(CLO) Theo các chuyên gia, đề thi tham khảo tổ hợp Khoa học xã hội tuân thủ đúng cấu trúc nội dung công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Theo các chuyên gia đến từ hệ thống Hệ thống giáo dục HOCMAI, mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học xã hội vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Môn Lịch sử, so với đề thi chính thức năm 2022, đề thi tham khảo năm 2023 có độ khó tương đương, nội dung đề thi không có nhiều biến động.
90% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 - tăng 1 câu so với đề thi tốt nghiệp năm 2022 bao gồm cả câu hỏi phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.
Đề thi có tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi chính thức năm 2022.
80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản. Các phương án lựa chọn của câu hỏi nhận biết độ nhiễu không cao, học sinh dễ dàng chọn được đáp án đúng.
Bên cạnh đó, đề thi vẫn xuất hiện dạng câu hỏi liên quan đến xác định vị trí của quốc gia, hoặc phong trào cách mạng (liên quan đến kiến thức Địa lí) ví dụ câu 12, câu 20.
20% câu hỏi thuộc phần vận dụng, vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.
Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh dạng bài so sánh (câu 32, 35, 40), liên chuyên đề, liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng hoặc bản chất sự kiện (câu 34).
Ở môn Địa lí, theo các thầy cô đến từ tổ xã hội – Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11.
Tỷ lệ câu hỏi lí thuyết /thực hành là 52,5%/47,5%. Đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi tốt nghiệp năm 2022. Tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu/vận dụng và vận dụng cao là 75% - 25%.
Trong phần câu hỏi Nhận biết, có 15 câu sử dụng Atlat. 25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí tự nhiên, Địa lí các vùng kinh tế và Địa lí ngành kinh tế.
Đối với phần thực hành kĩ năng Địa lí, điểm mới là những câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam năm nay đề bài không ghi rõ số trang mà ghi tên trang Atlat học sinh cần sử dụng, với điểm mới này, để khai thác tốt và nhanh tài liệu này học sinh cần nắm chắc mỗi trang Atlat thể hiện nội dung gì.
Phần biểu đồ và bảng số liệu không có dạng bài mới, học sinh vẫn phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu.
Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.
Các câu 74, 75, 76, 78 là những câu hỏi khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn.
Nhìn chung, mức độ câu hỏi tương đương đề thi chính thức năm 2022. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự.
Trong khi đó, tại môn Giáo dục công dân, các chuyên gia cho rằng, đề thi có độ khó cao hơn so với đề thi tốt nghiệp năm 2022 do độ nhiễu của các phương án lựa chọn phức tạp hơn và tang tỉ lệ câu hỏi thông hiểu (tăng 10%).
Đề thi không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới. Trong đề, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11.
75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7 – 8 điểm.
25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi năm 2022.
Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 113, 114, 116, 120 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao.
Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.
(CLO) Công an TP. Hải Phòng phát hiện cơ sở kinh doanh Karaoke Diamond (An Lão) vi phạm quy định về lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh quy định tại điểm c, khoản 2, điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ.
(CLO) Instagram cập nhật DM với tính năng chia sẻ vị trí trực tiếp, đặt biệt danh và thêm nhãn dán mới, giúp kết nối bạn bè dễ dàng, cá nhân hóa trò chuyện, và tăng tính sáng tạo.
(CLO) Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá xuất hiện các xe ô tô chở khách dưới hình thức hợp đồng. Tuy nhiên các xe này lại đón, trả khách liên tỉnh như tuyến cố định.
(CLO) Nhiều đoạn vỉa hè trên các tuyến đường của Thủ đô Hà Nội xuống cấp trầm trọng, gạch vỡ nứt, lồi lõm, làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi bộ.
(CLO) Tại AFF Cup 2024, Indonesia nằm ở bảng B cùng đội tuyển Việt Nam, Philippines, Myanmar và Lào. Tờ Bola nhận định đội tuyển Việt Nam đang sở hữu sức mạnh đáng gờm, hướng tới giải đấu với sự tự tin cao độ nhất.
(CLO) Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiến hành chăng dây bảo vệ xung quanh các hiện vật và tăng cường đội ngũ bảo vệ, hướng dẫn viên. Nhờ những biện pháp này, ý thức tham quan của du khách đã được nâng cao rõ rệt.
(CLO) Triều Tiên hiện đang mở rộng một tổ hợp sản xuất vũ khí quan trọng, theo kết luận từ một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ. Dựa trên hình ảnh vệ tinh, họ cho rằng cơ sở này lắp ráp một loại tên lửa tầm ngắn.
(CLO) Cơ thủ Trần Quyết Chiến đã có phần thi xuất sắc khi ngược dòng đánh bại đối thủ tại vòng 16 để tiến vào tứ kết Giải billiards carom 3 băng Predator Cup 2024.
(CLO) Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu tại tỉnh Cao Bằng, đồng thời tổ chức tiêm bổ sung, tiêm vét vắc xin tại ổ dịch và các khu vực lân cận.
(CLO) Ngay sau khi báo Nhà báo và Công luận phản ánh về Trạm trộn bê tông Thành Trung và Tuấn Lượng hoạt động không phép tại xã Yên Lộc (huyện Ý Yên), UBND tỉnh Nam Định đã ra văn bản chỉ đạo kiểm tra và xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
(CLO) Thời gian vừa qua, báo Nhà báo và Công luận nhận được thông tin phản ánh về việc nhiều mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Ia Pa và Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có dấu hiệu bị khai thác ngoài tọa độ, vận hành thiết bị, quản lý mỏ không đúng quy định…nhưng chưa được các đơn vị chức năng phát hiện và xử lý vi phạm.
(CLO) Trong 20 năm qua, giá đất tại các huyện ngoại thành Hà Nội, như Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm đã tăng phi mã. Nhờ đó, những người nông dân trước đây bỗng chốc trở thành tỷ phú.
(CLO) Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Phương Anh với vai trò liên danh hoặc độc lập thường xuyên trúng các gói thầu lớn, nhỏ tại tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách Nhà nước rất thấp.
(CLO) Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nâng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo sư phạm và y dược có cấp chứng chỉ hành nghề.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2024) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.