(NB&CL) Trong số những nghệ sĩ sinh năm 1975 - thế hệ không còn phải chứng kiến, không phải trải qua chiến tranh - hẳn nhiều người biết đến nhạc sĩ Giáng Son, giảng viên của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.
Năm 2022, thế hệ này đã ở độ tuổi mà sự nghiệp đã đủ vững vàng, đủ trải nghiệm, đủ hiểu biết về cuộc sống. Nữ nhạc sĩ Giáng Son chia sẻ với Nhà báo & Công luận góc nhìn của chị về chiến tranh, hòa bình và những giá trị của cuộc sống…
“Thiệt thòi” vì không được chứng kiến thời khắc vĩ đại
+ Chào nhạc sĩ Giáng Son. Xin chị chia sẻ về những kỷ niệm thời còn nhỏ, lúc đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh?
- Giáng Son sinh ra chỉ trước ngày giải phóng ít lâu nên vào thời điểm giải phóng đất nước, Giáng Son còn quá bé, chưa biết được gì. Khi Giáng Son lớn một chút, qua báo chí, phim ảnh và lời kể của bố mẹ thì Giáng Son được biết, vào ngày giải phóng mọi người đều vỡ òa niềm vui. Bất cứ ai đang làm công việc gì khi nghe tin đều chạy ra sân, ra ngõ reo hò mừng vui, gặp ai cũng ôm và nước mắt cứ trào ra...
Nghe kể, Giáng Son có thể tưởng tượng ra không khí hân hoan, xúc động đó trong ngày trọng đại của đất nước, dù không được tận mắt chứng kiến. Nhưng Giáng Son không thể có được cảm xúc vỡ òa đầy xúc động đó. Có lẽ chỉ những người từng trải qua chiến tranh, trải qua mất mát, với khát khao hòa bình rất mãnh liệt mới có những hành động rất tự nhiên và vô cùng nhân văn đó. Giáng Son vẫn nghĩ rằng, thế hệ Giáng Son sinh ra cũng có đôi chút “thiệt thòi” khi không được chứng kiến một thời khắc vĩ đại trong lịch sử của đất nước.
Lớn hơn một chút, Giáng Son vẫn nhớ rõ một thời vất vả khi những năm bao cấp, đất nước còn khó khăn. Bố mẹ Giáng Son đều là giảng viên nghệ thuật, gia đình có 4 anh chị em, cuộc sống rất nghèo. Mỗi tháng gia đình Giáng Son 6 người nhưng chỉ được 1 hoặc 2kg thịt, thành ra Giáng Son lúc nào cũng chỉ mong đến Tết để được ăn thịt gà và bánh kẹo… .
Không có tiền mua đồ mới, Giáng Son phải mặc lại quần áo của chị, thậm chí quần áo còn vá trước vá sau. Nhưng phải nói rằng, lúc đó ai cũng nghèo, đời sống vật chất khó khăn nhưng đời sống tinh thần lại rất vui. Nhất là nhà Giáng Son ở khu trường Điện ảnh, suốt ngày được xem tuồng, chèo, cải lương, được nghe các làn điệu dân ca nên nghệ thuật dân tộc ngấm vào Giáng Son từ bé tí. Cộng với gia đình cũng làm nghệ thuật dân tộc, thành ra Giáng Son có tới hai kho báu là âm nhạc dân tộc và tình yêu đối với âm nhạc cổ điển. Có lẽ vì thế mà trong sáng tác của Giáng Son thường có một chút chất liệu âm nhạc dân tộc.
+ Chắc hẳn được sống trong hòa bình sẽ có rất nhiều thuận lợi. Chị nhìn nhận như thế nào về cuộc sống của thế hệ những người sinh ra sau chiến tranh?
- Chúng tôi là thế hệ quá may mắn. Chúng tôi được sống trong hòa bình, không phải chịu cảnh bom rơi đạn nổ. Mặc dù không có những trải nghiệm trực tiếp về chiến tranh nhưng khi nhìn sang cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang diễn ra, tôi mới thấy quý từng giây, từng phút hòa bình mà mình đang được hưởng.
Chắc chắn rằng, khi có chiến tranh, lập tức mọi thứ sẽ bị đảo lộn, ranh giới giữa sự sống và cái chết sẽ trở nên rất mong manh. Bởi vậy, được sống trong hòa bình, Giáng Son thực sự biết ơn. Chúng tôi được yên bình, được sống, học tập, làm việc, được đi đây đi đó, được làm tất cả những gì thuộc về âm nhạc như làm CD, làm liveshow hay kết nối với các tác giả nước ngoài...
Bây giờ chúng tôi được sống trong môi trường thuận lợi về mọi mặt, việc giao lưu, học hỏi vô cùng dễ dàng, nhanh chóng. Qua internet mình có thể tiếp cận với âm nhạc thế giới, có thể nghe và xem được ngay một bài hát, một ban nhạc hay một tác giả mà mình yêu thích. Đó là những thuận lợi vô cùng lớn so với thời bố mẹ của Giáng Son và đấy cũng là một trong những giá trị của hòa bình mang lại cho mọi người.
Âm nhạc thị trường được lăng xê quá mức
+ Hiện tại, đất nước đã hòa bình được mấy chục năm, các vết thương chiến tranh đã được hàn gắn nhưng cũng có những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Với chị, đó là những vấn đề gì?
- Chúng ta biết thời nào thì cũng có những khó khăn của thời đó. Hai năm vừa qua là thời kỳ dịch bệnh có thể nói là kinh khủng, rất nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ mắc bệnh và không qua khỏi, đó là mất mát, là nỗi đau vô cùng lớn.
Còn nói riêng về nghệ thuật hay sâu hơn là âm nhạc, Giáng Son thấy có việc âm nhạc thị trường được quan tâm và truyền thông lăng xê quá mức, trong khi những thể loại âm nhạc “hồn cốt” là nghệ thuật dân tộc, âm nhạc dân tộc thì vẫn ít được quan tâm. Rồi là, âm nhạc thính phòng giao hưởng họ vẫn tồn tại nhưng sự quan tâm và sân khấu dành cho loại nhạc này khá là hạn chế và những người làm nghề vẫn phải vật lộn hằng ngày.
Sự tung hô quá mức của dòng nhạc thị trường khiến ta có cảm giác các dòng nhạc khác bị lép vế, đây là sự mất cân bằng của đời sống âm nhạc. Giáng Son không phản đối âm nhạc thị trường nhưng nếu nó quá mức đến nỗi lấn át tất cả mọi thứ khác thì lại là bất cập.
Thêm nữa, những vấn đề như là vi phạm về đạo đức nghề nghiệp trong giới nghệ sĩ dường như nhiều hơn. Theo Giáng Son, cần có chế tài nghiêm khắc hơn nữa để điều chỉnh những vi phạm này. Khán giả cũng cần xây dựng thói quen tẩy chay đối với những nghệ sĩ có hành vi không phù hợp. Theo Giáng Son, khán giả phải là những người nghiêm khắc nhất thì nghệ sĩ mới “sợ”, bởi vì nghệ sĩ tồn tại được là do có khán giả.
Hạnh phúc của nhạc sĩ là khi tác phẩm có đời sống riêng
+ Đến bây giờ “Giấc mơ trưa” vẫn là một bài hát được nhiều người yêu thích. Cảm xúc của chị về điều này như thế nào?
- Bài hát này đến nay đã được 18 năm rồi. Sau khi được giải Bài hát Việt, Nhạc sĩ ấn tượng rồi Bài hát của tháng, đến bây giờ “Giấc mơ trưa” vẫn có những đời sống riêng. Thùy Chi rồi Khánh Linh là những ca sĩ đã nổi tiếng từ bài hát này vẫn xin phép Giáng Son để hát trong những chương trình lớn. Như vậy có thể thấy “Giấc mơ trưa” vẫn có đời sống của nó và vẫn được mọi người nhớ đến. Không phải là tác phẩm nào cũng được như thế, đấy cũng có thể là “số phận” của “Giấc mơ trưa” và đối với tác giả là quá hạnh phúc rồi.
+ Tôi có đọc được một đánh giá rằng chị là người phụ nữ đầu tiên và thành công nhất trong vai trò là một nữ nhạc sĩ. Đến bây giờ nhìn lại, chị có hài lòng về cuộc sống và chị có đặt ra thách thức nào cho mình?
- Theo Giáng Son, cá nhân mỗi người đều có những vấn đề riêng nhưng Giáng Son hài lòng về cuộc sống của mình. Tôi không đến nỗi quá thiếu thốn, tôi có một công việc yêu thích là giảng dạy, tôi có một công việc để đam mê là sáng tác, tôi có gia đình, tôi có những người thân yêu, tôi có sự kết nối của những người yêu thích âm nhạc của tôi và tôi cũng tạm thời được mọi người biết đến một chút.
Bây giờ có thể nói đã ổn định nhưng Giáng Son cũng không ngại khi thử sức ở một vài lĩnh vực khác mà Giáng Son trước đây chưa từng thử như nhạc điện tử hay thể loại nhạc rock... Điều này sẽ thuận lợi hơn khi Giáng Son còn trẻ nhưng cũng hoàn toàn có thể, ngay cả bây giờ. Giáng Son cũng đang lên kế hoạch ra một album mới, nhưng tính Giáng Son không hay nói trước điều gì nên tạm thời xin chưa bật mí về điều này.
+ Trân trọng cảm ơn chị vì cuộc trò chuyện thú vị này!
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.