"Nhân tài" có được ngoại lệ ?
Vấn đề nguồn nhân lực đang là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Những năm qua, nước ta luôn chú trọng việc xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao. Tuy nhiên, trong thời gian qua vấn đề “chảy máu chất xám”, “thất thoát” nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang ở mức báo động.
(CLO) Vấn đề nguồn nhân lực đang là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Những năm qua, nước ta luôn chú trọng việc xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao. Tuy nhiên, trong thời gian qua vấn đề “chảy máu chất xám”, “thất thoát” nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang ở mức báo động.
Những ngày qua, cả nước chứng kiến việc thành phố Đà Nẵng khởi kiện 7 nhân tài vi phạm hợp đồng khi tham gia đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố (đề án 922), yêu cầu số nhân tài này bồi thường số tiền hơn 10 tỉ đồng và tiếp tục khởi kiện hơn 10 nhân tài khác.
Có thể dễ dàng nhận thấy, thách thức lớn nhất hiện nay là môi trường và điều kiện làm việc ở nước ta còn quá nhiều bất cập, hạn chế sự phát triển tài năng của tuổi trẻ. Việc lựa chọn quyết định về hay ở lại nước ngoài là một lựa chọn khó. Thậm chí đã có nhiều người đặt lên bàn cân để tính toán về và ở, và thường bàn cân đó sẽ nghiêng về việc ở lại một quốc gia nào đó - nơi có điều kiện phát huy tài năng của họ.
[caption id="attachment_49955" align="aligncenter" width="480"]Tuy nhiên, không có gì lạ khi Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực chất lượng cao TP. Đà Nẵng khởi kiện hàng loạt học viên vi phạm hợp đồng cam kết phục vụ địa phương sau khi tốt nghiệp. Vì khi là "nhân tài" họ đã biết rõ họp đồng cam kết nhằm mục đích cam kết thực hiện công việc theo như thỏa thuận, đảm bảo sự ràng buộc giữa các bên với nhau. Và đã là hợp đồng thì cần phải sòng phẳng. Dù là "nhân tài" cũng không được phép xem mình là ngoại lệ trước luật lệ cơ bản này của xã hội.
Nhất là, khi bạn được kỳ vọng là “nhân tài” - người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng và phù hợp, sự đam mê với công việc và có khả năng hòa nhập tốt với môi trường làm việc và văn hóa của doanh nghiệp, bạn cần học cách cư xử cho tương xứng với giá trị.
Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng cho biết: Mặc dù còn rất nhiều việc cấp thiết phải làm, nhưng hàng năm Đà Nẵng vẫn dành một khoản tiền không nhỏ để cho các bạn có tố chất đi học, đồng thời gửi gắm niềm tin và hy vọng các em sẽ tiếp thu trình độ, kỹ năng ở các nước tiên tiến rồi quay về phục vụ lại cho thành phố và nhân dân.
"Tiền thành phố chi cho các học viên đều từ ngân sách. Mà ngân sách là tiền thuế của dân, là mồ hôi của công nhân trong xưởng máy, của nông dân ngoài đồng và cả lệ phí của những chị em buôn thúng bán bưng. Để thất thoát số tiền từ mồ hôi và công sức của nhân dân là không thể được", ông Chiến nhận định.
Thêm một thực trạng đáng buồn nữa là hiện nay nước ta có 12/13 nhà vô địch sân chơi tri thức “Đường lên đỉnh Olympia” được cấp học bổng du học nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học hầu hết các bạn đều ở lại làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài. Thực trạng này cho thấy, từ lâu việc chảy máu chất xám, câu chuyện người có năng lực ở lại nước ngoài mà không muốn về nước làm việc đã trở thành vấn đề nóng không chỉ của riêng Đà Nẵng mà còn trên phạm vi cả nước.
Có lẽ việc thu hút và gìn giữ nguồn nhân lực cho đất nước đang là một bài toán khó có được đáp án?
Giang Phan