Nhạc sĩ Ngọc Khuê: “Quán Thanh xuân đã len lỏi vào đời sống tâm hồn của mỗi người”

Thứ năm, 30/01/2020 07:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Là người thường xuyên theo dõi Quán Thanh xuân, nhạc sĩ Ngọc Khuê, tác giả của nhiều ca khúc về mùa xuân rất được yêu thích, đã có những chia sẻ hết sức tình cảm, chân thành với phóng viên báo Nhà báo và Công luận khi chương trình số đầu tiên của năm 2020 được phát sóng trên VTV1 tối nay.

Kết thúc năm 2019 với nhiều thành công khi ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng, là “món ăn tinh thần” không thể bỏ qua mỗi tối chủ nhật tuần đầu tiên của tháng, chương trình Quán Thanh xuân số đầu tiên của năm 2020 mang tên Hội Quán Thanh xuân hứa hẹn sẽ giúp khán giả hoài niệm lại những ký ức của thời xưa cũ gắn bó với Tết cổ truyền của dân tộc cũng như hương vị của mùa xuân đang ngập tràn trên khắp phố phường, làng quê của đất nước Việt Nam thân yêu. Nhạc sĩ Ngọc Khuê, tác giả của ca khúc nổi tiếng “Mùa xuân làng lúa làng hoa” đã có nhiều bồi hồi, xúc động khi trong chương trình đầu năm được phát sóng bài hát này của ông.

Nhạc sĩ Ngọc khuê (thứ 2 từ trái sang) trong một chương trình Tết mang tên

Nhạc sĩ Ngọc khuê (thứ 2 từ trái sang) trong một chương trình Tết mang tên "Những làng hoa Hà Nội vào Xuân"

- Thưa nhạc sĩ Ngọc Khuê, mỗi dịp Tết đến xuân về, giai điệu trong trẻo, da diết của “Mùa xuân làng lúa làng hoa” lại vang lên khiến tâm hồn mỗi người trong chúng ta lại cảm thấy thật tươi mới, yêu đời. Năm nay, cảm xúc của ông thế nào khi ca khúc này được biểu diễn trong chương trình Quán Thanh xuân phát sóng ngày mùng 5 Tết? 

Có thể nói dường như năm nào cũng vậy, cứ Tết đến xuân về, trên tất cả các kênh VTV, VOV hay VTC và nhiều kênh khác nữa đều phát sóng bài hát này. Với tôi, là “cha đẻ” của nó thì thật không biết nói gì hơn, ngoài hai từ hạnh phúc.

Đây là ca khúc mà tôi đã sáng tác từ cách đây 40 năm, khi đất nước còn đang ở thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, thiếu thốn. Nhưng hôm nay như bạn đã biết, đất nước thân yêu của chúng ta đã có vị thế trên trường quốc tế, là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đời sống người dân ngày càng ấm no hạnh phúc. Tuy cùng là một bài hát của tôi, có thể cùng một ca sĩ thể hiện nhưng tâm thế thì đã rất khác, niềm vui cũng vì thế mà nhân lên gấp bội.

Năm nay, thật vinh dự cho tôi khi ca khúc này được chọn biểu diễn trong chương trình Quán Thanh xuân số đầu tiên của năm mới. Điều đó lại càng khẳng định vị trí của ca khúc này trong lòng công chúng yêu nhạc.

Quán Thanh xuân là một chương trình rất hấp dẫn và tôi cũng như những người thân trong gia đình hầu như không bỏ qua một chương trình nào. Xen giữa ký ức là âm nhạc, đó là điều làm nên sự khác biệt của chương trình này. Có thể nói, Quán Thanh xuân đã len lỏi vào đời sống tâm hồn của mỗi người.

- Theo nhạc sĩ thì đâu là điều làm nên sự thành công của “Mùa xuân làng lúa làng hoa” trong suốt 4 thập niên qua?

Điều làm nên sự thành công của tác phẩm này, đó chính là ca từ của mình đã nói được nhiều thứ: Mùa xuân, Hà Nội và Nông nghiệp (Lúa). Hay nói cách khác là nó đã nói trúng vào 2 điều gần gũi và tất yếu của cuộc sống, đó là đời sống vật chất và đời sống tinh thần! Còn theo nhận xét của một số bạn bè làm âm nhạc và cả những người yêu nhạc thì đây là bài hát có giai điệu đẹp, mang đậm chất dân gian, nhưng lại mang được hơi thở hiện đại, dễ nhớ và dễ thuộc, dễ chiếm được cảm tình của người nghe.

Trường quay của chương trình Hội quán thanh xuân ngập tràn không khí Tết

Trường quay của chương trình Hội quán thanh xuân ngập tràn không khí Tết

- Cùng với “Mùa xuân làng lúa làng hoa” thì chương trình Hội quán thanh xuân có chọn biểu diễn một số ca khúc như: Mùa xuân bên cửa sổ, Điều đó rồi sẽ xảy ra Đánh thức tầm xuân, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, Như khúc tình ca, Khúc xuân, Xuân họp mặt. Dưới con mắt của người làm âm nhạc, ông có đánh giá gì về cách chọn những bài hát trong chương trình đặc biệt này?

Có thể nói đây đều là những bài hát hay, mang đậm hương vị Tết và mùa xuân. Khi được hát lên những ca từ và giai điệu sẽ giúp người nghe cảm thấy vui tươi hơn, hứng khởi hơn khi một mùa xuân mới lại về. Và điều quan trọng hơn nữa, những bài hát đúng với tiêu chí của chương trình, đó là gợi nhớ đến một thời thanh xuân của mọi người, một thời đong đầy kỷ niệm khó có thể nào quên.

- Hòa với không khí Tết, cùng với bánh chưng, dưa hành, câu đối... thì những ca khúc xuân đã góp phần quan trọng thế nào trong việc định vị một cái Tết trọn vẹn trong tâm thức người Việt, thưa nhạc sĩ?

Đúng là Tết Việt hiện nay có đầy đủ nhiều thứ, nhưng bên gia đình, bên những người thân yêu thì sao thiếu vắng được những ca khúc về mùa xuân. Theo tôi sẽ thật là thiếu sót, sẽ thật là đáng trách nếu Tết mà lại thiếu đi những ca khúc này. Bởi cuộc sống của chúng ta đã có quá nhiều những suy nghĩ, lo toan, Tết là dịp mà chúng ta được thảnh thơi bên gia đình, người thân. Cùng với đó, là dịp để tâm hồn được “tưới mát” thêm phần lãng mạn, yêu đời để chuẩn bị bước vào một quy luật mới của đất trời.

- Là người thường xuyên theo dõi các chương trình Quán Thanh xuân từ khi được lên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, nhạc sĩ có kỳ vọng gì vào chương trình Quán Thanh xuân trong năm 2020 này?

Theo tôi, hiện nay thời bão hóa công nghệ, thời mà nhiều giá trị văn hóa đạo đức đang có những “vấn đề” thì những chương trình như thế này sẽ giúp khán giả được sống “chậm” lại, qua đó, gìn giữ và trân quý những ký ức thanh xuân đẹp đẽ của mỗi người, để chúng ta dù có “Hòa nhập chứ không hòa tan”. Tôi mong những người thực hiện chương trình sẽ không ngừng sáng tạo, cách tân để gây được nhiều cảm xúc với khán giả truyền hình.

- Xin cảm ơn nhạc sĩ Ngọc Khuê! Mong rằng ông sẽ tiếp tục đồng hành, theo dõi chương trình Quán Thanh xuân và sáng tác thêm nhiều ca khúc hay!

Ngô Khiêm (thực hiện)

Tin khác

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

(CLO) Đờn ca tài tử là nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ và Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ.

Đời sống văn hóa
Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa