Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc "đề phòng rủi ro gia tăng" đối với triển vọng kinh tế khu vực

Thứ bảy, 14/05/2022 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục cảnh báo rủi ro từ đại dịch Covid-19 và cuộc chiến ở Ukraine.

Các nhà lãnh đạo tài chính từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vào thứ 5 tuần này đã đưa ra cảnh báo về những rủi ro đối với sự phục hồi kinh tế của châu Á từ đại dịch Covid-19 và cam kết hỗ trợ sự ổn định của thị trường và chính sách tài khóa hợp lý.

nhat ban trung quoc han quoc de phong rui ro gia tang doi voi trien vong kinh te khu vuc hinh 1

Đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã tụt dốc nhiều hơn, giảm tới 0,6% xuống mức thấp nhất mới là 6,7630 nhân dân tệ/USD. Ảnh: Getty Images.

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của ba nước cho biết trong một tuyên bố chung, những rủi ro gia tăng bao gồm việc tăng lãi suất sớm bất ngờ ở một số quốc gia tiên tiến, tăng tốc lạm phát và gián đoạn từ cuộc chiến ở Ukraine.

Tuyên bố trên đã được đưa ra sau cuộc họp thường niên, được tổ chức trực tuyến, trước khi các nhà lãnh đạo dự kiến gặp gỡ trực tiếp những người đồng cấp của họ từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), cũng vào thứ 5.

Các quan chức Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc khẳng định cam kết sử dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp để duy trì sự ổn định của thị trường tài chính và tính bền vững tài khóa dài hạn.

Các nhà lãnh đạo đã nói rằng: “Chúng ta phải luôn đề phòng những rủi ro ngày càng gia tăng mà sự phục hồi kinh tế khu vực đang phải đối mặt… ngoài cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra và việc bình thường hóa chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến ở một số quốc gia tiên tiến.”

Theo các nhà lãnh đạo: “Những yếu tố này có thể trở thành rủi ro giảm đối với triển vọng kinh tế khu vực, gây ra sự biến động cho thị trường tài chính và dòng vốn”.

Tuyên bố không đề cập đến các quốc gia cụ thể, nhưng việc Mỹ tăng lãi suất và việc giảm tài sản của ngân hàng trung ương liên quan đã khiến đồng USD tăng giá.

Điều này làm tăng triển vọng thoát vốn khỏi một số thị trường mới nổi và gánh nặng nợ bằng đồng USD ngày càng tăng ở các nước đang phát triển.

Các quan chức cũng tránh xa các tham chiếu đến các động thái thị trường tiền tệ, đặc biệt là sự tăng giá của đồng USD và đồng yên giảm giá, hoặc các lệnh trừng phạt chống lại cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, mà Moscow gọi là một “hoạt động đặc biệt”.

Thay vào đó, các quan chức nhấn mạnh tiến bộ trong các sáng kiến khu vực, bao gồm một cơ chế nhằm giúp đỡ các quốc gia trong thời kỳ khó khăn tài chính, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai.

Sự chia rẽ sâu sắc đã xuất hiện trong Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20), bao gồm các quốc gia phương Tây đã cáo buộc Moscow về tội ác chiến tranh ở Ukraine.

Các thành viên khác trong G20 - Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nam Phi - đã không tham gia các biện pháp trừng phạt do phương Tây dẫn đầu nhằm vào Nga trong cuộc xung đột.

Cũng trong ngày thứ 5, phó thống đốc Chen Yulu của ngân hàng trung ương Trung Quốc cho hay việc ổn định tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu và ngân hàng sẽ tăng cường hỗ trợ cho các lĩnh vực yếu kém. Bên cạnh đó, ông đã nhắc lại cam kết của PBOC trong việc sử dụng các công cụ chính sách mới để hỗ trợ nền kinh tế.

Ông Chen nói: “PBOC sẽ coi việc ổn định tăng trưởng trở thành ưu tiên nổi bật hơn, tăng cường điều chỉnh chính sách theo chu kỳ và tăng tốc thực hiện các biện pháp chính sách đã được công bố, đặc biệt là tích cực hoạch định các công cụ chính sách mới”.

Sau những phát biểu của Chen, đồng nhân dân tệ đã tụt dốc nhiều hơn, giảm tới 0,6% xuống mức thấp nhất mới là 6,7630 nhân dân tệ/USD.

Irene Cheung, chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại Australia & New Zealand Banking Group tại Singapore, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng thị trường đang theo nhận xét của PBOC về việc hướng dẫn lãi suất thấp hơn, nghĩa là việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục. Bằng cách cho phép đồng nhân dân tệ suy yếu kể từ cuối tháng 4, chúng tôi nghĩ rằng ngân hàng trung ương có thể đã sử dụng đồng tiền này như một công cụ nhằm thực hiện sách tiền tệ nới lỏng của mình”.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thực hiện hành động nới lỏng tương đối khiêm tốn trong những tháng gần đây bất chấp hoạt động sụt giảm nghiêm trọng khi chính phủ khóa cửa các thành phố như Thượng Hải để ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô