Nhà văn Sơn Tùng qua đời

Thứ sáu, 23/07/2021 09:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau một thời gian dài mắc chứng tai biến não, nhà văn Sơn Tùng đã tạ thế vào lúc 23h05p tối ngày 22/7 tại nhà riêng (khu tập thể Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội), hưởng thọ 93 tuổi.

Nhà văn Thiên Sơn - cháu gọi nhà văn Sơn Tùng bằng bác sinh cho biết: "Sức khỏe của cụ đã chuyển biến xấu hơn một tháng qua và phải nằm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Khoảng sau 23h tối qua thì cụ mất".

"Ông là một người đặc biệt và là một nhà văn đặc biệt. Ý chí sống và sáng tạo phi thường của ông là một tấm gương lớn", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ lòng ngưỡng mộ của ông với nghị lực sống và sức sáng tạo của nhà văn Sơn Tùng.

Nhà văn Sơn Tùng - tác giả

Nhà văn Sơn Tùng - tác giả "Búp sen xanh" qua đời ở tuổi 93.

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944 (70 năm tuổi đảng). Cuối năm 1967, ông được cử vào chiến trường miền Nam để thành lập Báo Thanh niên miền Nam. Ngày 15/4/1971 ông bị thương nặng (hạng 1/4) tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, phải ra Bắc điều trị.

Sơn Tùng là nhà văn viết về chiến tranh qua các tiểu thuyết: Vườn nắng, Lõm; về danh nhân cách mạng qua các truyện lịch sử như Trần Phú, Nguyễn Hữu Tiến… Mảng sách thành công nhất của ông, để lại ấn tượng nhất là mảng sách về đề tài chủ tịch Hồ Chí Minh: "Từ làng Sen"; "Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh", "Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh", "Bác về"... Trong đó, tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là "Búp sen xanh" viết về Bác Hồ từ những ngày thơ ấu cho đến khi ra đi tìm đường cứu nước. Ra mắt lần đầu năm 1982, tới nay, tác phẩm "Búp sen xanh" đã được tái bản lần thứ 30.

Ngoài tiểu thuyết, cuối năm 1987, nhà văn Sơn Tùng còn hoàn thành kịch bản phim mang tên "Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng" mà năm 1990 được dựng phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn", đạo diễn Long Vân, quay phim Nguyễn Quang Tuấn, diễn viên Tiến Lợi vào vai Bác Hồ.

Năm 2011, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và trở thành người thứ 4 thuộc Hội Nhà văn nhận được danh hiệu này.

Duy Chung

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa
Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa
Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa