Dự án Khu nhà ở xã hội Ecohome 1 mới chính thức được khánh thành, đưa vào khai thác sử dụng chưa đầy 6 tháng đã xuất hiện hàng loạt vết nứt nẻ khắp các tòa nhà, hễ mưa là nước thấm, chảy lênh láng tại các căn hộ…
Thấy mưa là chỉ lo trong nhà ướt, ngập như ngoài sân Trận siêu giông kèm mưa lớn bất ngờ ập xuống Hà Nội chiều ngày 13.6 chỉ với 1 tiếng đồng hồ đã “vạch mặt” công trình được cho là dự án tiêu biểu phân khúc nhà ở xã hội tại Hà Nội.
[caption id="attachment_21188" align="aligncenter" width="600"]
Bên ngoài các tòa nhà được sửa chữa, chắp vá loằng ngoằng như những con rắn[/caption]
Dự án khu nhà ở xã hội Ecohome 1 được triển khai trong vòng 14 tháng, (trước đây là dự án “Khu nhà ở thu nhập thấp Đô thị mới Bắc Cổ Nhuế-Chèm) do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô làm Chủ đầu tư, được khởi công từ ngày 09.10.2013 đến ngày 24.12.2014. Dự án với quy mô gần 2 ha, gồm 4 tòa nhà cao 12 tầng cung cấp 930 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng gần 84.000.
[caption id="attachment_21189" align="aligncenter" width="600"]
Dự án Nhà ở xã hội Ecohom1 do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô làm Chủ đầu tư.[/caption]
Tuy nhiên, sau gần 6 tháng đưa vào khai thác, sử dụng, nhiều căn hộ tại đây đã xuất hiện tình trạng nứt nẻ, thấm, dột nước, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt người dân.
Anh N.N.Đ, ở sảnh A, tòa E3 chia sẻ: “Hiện nay, tình trạng nứt nẻ đã xuất hiện ở rất nhiều căn hộ. Hễ có mưa lớn, gió đổi chiều là nhà nào cũng bị thấm, chảy nước vào nhà qua các kẽ nẻ, qua cửa kính. Có nhà còn bị sập cả trần do gió lùa trong trận dông lốc hôm 13.6 vừa rồi. Tình trạng này cũng đã diễn ra ở một vài trận mưa lớn trước đây nhưng không dữ dội như trận mưa giông vừa rồi
[caption id="attachment_21191" align="aligncenter" width="600"]
Việc dùng giẻ, chăn để thấm nước tại các căn hộ lại diễn ra mỗi khi có mưa. (ảnh anh Đ. cung cấp)[/caption]
Trận mưa giông hôm đó, nước cứ theo cửa kính chảy vào nhà thành dòng, gia đình tôi phải dùng giẻ, chăn để thấm nước không cho nước tràn khắp nhà. Không chỉ có nhà tôi bị như vậy, các căn hộ bên cạnh cũng lâm vào cảnh như nhà tôi. Việc nước tràn vào nhà không chỉ gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình mà còn rất nguy hiểm cho tính mạng con người bởi nếu đường điện bị rò rỉ sẽ gây ra hậu quả khôn lường”.
[caption id="attachment_21192" align="aligncenter" width="600"]
Tường nhà anh Đ. bị nứt nẻ, hễ mưa là nước thấm chảy ngay ổ điện. (ảnh anh Đ. cung cấp)[/caption]
Anh Đ. nói thêm: "Giờ mà đi đâu, hễ thấy nói mưa là chỉ duy nhất 1 nỗi lo thường trực là trong nhà ướt, ngập như ngoài sân." Còn gia đình anh T., chị H. sống tại nhà E4 bức xúc: “Chúng tôi bỏ tiền ra để mua căn hộ về ở, dù giá có thấp thật đấy nhưng không phải vì thế mà làm công trình nhà ở xã hội với chất lượng kém như thế này được.
[caption id="attachment_21193" align="aligncenter" width="600"]
Góc tường phòng ngủ nhà anh T. bị nứt nẻ đến 0,3cm. Mỗi khi mưa là phòng ngủ nhà anh lại như ngoài sân, lênh láng nước. (ảnh anh T. cung cấp)[/caption]
Ai đời, thi công ẩu tới mức, cửa sổ thì không bơm silicon bên ngoài mà chỉ bơm bên trong dẫn đến tình trạng nước tràn vào, các khe thoát nước thì vừa ít lại vừa nhỏ nên nước tràn vào gây ngập.” Anh T. chia sẻ thêm: “Căn nhà mình là căn góc, tường phòng ngủ thì nứt ngang, nứt dọc khiến hễ mưa là nước lại thấm, chảy lênh láng vào phòng. Chúng tôi đã phản ánh tới chủ đầu tư thì họ trả lời là do nứt vữa trát tường bị co ngót. Co ngót tại sao lại chảy được nước vào bên trong nhà chứ?” – Anh T. bức xúc.
[caption id="attachment_21194" align="aligncenter" width="600"]
Đoạn cổ trần nhà của căn hộ gia đình anh T. cũng bị thấm nước mỗi khi mưa. (ảnh anh T. cung cấp)[/caption]
Còn gia đình anh H, gia đình chị K sống ở tầng 11, nhà E3 khu chung cư Ecohome 1 cũng phải chịu “thiệt hại” nặng nề sau trận dông lốc khi trần nhà bị bong tróc, nứt nẻ, phải lấy cột gỗ chống đỡ.
[caption id="attachment_21195" align="aligncenter" width="600"]
Trần nhà anh H. bị sập, phải dùng thanh gỗ để chống đỡ. (ảnh gia đình cung cấp)[/caption]
Chủ đầu tư nói gì? Lý giải về tình trạng nước thấm, chảy qua cửa kính, Chủ đầu tư cho hay: Hệ nhôm kính được sử dụng cho công trình đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và cao cấp hơn so với các dự án cùng phân khúc; tuy nhiên trong quá trình gia công lắp đặt, nhà thầu thi công đã không đảm bảo việc triệt tiêu các lỗi kỹ thuật có thể xảy ra trong thời gian sử dụng. Các lỗi có thể xảy ra bao gồm: Bắn sót keo; Một số vị trí ghép nối giữa thanh đứng và thanh ngang bơm keo còn sót; Lỗ thóat nước nhỏ, dẫn đến khi mưa lớn không đảm bảo thóat nước kịp tại vị trí thanh ngang, dẫn đến tràn nước. Hiện tại, Chủ đầu tư đã quyết liệt chỉ đạo nhà thầu thực hiện công tác bảo hành, sửa chữa, khắc phục triệt để, toàn diện các hiện tượng trên cho tất cả các hệ thống cửa nhôm kính của tòa nhà
[caption id="attachment_21196" align="aligncenter" width="600"]
Hiện nay, mỗi ngày có tới cả chục thợ thay nhau đu dây đục, trát các vết nứt bên ngoài các căn hộ.[/caption]
Về việc nứt nẻ tường, Chủ đầu tư cho rằng: Chủ đầu tư đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về sử dụng gạch không nung. Đây là lọai vật lịêu mới có tính chất khác với gạch nung truyền thống, vì vậy, có thể xảy ra các hiện tượng sau: Rạn vữa tường xây; Rạn vữa trát vị trí tiếp giáp đáy dầm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nứt nẻ tường được Chủ đầu tư đưa ra là: Do tính chất vật liệu có đặc tính hút nước lớn, hơn nữa thời gian hoàn thiện lại trong mùa hanh khô nên vữa xây bị mất nước nhanh làm giảm độ liên kết khối xây với kết cấu bê tông. Hiện tại chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu và nhà cung cấp sửa chữa, bảo hành, khắc phục hiện tượng co ngót vữa xây. Chúng tôi đã nghiên cứu lại về việc sử dụng gạch không nung này cho phù hợp với các dự án sắp tới. Hiện tại, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô đang tiếp tục triển khai xây dựng Dự án nhà ở xã hội Ecohome 2 cách đó chừng vài trăm mét. Hy vọng rằng, tại dự án này, chủ đầu tư sẽ khắc phục được tình trạng như dự án trước đó.
Nam Phong/Một thế giới