Nhật Bản hứa hẹn đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn ASEAN

Thứ ba, 20/10/2020 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ Hai, trong chuyến thăm tại Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cam kết sẽ giúp các công ty Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ trên khắp Đông Nam Á, tạo điều kiện cho việc hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với các nước khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.

Bài liên quan
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (phải) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi dạo tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 19 tháng 10. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (phải) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi dạo tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 19 tháng 10. Ảnh: Reuters

"Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với ASEAN để tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và xây dựng các nền kinh tế ở châu Á có khả năng chống chọi với khủng hoảng", Thủ tướng Suga nói trong bài phát biểu tại Đại học Việt Nhật.

Ông Suga đã chọn Việt Nam và Indonesia là điểm đến cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức để đặt ra các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Nhật Bản hy vọng sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng "chủ đề trọng tâm của ngoại giao Suga là liên minh với ASEAN để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc", theo lời của một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

"Thật không may, ở khu vực này, những diễn biến trái với pháp quyền và sự cởi mở" đã diễn ra ở Biển Đông, ông Suga nói. "Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông".

Không nêu đích danh Bắc Kinh, Thủ tướng Suga ngầm đề nghị ASEAN và Nhật Bản hợp tác về an ninh hàng hải để trở thành đối trọng với Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự lễ đặt vòng hoa tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội ngày 19 tháng 10. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự lễ đặt vòng hoa tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội ngày 19 tháng 10. Ảnh: Reuters

Dữ liệu thương mại của ASEAN trong 10 năm qua cho thấy sự phụ thuộc vào Trung Quốc tăng mạnh. Khi tổng kim ngạch thương mại của nhóm tăng lên 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2019 từ 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2009, thị phần của Trung Quốc đã tăng lên 18% từ 11,6% trong giai đoạn đó.

Đồng thời, các thành viên của khối dễ bị Bắc Kinh đe dọa về mặt an ninh quốc gia. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, tạo ra các tranh chấp lãnh thổ, và đã xây dựng các đảo nhân tạo để củng cố sự hiện diện quân sự của mình ở đó. Ngay cả các nước ASEAN có liên kết thương mại và đầu tư mạnh mẽ với Trung Quốc cũng ngày càng thất vọng với Bắc Kinh.

Indonesia, quốc gia chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội và dân số của ASEAN, cũng đã duy trì khoảng cách với Bắc Kinh. Jakarta hồi tháng 5 đã gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres một bức thư khẳng định rằng "đường chín đoạn" đánh dấu ranh giới các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.

"Tôi muốn nhấn mạnh lại tầm quan trọng của tất cả các bên liên quan đến các vấn đề Biển Đông trong việc hướng tới giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế thay vì sử dụng vũ lực hoặc ép buộc", Thủ tướng Suga nói trong bài phát biểu hôm thứ Hai.

Mặc dù ASEAN giao thương với Nhật Bản ít hơn so với Trung Quốc, nhưng các công ty Nhật Bản có rất nhiều cơ sở sản xuất và cơ sở tiếp thị trong khu vực. Mối quan hệ chặt chẽ của Tokyo với Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng đang hấp dẫn trong bối cảnh căng thẳng thương mại Trung-Mỹ.

Quan hệ đối tác kinh tế sâu rộng hơn với ASEAN cũng phục vụ các mục đích thiết thực cho Nhật Bản. Với việc đại dịch gây ra nguy cơ phụ thuộc quá mức đối với sản xuất của Trung Quốc, Tokyo đang mở rộng chương trình trợ cấp để khuyến khích các công ty Nhật Bản có mạng lưới cung ứng phụ thuộc vào Trung Quốc đa dạng hóa sản xuất sang các quốc gia khác.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ ký hiệp định thương mại tự do ở Phnom Penh, Campuchia, vào ngày 12 tháng 10 - Ảnh: AP

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ ký hiệp định thương mại tự do ở Phnom Penh, Campuchia, vào ngày 12 tháng 10 - Ảnh: AP

Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã thực hiện hai chuyến công du ASEAN vào tháng 8: một đến Singapore và Malaysia và một đến Myanmar, Campuchia và Lào. Việc Motegi được ông Suga tái bổ nhiệm báo hiệu tầm quan trọng của khu vực dưới sự quản lý của ông.

Trung Quốc cũng tiếp tục nỗ lực để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, bao gồm thông qua hỗ trợ kinh tế. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã có các chuyến thăm chính thức tới Campuchia, Malaysia, Lào và Thái Lan trong tháng này và dừng lại ở Singapore. Khi ở Malaysia, ông Vương đã công bố kế hoạch mua dầu cọ, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của nước này.

Trong tương lai, một câu hỏi chính về chính sách đối ngoại đối với ông Suga sẽ là làm thế nào để tổ chức các cuộc họp với các nhà lãnh đạo khác trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung.

Với việc Nhật Bản hiện đang tập trung vào ASEAN, bước tiếp theo có thể sẽ là củng cố mối quan hệ của Tokyo với Washington. Nhưng việc thực hiện một động thái cụ thể sẽ rất khó khăn cho đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11.

Nếu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, Hoa Kỳ có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 sớm nhất trong năm nay, tạo cơ hội cho Thủ tướng Suga gặp gỡ Tổng thống Trump ở bên lề.

Các cuộc họp đa phương thường được tổ chức vào mùa thu, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 và Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương hàng năm, đã được chuyển sang hình thức trực tuyến vì đại dịch virus Corona. Cho đến khi đại dịch lắng xuống, cơ hội ngoại giao trực tiếp vẫn sẽ bị hạn chế cho đến năm sau.

Vân Trần

Tin khác

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h
UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h