được như những gì ông tâm niệm.
Người Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Nhà báo và Công luận
Với Báo Nhà báo và Công luận, nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh cũng thực sự là “chứng nhân lịch sử”. Ông nguyên là Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam – kiêm Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Nhà báo và Công luận.
Trong cuộc trò chuyện nhân dịp Báo Nhà báo và Công luận 19 tuổi cách đây 9 năm, nhà báo Trần Mai Hạnh đã chia sẻ nhiều tư liệu quý giá về những ngày đầu tờ báo mới được thành lập.
“Tôi mong ước Hội Nhà báo Việt Nam có tờ tuần báo từ những năm 1990 – 1991 khi còn công tác ở Thông tấn xã Việt Nam và là Ủy viên Ban thư ký Hội Nhà báo Việt Nam khóa V kiêm nhiệm Trưởng ban Nghiệp vụ và Tổng Biên tập Tạp chí Nhà báo và Công luận của Hội.
Tại Hội nghị Đảng đoàn và Hội nghị Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam khóa VI họp ngày 18, 19/8/1995 (lúc đó tôi là Thường trực Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam) đề xuất của tôi về việc Hội Nhà báo Việt Nam nên có một tờ tuần báo lấy tên là “Công luận” được Chủ tịch Phan Quang và các đồng chí trong Đảng đoàn vàThường vụ nhất trí. Tôi được phân công xây dựng đề cương xuất bản tờ tuần báo và làm các thủ tục theo quy định để xin Giấy phép xuất bản. Ngày 6/10/1995, tại Giấy phép xuất bản số 3107 do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Nguyễn Khoa Điềm ký cho phép Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản tờ tuần báo “Công luận” do tôi làm Tổng Biên tập.
Ngày 30/10/1995, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký Quyết định số 44/HNB về việc: “Xuất bản tờ Tuần báo Văn hóa – Xã hội – Kinh tế - Chính trị mang tên “Công luận”– Cơ quan Trung ương của Hội Nhà báo Việt Nam kể từ đầu năm 1996. Tuần báo “Công luận” do đồng chí Phan Quang – Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng biên tập; đồng chí Trần Mai Hạnh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam làm Tổng Biên tập…”- nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ.
Tiểu thuyết tư liệu nổi tiếng của nhà báo Trần Mai Hạnh.
Cũng trong cuộc trò chuyện đáng nhớ ấy, vị Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Nhà báo và Công luận đã chia sẻ: “Tình cảm của Tuần báo Nhà báo và Công luận đối với tôi cũng như tôi đối với tờ tuần báo là hết sức sâu nặng, nghĩa tình. Suốt từng ấy năm Tòa soạn vẫn gửi báo biếu tới tôi, giao thừa năm nào đồng chí Tổng Biên tập cũng tới thăm, chuyển quà chúc Tết của Tòa soạn tới tôi. Mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi, chỉ sự nghĩa tình và tình người là còn lại mãi. Tôi đọc Nhà báo và Công luận thường xuyên, hết sức tự hào và phấn khởi trước sự khởi sắc, đối mởi mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, nhất là sự phong phú, đa dạng về thông tin và tính chiến đấu của Nhà báo và Công luận (cả báo in và báo điện tử) trong thời gian gần đây”.
Thực vậy, mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi, chỉ sự nghĩa tình và tình người là còn lại mãi. Những gì nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã tận hiến qua những trang viết, cũng sẽ còn mãi…
Nhà báo Trần Mai Hạnh sinh ngày 1/1/1943 tại Hải Dương. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn (nay là Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), sau đó làm báo tại Thông tấn xã Việt Nam.
Ông là đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập.
Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ông Trần Mai Hạnh từng nhận Huy chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam; Huy chương của Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ); Huy chương Phêlích Enmuxa của Hội Nhà báo Cuba.
Ông sáng tác nhiều tác phẩm như "Nắng Thu Bồn", "Tình yêu và án tử hình", "Sụp đổ và tự thú", "Ngày tận thế", "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75", "Lời tựa một tình yêu", "Thời tôi sống"...
Trong đó, tiểu thuyết "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014 hạng mục văn xuôi, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015.
(CLO) Ngày 10/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với nhiều đối tượng về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”.
(CLO) DeepSeek công ty AI Trung Quốc có nguy cơ bị cấm tại Mỹ sau khi công bố mô hình AI hiệu suất cao. CEO ARM hoài nghi về công nghệ và cảnh báo về rủi ro an ninh.
(CLO) OnePlus có thể loại bỏ Alert Slider trên flagship tương lai, thay thế bằng Nút Hành động tùy chỉnh như iPhone. Thay đổi này gây tranh cãi trong cộng đồng người dùng.
(CLO) Chiều 10/2 (tức ngày 13 tháng năm Ất Tỵ 2025), huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 234 năm ngày mất Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1791-2025).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 11/2, Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng, nhiệt độ tăng nhẹ. Khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa rào vài nơi và có nơi có dông, Bắc Trung Bộ trời rét. Nam Bộ có mây, đêm không mưa, ngày nắng.
(CLO) Theo tính toán, TP HCM cần gần 60.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 4 dự án BOT cửa ngõ, gồm dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22; dự án nâng cấp trục đường Bắc – Nam.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang. Quy mô diện tích của dự án 354,63 ha. Vốn đầu tư của dự án khoảng 3.731,713 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là khoảng 559,757 tỷ đồng.
(CLO) Những năm 1990 đánh dấu bước ngoặt của SUV khi Jeep Cherokee, Ford Explorer và Chevrolet Tahoe giúp dòng xe này thoát khỏi hình ảnh xe địa hình để trở thành lựa chọn phổ biến, đặt nền móng cho làn sóng SUV hiện đại.
(CLO) Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, “Quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư này”
(CLO) Theo ghi nhận của Hệ thống tiêm chủng VNVC hiện nay người dân đi tiêm chủng tao cao, trong đó người già, trẻ em, người có bệnh nền chiếm tỷ trọng lớn.
(CLO) Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo tổ chức bộ máy mới, hoàn thành trước ngày 15/02/2025, bảo đảm đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.
(CLO) Ngày 10/2/2025, Công an thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) cho biết, đã bắt giữ đối tượng D.H.V (SN 1991, nơi thường trú: Tỉnh Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi Cướp giật tài sản.
(CLO) Ngày 10/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước thông tin, đang phối hợp với các đơn vị chức năng xác minh làm rõ vụ án mạng xảy ra tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Doanh nghiệp đóng góp 60% GDP, môi trường đầu tư đã cải thiện mạnh; Không cấm nhà giáo dạy thêm, chỉ cấm hoạt động dạy thêm không đúng quy định; Thuốc Tamiflu điều trị cúm vẫn đảm bảo nguồn cung, người dân không cần mua dự trữ...
(CLO) Văn hoá là hệ giá trị chính thống của một xã hội. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển của nền Báo chí Cách mạng việc hình thành nên những giá trị văn hóa để tạo ra sự thống nhất về nhận thức và định hướng hành vi cho mỗi cá nhân nhà báo và cả cộng đồng báo chí là tất yếu, là điều “tự nhiên nhi nhiên”.
(CLO) Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn giả danh cán bộ công an để hướng dẫn tích hợp điểm giấy phép lái xe. Đây là 1 trong 3 thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam trong tuần qua.
(CLO) Báo Lạng Sơn vừa có thông báo về tổ chức cuộc thi viết “Lạng Sơn – Niềm tin và khát vọng”, cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng kết quả và những bài học kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trên các lĩnh vực…
(CLO) Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); chào mừng Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai phối hợp với Báo Lào Cai tổ chức cuộc thi “Viết về những kỷ niệm sâu sắc với báo chí”.
(CLO) Ngày 8/2, tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, Báo VietNamNet đã tổ chức trao tặng chính quyền và nhân dân xã Túc Đán công trình đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời với tổng kinh phí xây dựng gần 100 triệu đồng.
(CLO) Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chứng kiến sự thoái trào của báo in, nhiều tờ báo lâu đời phải thu hẹp quy mô hoặc ngừng in ấn, thì báo in địa phương ở Việt Nam vẫn giữ được vị thế nhất định. Điều này không có nghĩa là báo in địa phương không đối mặt với những thách thức, mà ngược lại, họ đã và đang có những chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với tình hình mới.
(CLO) Chiều ngày 7/2, thực hiện Chương trình công tác năm 2025, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí.
(CLO) Thực trạng sao chép, cắt ghép, thậm chí "ăn cắp" tin tức trắng trợn đang diễn ra rất phức tạp trên các nền tảng số… Điều này đặt ra những giải pháp cấp thiết, đòi hỏi các cơ quan quản lý, các nền tảng mạng xã hội phải thực sự vào cuộc, quyết liệt xử lý vi phạm để bảo vệ bản quyền báo chí.
(CLO) Tối 6/2, tại trụ sở báo Tuổi Trẻ, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh và Sở TT&TT TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao giải thưởng “Báo chí viết về Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh” lần 1/2024.
(CLO) Sáng ngày 6/2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo triển khai “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ năm" năm 2025.