Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911 - 10/10/2021):

Nhà ngoại giao tài ba Việt Nam và chiến thắng ngoạn mục trên đất Paris

Thứ năm, 07/10/2021 10:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi điểm lại những giải thưởng Nobel Hòa bình đáng nhớ nhất, báo chí thế giới thường nhắc tới giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973. Năm đó, đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam.

Con người được mệnh danh là “nhà ngoại giao chiến lược tài ba” đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng với lời lý giải thật giản dị: “Người xứng đáng nhận giải thưởng chính là nhân dân Việt Nam”.

Bài liên quan

Sự lựa chọn chính xác

Trong hàng loạt những bản tham luận gửi tới cuộc Hội thảo với chủ đề “Đồng chí Lê Đức Thọ với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định” được tổ chức cách đây 10 năm, nhân tròn 100 năm ngày sinh của ông, ngoài những khẳng định về tầm vóc của một nhà cách mạng, nhà tổ chức tài năng Lê Đức Thọ còn là sự nhìn nhận đầy thán phục về “nhà ngoại giao Lê Đức Thọ”, một tài năng hiếm có của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Theo nhiều tài liệu, nửa đầu năm 1968, khi đang có mặt ở chiến trường miền Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam Lê Đức Thọ được Bác Hồ và Trung ương gọi gấp về Hà Nội. Trong lá thư viết tay gửi Bộ Chính trị, Bác Hồ ghi rõ: “…Anh Sáu (đồng chí Lê Đức Thọ - PV) nên về ngay (trước tháng 5) để tham gia phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ”. Mục đích của sự gấp gáp này là Lê Đức Thọ nhận nhiệm vụ  sang Paris đảm đương sứ mệnh Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp đàm phán với đại diện Hoa Kỳ, về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

nha ngoai giao tai ba viet nam va chien thang ngoan muc tren dat paris hinh 1

“Sự lựa chọn của Bác Hồ và Bộ Chính trị cử đồng chí Lê Đức Thọ đi Paris là vô cùng chính xác. Đến nay cuộc đàm phán Việt - Mỹ tại Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cuộc đối đầu trí tuệ Lê Đức Thọ - Kissinger đã kết thúc gần 40 năm. Bây giờ có thời gian nhìn lại chúng ta mới thấy hết tài năng tuyệt vời của nhà ngoại giao tài ba Lê Đức Thọ. Việc ký kết Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhưng với nhiệm vụ kết thúc cuộc chiến tranh bằng những văn kiện pháp lý quốc tế thì vai trò thương lượng của người đứng đầu ở bàn đàm phán có vị trí vô cùng quan trọng” - bài tham luận của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên tại cuộc Hội thảo cách đây 1 thập kỷ nêu rõ.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam, cũng từng chia sẻ niềm thán phục: “Thông thường người ta hay nghĩ rằng, những nhà ngoại giao là những người có biệt tài, giống như những thuyết khách thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chỉ cần uốn ba tấc lưỡi là đảo ngược được tình thế, biến nguy thành an, biến bại thành thắng, giành lấy cái mà tưởng như mình không thể nào giành được.

Cũng có người nghĩ rằng, làm ngoại giao thì phải có nhiều mưu mô và thủ đoạn, biết đánh lừa kẻ địch, tạo ra tình huống giả mà như thật, thật mà như giả để buộc đối phương phải chấp nhận những gì mà mình muốn. Lê Đức Thọ không bao giờ nghĩ như vậy. Anh biết rõ Hội nghị Paris là một trận chiến quyết liệt, như keo vật không dứt giữa những đối thủ kỳ phùng. Nắm vững tinh thần Nghị quyết 13 của Trung ương Đảng (khóa III) mở mặt trận ngoại giao để phối hợp với mặt trận quân sự và mặt trận chính trị trong nước, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm chiến thắng kẻ thù. Anh cho rằng, trên bàn đàm phán, ta không thể giành lấy cái mà trên chiến trường ta không giành được.

Kết quả đàm phán trước hết phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường. Tài trí ngoại giao không thể thay cho thực lực, nó chỉ góp một phần, thậm chí một phần quan trọng làm tăng thêm thực lực. Cùng với Xuân Thủy, Lê Đức Thọ thường xuyên trang bị những kiến thức cần thiết cho đội ngũ những nhà đàm phán của ta ở Paris. Hai anh giữ mối liên hệ chặt chẽ với Hà Nội, trực tiếp báo cáo tình hình cuộc đàm phán, nêu lên các sáng kiến và tiếp nhận các chỉ thị của Bộ Chính trị để tiến hành đàm phán”.

Chiến thắng ngoạn mục trước “cây đại vĩ cầm về địa - chính trị của nước Mỹ”

Cũng tại cuộc Hội thảo về nhà ngoại giao Lê Đức Thọ cách đây 10 năm, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cũng chia sẻ những góc nhìn “đậm chuyên môn ngoại giao” về nhà ngoại giao gốc thành Nam từ những gì đã diễn ra tại cuộc đàm phán lịch sử trên đất Paris năm 1973.

nha ngoai giao tai ba viet nam va chien thang ngoan muc tren dat paris hinh 2

Cái bắt tay lịch sử giữa cố vấn Lê Ðức Thọ với cố vấn Henry Kissinger sau khi ký Hiệp định Paris và rời Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: washingtonpost.com

“Ông ấy khổng lồ ở chỗ đối phương đối thoại với ông là Kissinger - một nhân vật rất lớn của Mỹ thời đó” - nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhận định.

“Cái khó trong ngoại giao đối với nhà đàm phán là lúc nào thì “nhu”, lúc nào thì “cương”, thậm chí lúc nào thì nặng lời với đối phương. Ông Lê Đức Thọ đã thành công trong việc ứng xử linh hoạt này, khiến Kissinger phải nể phục” - ông Nguyễn Dy Niên phân tích. 

“Ngay trong ngày 18/12, Mỹ gửi thư yêu cầu ta quay lại bàn đàm phán vào ngày 26/12, nhưng ta từ chối. Và sau chiến thắng B.52 trên bầu trời Hà Nội, nghe nói trên đường trở lại Paris, Lê Đức Thọ mang theo một mảnh xác máy bay B.52 để “tặng” Kissinger trong cuộc gặp ngày 8/1/1973” - ông Nguyễn Dy Niên kể lại.

Cũng theo lời nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, “ông Lê Đức Thọ mở màn cuộc gặp như sau: “Các ông lấy cớ đàm phán gián đoạn để ném bom lại miền Bắc Việt Nam giữa lúc tôi vừa về đến Hà Nội có thể nói là rất “lịch sự”! Tôi có thể nói rằng hành động của các ông rất trắng trợn và thô bạo. Các ông tưởng rằng làm như vậy là có thể khuất phục được chúng tôi, nhưng các ông đã nhầm… Chính các ông đã làm cho cuộc đàm phán khó khăn, chính các ông đã làm cho danh dự nước Mỹ bị hoen ố…

...Sau mấy ngày đàm phán, đến ngày 20/1/1973 kết thúc. Ngày 23/1, các bên ký tắt hiệp định, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh được 4 bên chính thức ký kết”.

“Người xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình chính là nhân dân Việt Nam”. Nhà ngoại giao cách mạng Lê Ðức Thọ đã hồi đáp rất rõ ràng như vậy về lý do ông “gây sốc” cho Ủy ban giải thưởng Nobel năm 1973 khi từ chối giải thưởng Nobel Hòa bình.

Ông Nguyễn Dy Niên cũng chia sẻ thêm một chi tiết thú vị là đầu tháng 2/1973, khi Kissinger đến Hà Nội, ông Lê Đức Thọ đón và đưa Kissinger tới thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Ông dẫn Kissinger tới chỗ văn bia của Lý Thường Kiệt và nói bài “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư” chính là lời tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam cũng giống như bài “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi vậy. Ai không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam thì đều bị Việt Nam chống lại và đánh cho thất bại. “Người trong cuộc” như cố vấn an ninh Tổng thống Kissinger có lẽ rất thấm thía câu nói đó.

Cũng theo nhiều tài liệu, dấu ấn Lê Đức Thọ tại cuộc hội đàm Paris đã trở nên sâu đậm đến mức, trong nhiều cuộc trò chuyện sau này, Lê Đức Thọ vẫn luôn là cái tên Kissinger thường xuyên nhắc tới. “...Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện trên bàn đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở miền Nam Việt Nam không phải là ông Lê Đức Thọ”, Kissinger - nhân vật lẫy lừng từng được mệnh danh là “cây đại vĩ cầm về địa - chính trị của nước Mỹ” từng thừa nhận. 

Chuyện kể rằng, cũng trong chuyến thăm Hà Nội tháng 2/1973, khi nghe giới thiệu dân tộc Việt Nam đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, ông Kissinger thốt lên: “Với chúng tôi một lần đánh nhau với các ông cũng thấy là quá đủ!”.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức