Nhà báo Võ Văn Thành – Phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. HCM: Thời đại đã thay đổi và nghề báo phải thay đổi theo

09/04/2015 10:08

Tôi gặp nhà báo Võ Văn Thành – báo Tuổi Trẻ TP. HCM- cách đây nhiều năm trong một cơ duyên phỏng vấn về nghề. Tất nhiên, cuộc trò chuyện chỉ dừng lại trên bàn trà đôi ba câu hỏi xung quanh chuyện bếp núc của phóng viên nghị trường. Cuộc gặp lần này giúp tôi có cái nhìn rõ nét hơn về anh- một cây bút sắc sảo và đầy bản lĩnh.

(NB&CL) - Tôi gặp nhà báo Võ Văn Thành – báo Tuổi Trẻ TP. HCM- cách đây nhiều năm trong một cơ duyên phỏng vấn về nghề. Tất nhiên, cuộc trò chuyện chỉ dừng lại trên bàn trà đôi ba câu hỏi xung quanh chuyện bếp núc của phóng viên nghị trường. Cuộc gặp lần này giúp tôi có cái nhìn rõ nét hơn về anh- một cây bút sắc sảo và đầy bản lĩnh.[caption id="attachment_11493" align="aligncenter" width="500"]Nhà báo Võ Văn Thành tại Nghĩa trang Anh hùng, Thủ đô Jakatta, Indonesia.  Nhà báo Võ Văn Thành tại Nghĩa trang Anh hùng, Thủ đô Jakatta, Indonesia.
[/caption]“Duyên” hay “liều”?!Trò chuyện về nghề, nhà báo Võ Văn Thành chia sẻ nhiều điều thú vị mà như anh nói, anh đến với nghề không biết có thể gọi là “duyên” hay “liều”. Anh kể: Thời đi học thì tôi là lứa mà Bộ Giáo dục thí điểm phân ban, định hướng khá rõ trong chương trình thiên về khối tự nhiên hoặc xã hội. Tôi thuộc vào khối tự nhiên, cả lớp chỉ một mình tôi nộp đơn thi vào đại học báo chí. Nghĩa là học khối tự nhiên mà dám đi thi môn văn, môn sử, dám cạnh tranh với các bạn trong khối xã hội, và dù cho các bậc phụ huynh phản đối vẫn quyết ghi danh thi vào trường báo chí. Đó là cái “liều” của tuổi học trò. Sau này đi làm mới hiểu rằng nghề báo không hẳn như trong sách báo phim ảnh. Sự liều nữa là việc cậu sinh viên trường báo ngay từ những ngày đầu tiên vừa bước vào giảng đường khoa báo đã rủ rê ba cậu bạn cùng lớp... làm một tờ báo. Chỉ là tờ báo phát hành nội bộ lớp, chuyên đưa tin về các mẩu chuyện đời sinh viên nhưng cũng phải tự viết bài, đặt bài, rồi trình bày trên máy vi tính, rồi photo ra bán cho lũ bạn. Nhưng sinh viên tiền ăn cơm còn chưa có lấy đâu ra tiền thuê trình bày trên máy vi tính, tiền photo (những năm cuối thập niên 1990 mấy dịch vụ này còn khá đắt đỏ). Thế là Võ Văn Thành quyết định đưa chiếc xe đạp cọc cạch đi cầm đồ để có tiền đầu tư làm báo, hy vọng làm báo xong bán được cho các bạn thì đủ tiền đi lấy xe về. Đến hôm nay nhớ lại, Thành vẫn cứ thòm thèm cái không gian và suy nghĩ trong trẻo, đơn giản về việc “xuất bản” một tờ báo như cái thời đó. Cầm được tấm bằng báo chí trên tay, Võ Văn Thành quyết định về quê làm báo địa phương. Thật may sau một thời gian ngắn được nhận vào biên chế báo tỉnh. Tưởng như đây là con đường ổn định đến lúc về hưu. Nhưng nỗi nhớ Hà Nội, lại thèm muốn một đời sống báo chí sôi động hơn. Vậy là dù nhiều người can ngăn nhưng anh cứ đánh “liều” bỏ biên chế Nhà nước quay ra Hà Nội theo nghề báo từ đó cho đến nay... Coi trọng sự chuyên nghiệp trong nghề báoLà một phóng viên mảng nội chính nhiều năm của một tờ báo hàng đầu hiện nay, quan niệm về nghề của Võ Văn Thành cũng rất đơn giản, anh coi trọng sự chuyên nghiệp trong nghề báo. Và chính điều đó đã giúp anh cẩn trọng và luôn có được những thông tin chính xác, kịp thời. Nhắc đến chuyện này, anh kể lại một “tai nạn nghề nghiệp” mà đến nay vẫn là một bài học đối với người cầm bút. Anh chia sẻ: Khi mới vào nghề có lần tôi lỡ một cuộc phỏng vấn quan trọng chỉ vì không kiểm tra kỹ máy ghi âm, cuộc trò chuyện với nhân vật dài hai tiếng đồng hồ tưởng là đã được ghi lại đầy đủ nhưng về toà soạn thì hoàn toàn trống trơn. Sau sự cố đó, tôi ý thức được rằng muốn có được một bài báo tốt, không chỉ quan trọng ở ý tưởng, kỹ năng phỏng vấn, tìm hiểu trước nhân vật mình sẽ phỏng vấn và lên danh sách các câu hỏi, mà còn phải chuẩn bị kỹ từ cây bút, cuốn sổ, máy ghi âm, hình ảnh. Năm 2014, tôi cùng một đồng nghiệp đàn anh nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia cho bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh về vấn đề biển Đông. Tôi còn nhớ chúng tôi đã đọc rất nhiều tài liệu để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn này và mang đến cuộc phỏng vấn... ba chiếc máy ghi âm để cho “chắc ăn”. Sự chuyên nghiệp đến từ thái độ trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với dòng thông tin đưa ra công chúng, và cẩn trọng, kỹ lưỡng từng chi tiết để có được tác phẩm tốt nhất có thể trong khoảng thời gian thường là gấp gáp của nghề báo. Hơn mười năm trong nghề, Võ Văn Thành cho rằng, trong thời đại số hóa hiện nay, đã đến lúc anh cần làm một cuộc “tái cấu trúc” bản thân và công việc. Công nghệ thông tin đang khiến cho thế giới thay đổi rất nhanh, không loại trừ nghề báo. Nhà báo Võ Văn Thành tâm sự: Ngày nay một blog có nhiều bài viết hay, một tài khoản facebook cá nhân nổi tiếng có thể có lượng bạn đọc nhiều không kém bất cứ tờ báo chính thống nào. Cuộc cạnh tranh thông tin, cạnh tranh thu hút bạn đọc và cuối cùng là cạnh tranh thu hút các nguồn lực quảng cáo giờ đây không chỉ giữa các loại hình báo chí truyền thống, mà đã có thêm thế lực mới với tên gọi mạng xã hội. Những nhà báo vốn lâu nay quen làm việc trong môi trường báo in, xuất bản hàng ngày không thể cứ mãi làm việc theo cung cách như chưa hề có internet. Thời đại đã thay đổi và nghề báo phải thay đổi theo. Rõ ràng bạn đọc sẽ mất kiên nhẫn hoặc không muốn sử dụng những phương tiện truyền thông nào không thể cập nhật thông tin nhanh chóng. Để đọc tin nóng hổi thì nhiều người sẽ tìm trên các dịch vụ mới, ví dụ như báo điện tử, còn để đọc những bài phân tích thì họ tìm đến báo in và các tạp chí có uy tín lâu năm. Đây là một xu thế mà tôi nghĩ rằng sẽ ảnh hưởng đến tất cả dự định nghề nghiệp của những người làm báo trong tương lai gần. Tôi muốn đặt mình trong xu thế đó... HÀ VÂN (ghi)
    Nổi bật
        Mới nhất
        Nhà báo Võ Văn Thành – Phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. HCM: Thời đại đã thay đổi và nghề báo phải thay đổi theo
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO