Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69

Thứ ba, 20/04/2021 21:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thông tin từ gia đình, chiều nay 20/4, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời vào tại nhà riêng, hưởng thọ 69 tuổi.

Hiện nguyên nhân về sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vẫn chưa được xác nhận chính xác.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, chiều 20/4, ông có lịch làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng gần đến giờ vẫn không thấy ông xuất hiện, êkíp không liên lạc được với ông. Người thân đến nhà mới khoảng 15h, phát hiện ông qua đời trong phòng riêng.

Thông tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời khiến bạn bè và người hâm mộ vô cùng bàng hoàng.

Nhà thơ Hữu Việt đau buồn gửi lời tiễn biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: "Đây có lẽ là bức ảnh cuối cùng của người anh yêu quý! Bất ngờ và đột ngột quá! Thêm một nhà thơ lớn về tài năng và tuyệt vời về nhân cách đã nằm xuống".

hoang-cam

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 ở Hà Nội. Ông là con trai nhạc sĩ Hoàng Giác. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông thi đỗ vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (khóa 16).

Năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm cùng bạn bè đồng khóa trong Khoa Ngữ văn đã tình nguyện nhập ngũ, khoác ba lô ra trận. Ông đã sống và chiến đấu ở những mặt trận ác liệt nhất, trong đó có mặt trận Trị Thiên - Huế.

Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với các bài thơ tình gắn với học sinh, sinh viên, được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích như: Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu...

Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn được biết đến vai trò sáng tác kịch bản phim, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đêm hội Long Trì, Hà Nội mùa Đông năm 46, Mùi cỏ cháy. Ông từng tham gia đóng phim và được yêu mến với vai bác sĩ Hoa Súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài THVN.

Trong suốt sự nghiệp thơ ca của mình, ông từng đoạt giải của Báo Văn nghệ năm 1972-1973. Ở vai trò biên kịch, ông cũng từng được trao giải Biên kịch xuất sắc cho kịch bản phim Mùi cỏ cháy của LHP Việt Nam lần thứ 17 và giải Cánh diều năm 2011.

Khánh Ngọc

Tin khác

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa
Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

(CLO) Bảo tàng Ninh Bình đã tổ chức trưng bày hình ảnh và hiện vật phục vụ Lễ hội Hoa Lư năm 2024 với chuyên đề "Kinh đô Hoa Lư-Theo dòng lịch sử" trong 3 ngày (17-19/4/2024).

Đời sống văn hóa
Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

(CLO) Triển lãm trực tuyến về Quần thể danh thắng Tràng An trên Google Arts & Culture chính thức ra mắt ngày 18/4, với sự hỗ trợ của Google Arts & Culture và UNESCO World Heritage.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

(CLO) Cùng với lễ giỗ tổ tại Đất tổ - Đền Hùng Phú Thọ, người dân vùng đất Tây nguyên cũng hướng về và thành kính tổ chức lễ Giỗ tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng trấn linh, đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đời sống văn hóa