Nhạc sĩ Phạm Tuyên và những lời ca dâng Đảng

Thứ ba, 02/02/2021 08:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong không khí chào mừng Đại hội XIII của Đảng, kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng, mừng Xuân Tân Sửu, hòa chung niềm vui đó chúng ta lại bồi hồi nhớ về những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết về Ðảng. Qua nhiều thập kỷ các ca khúc trở thành tiếng nói đồng cảm của triệu triệu trái tim.

Sự kiện: Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12-1-1930 tại Hà Nội, nhạc sĩ là một nhân vật đặc biệt, sinh cùng năm với ngày Đảng ra đời và trở thành đảng viên ngày 27.7.1950, khi mới 20 tuổi. Nhạc sĩ Phạm Tuyên học ghi ta và phong cầm từ khi còn nhỏ. Những ngày vui của gia đình, nhạc sĩ sáng tác các ca khúc nhỏ tặng các anh chị em, khi đó nhạc sĩ khoảng 9-10 tuổi. Vào trường Lục quân, nhạc sĩ viết bài hát cho đồng đội. Ở trường Thiếu sinh quân viết bài hát cho các em nhỏ mặc áo lính. Những ca khúc ấy hồn nhiên, tươi trẻ, nhạc sỹ Phạm Tuyên viết từ nhu cầu cuộc sống, động viên nhau trong học tập và chiến đấu.

Bằng vốn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc) ông tiếp cận với kho tàng âm nhạc quốc tế và các tri thức âm nhạc phong phú của nhân loại...cùng với năng khiếu bẩm sinh và sự cảm thụ nhạy cảm, nhạc sĩ đã tự tin bước vào con đường âm nhạc. Năm 1957, thành lập Hội Nhạc sĩ, nhạc sĩ là một trong những người đầu tham gia, là thành viên sáng lập. Bắt đầu từ đó nhạc sĩ sáng tác không biết mệt mỏi.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với những lời ca dâng Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với những lời ca dâng Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Các đề tài mà nhạc sĩ sáng tác đều được đón nhận với những âm hưởng mang sắc thái muôn màu vì ông đã làm cho các đối tượng được nhạc sĩ phản ánh nao lòng, ghi nhớ. Từ các cháu mẫu giáo cho đến các cụ già, phụ nữ, thanh niên, bộ đội, công an, giáo viên, công nhân, nông dân... đều mê và ngân nga câu hát viết về “mình”.

Trong số hàng trăm ca khúc, bài hát “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” là bài hát đầu tiên nhạc sĩ viết về Đảng. Trong đó lời bài hát đã dần quen thuộc với bao thế hệ. “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng/ Trước như tuổi thơ tôi nào biết được/ Máu tôi đỏ và tim tôi yêu nước/ Tôi chỉ biết là đêm tối mênh mông/ Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng/ Đảng tôi ơi, cám ơn Người dạy dỗ/”. Bài “Đảng đã cho ta một niềm tin ở tương lai/ Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước mong/ Thế giới quanh ta hân hoan ngân tiếng cười....”

Rồi bài hát “Khi ta có mặt trời chân lý”, nhạc sĩ viết ngay sau khi giải phóng miền Nam... Những bài hát ngợi ca Đảng của nhạc sĩ đã theo các chiến sĩ trên đường hành quân sau này.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Nhạc sỹ Phạm Tuyên năm 2020.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Nhạc sỹ Phạm Tuyên năm 2020.

Đến cuối năm 1979 đầu năm 1980, sau chuyến đi thực tế đồng bằng sông Cửu Long, nhạc sỹ Phạm Tuyên trở về thành phố Hồ Chí Minh. Tại thành phố, trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Ðảng, ông giãi bày với nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền mong muốn sáng tác bài hát ca ngợi Ðảng ta. Nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền chép cho Phạm Tuyên hai khổ thơ lục bát trong bài thơ ngắn Mầu cờ tôi yêu khắc họa hình tượng của lá cờ đỏ búa liềm.

Lời thơ tạo cho nguồn cảm xúc của ông. Ngay đêm hôm đó, hai nhạc sĩ chụm đầu bên cây đàn cùng sáng tác và hát thử. Ca khúc được viết với tình cảm thiết tha và sâu lắng. Các nốt nhạc uyển chuyển theo ca từ trong sáng, tươi tắn. Không lâu sau, ca khúc đựợc phát trên làn sóng Ðài Tiếng nói Việt Nam. Hai NSND Lê Dung và Thanh Hoa là những người hát thành công ca khúc này. Mầu cờ tôi yêu nhanh chóng trở thành bài ca yêu thích của hàng triệu người dân Việt Nam.

Hai ca khúc “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” và “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” đã được xếp hạng trong Top 10 bài hát hay nhất về Đảng và về đất nước do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức bình chọn trong năm 2000.

Hai ca khúc “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” và “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” đã được chọn là những bài hát hay nhất về Đảng.

Hai ca khúc “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” và “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” đã được chọn là những bài hát hay nhất về Đảng.

Tình yêu Đảng luôn gắn liền với tình yêu Bác Hồ, chùm bài hát nhạc sĩ sáng tác về Bác Hồ kính yêu: Từ làng Sen, Việt Bắc nhớ Bác Hồ, Suối LêNin, Ngày thống nhất Bác đi thăm... đã nói lên tình cảm sâu sắc đó. Bài hát “Từ làng Sen” nhạc sĩ viết khi cả nước tiễn đưa người. Ca khúc vừa bi tráng vừa là bài về dân gian kể về một anh hùng dân tộc. Người nghe khó cầm lòng khi nghe về giai điệu quá thiết tha, tình cảm.

17 giờ, ngày 30.4.1975, sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam loan tin chiến thắng thì liền sau đó vang lên bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Bài hát hào hùng, tha thiết và chứa chan cảm xúc đã làm triệu triệu người Việt Nam rơi nước mắt. Miền Nam chiến thắng, tự hào về Đảng, Bác Hồ hòa nhập vào niềm vui lớn của đất nước, cất thành ca khúc mà tất cả cùng hát lên hào hùng.

Bài hát ấy nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác từ khi nghe tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất. Những ca từ vút lên cũng là lúc Việt Nam tuyên bố chính thức giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trước toàn thế giới. Đây có lẽ là bài hát có số từ ít nhất trong số những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên (60 từ), sáng tác trong khoảng 2 giờ nhưng lại mang một giá trị đặc biệt như ông từng tâm sự: "Chỉ có hai giờ cho cả cuộc đời".

Đến ngày nay bài hát đó được lan truyền từ người già đến trẻ nhỏ và được hát trong các buổi lễ hội lớn, nhỏ của đất nước và được hát ở nhiều nước trên thế giới. Ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được thưởng Huân Chương lao động hạng ba.

Đêm nhạc

Đêm nhạc "Cây đại thụ và Cánh én tuổi thơ" mừng sinh nhật 91 tuổi của nhạc sĩ Phạm Tuyên (12-1-1930 - 12-1-2021) vừa được tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam, nơi ông đã có thời gian dài gắn bó.

Bằng sự lao động, sáng tạo và tấm lòng nhân hậu ông đã sáng tác 700 tác phẩm âm nhạc trong đó có 200 tác phẩm dành cho thiếu niên nhi đồng. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã được trao Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Âm Nhạc.

Những bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên thường dễ thuộc, dễ hát, thích hợp với mọi đối tượng. Với giai điệu và ca từ trong sáng, trang trọng, qua năm tháng mọi tầng lớp nhân dân hào hứng đón nhận, có sức lan tỏa mạnh mẽ và vinh dự trở thành một trong những bài ca chính thức của Đảng.

Theo dòng chảy thời gian, những bài hát, những giai điệu về Đảng và Bác Hồ của nhạc sỹ luôn tô thắm cho giá trị lịch sử. Cứ mỗi lần được nghe lại, những người con đất Việt đều tràn ngập cảm xúc thành kính và sáng lên một niềm tin yêu theo Đảng.

Vừa qua nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ Phạm Tuyên, NXB Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách Nhạc sĩ Phạm Tuyên - Tuyển tập 100 bài hát. Dù tuổi cao và không còn khỏe, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn dành nhiều thời gian chăm chút cho tác phẩm mới này.

Ông tâm sự 100 bài hát trong cuốn sách là những tác phẩm ông yêu thích nhất, đa dạng phong cách, đa dạng vùng miền. Mỗi bài hát là một câu chuyện sống động về những sự kiện, thời khắc lịch sử. Song hành cùng 100 ca khúc là những bài viết của PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết, vợ của nhạc sĩ Phạm Tuyên, trích trong Hồi ký “Chúng tôi đã sống như thế”, giúp độc giả có thêm thông tin, đến gần hơn những bài hát đi cùng năm tháng.

Lê Tâm

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa