Cảnh sát phát hiện, bắt giữ tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dõi báo trên:
Trước tiên xin được lưu ý ngay rằng trong số 141 quốc gia được nghiên cứu, Nhật Bản có mức lương khởi điểm thấp thứ tư. Nước này có giá vào cửa Disneyland thấp nhất thế giới. Giá một chiếc bánh Big Mac ở Nhật Bản ngang bằng với giá ở một nền kinh tế mới nổi.
Sự rực rỡ của các khu phố của Tokyo che giấu một thực tế khó chịu là Nhật Bản đang phải đối mặt với giá rẻ, lương thấp và nền kinh tế trì trệ. Ảnh: WikiCommons
Thậm chí, việc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang trở thành một quốc gia “giá rẻ” còn là chủ đề của một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại xứ sở mặt trời mọc. Đó là cuốn “Nhật Bản giá rẻ: Sự đình trệ được chỉ ra bởi giá cả” (do Nikkei Publishing Inc phát hành vào ngày 8/3/2021).
Đây là cuốn sách do phóng viên tài chính Rei Nakafuji của tờ Nikkei viết về nên một bức tranh ảm đạm tại Nhật Bản ngày nay, nơi mà nhiều biện pháp nhằm kích thích tiêu dùng đã thất bại, đến mức giá một số mặt hàng đã giảm xuống bằng mức giá của các nền kinh tế mới nổi.
Ở cấp độ vĩ mô, Nhật Bản đang trở thành một quốc gia “giá rẻ” không chỉ về giá cả, mà còn về cả nguồn nhân lực. Nó có mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp rất thấp và đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám.
Nhật Bản từng nổi tiếng là một điểm đến đắt đỏ, nhưng giờ nếu bạn đến từ một quốc gia giàu có, bạn sẽ tìm thấy nhiều thứ có giá cực kỳ rẻ tại đây.
Một phòng khách sạn sang trọng có thể khiến bạn mất 1400 USD một đêm ở Mỹ, thì nó chỉ có giá 700 USD ở Nhật Bản. Bạn có thể mua một suất thịt bò ngon với giá 300 yên (2,61 USD) hoặc một chiếc Big Mac với giá 390 yên (3,39 USD) - chỉ bằng một nửa so với giá ở Mỹ (5,74 USD).
Nếu giải trí cùng gia đình là sở thích của bạn, Nhật Bản cung cấp mức giá vào cửa thấp nhất trong số tất cả các Disneylands trên thế giới. Và tại sao không đi mua sắm ở Nhật Bản? Daiso là một trong những tập đoàn bán lẻ toàn cầu thành công nhất của Nhật Bản trong những năm qua. Và đây chính là chuỗi cửa hàng giá rẻ.
Ý tưởng của Daiso bắt nguồn từ “cửa hàng 100 yên”, nơi mọi thứ đều có giá khoảng 0,87 USD (gần 20.000 VNĐ). Tất nhiên, nhiều hàng hóa tại đây thực ra có giá 200 yên, 300 yên hoặc hơn, nhưng có một sự thừa nhận chung rằng: Đây là nơi bạn có thể mua những thứ rẻ tiền.
Daiso có 2.248 cửa hàng tại 26 quốc gia trên thế giới. Nó có 1.365 cửa hàng ở Hàn Quốc, 120 ở Thái Lan, 44 ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và cả ở Việt Nam. Nhưng chỉ ở Nhật Bản mới có thể mua hàng hóa với giá 100 yên.
Nakafuji viết rằng: “Hàng hóa và dịch vụ thường rẻ hơn so với các nước khác là một trong những yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ du lịch gần đây của Nhật Bản. Chi tiêu của du khách nước ngoài đã tăng gấp ba lần lên 4,52 nghìn tỷ yên (41,6 tỷ USD) từ năm 2013 đến năm 2018”.
Tất nhiên, điều này còn liên quan đến sự tập trung gần đây của Tokyo vào việc nâng cấp nền kinh tế dịch vụ, chiến dịch quảng bá du lịch và các sự kiện lớn trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, một phát hiện đáng ngạc nhiên rằng mọi người đang đến Nhật Bản, ít nhất trước đại dịch Covid-19, đơn giản bởi vì sự “giá rẻ” của nó.
Tại sao điều này lại xảy ra? Toshihiro Nagahama, nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, chỉ ra rằng: “Tình trạng giảm phát kéo dài của Nhật Bản đã phá hủy tất cả. Nếu các công ty không thể tăng giá sản phẩm, họ không thể kiếm tiền; và nếu các công ty không thể kiếm tiền, tiền lương không thể tăng lên; nếu tiền lương không thể tăng lên, tiêu dùng sẽ không tăng, và kết quả là giá cả vẫn như cũ. Bằng cách này, sức mua của Nhật Bản đã yếu đi".
Daiso thực ra chỉ là một chuỗi cửa hàng giá rẻ. Ảnh: Internet
Nhật Bản không chỉ phải gánh chịu sức mua suy yếu, mà còn phải gánh chịu từ việc sinh đẻ thấp. Dân số Nhật Bản đang già đi và ngày càng thu hẹp đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong nhiều năm. Tình trạng thiếu nhân công kéo dài đến nỗi robot đã được sử dụng đứng quầy lễ tân khách sạn và tàu hỏa không có người lái.
Sự mất cân đối giữa cung và cầu cũng không giúp tiền lương tăng nhiều. Tiền lương, được điều chỉnh theo lạm phát, gần như luôn giảm trong suốt 30 năm qua. Xét về mặt thực tế, nó vẫn ở mức gần như hai thập kỷ trước.
Hơn nữa, ngày càng có nhiều người lao động “không chính thức” và không được hưởng đầy đủ quyền lợi. Sự gia tăng của những người lao động thời vụ và được trả lương thấp đã tạo ra một lớp “nghèo khó” mới. Nó đã tăng từ 15% lực lượng lao động vào những năm 1980 lên gần 40% hiện nay.
Một công nhân bình thường thường kiếm được 2.500 yên (21 USD) một giờ; ngược lại những người làm việc tạm thời nhận được 1.660 Yên (14,42 USD) và những người bán thời gian chỉ nhận được 1,050 Yên (9,12 USD) một giờ. Người lao động thời vụ cũng hiếm khi nhận được bảo hiểm y tế của công ty hoặc bất kỳ đặc quyền nào của người lao động.
Báo cáo thường niên do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố vào tháng 11 vừa rồi cho thấy số vụ tự tử ở nước này đã tăng lên 21.081 người vào năm 2020, đánh dấu lần tăng đầu tiên kể từ năm 2009. Sự gia tăng được cho là do đại dịch, nhưng điều này có thể không phải nguyên nhân của toàn bộ câu chuyện.
Ngay cả những người bước lên nấc thang đầu tiên sự nghiệp cũng không có một khởi đầu suôn sẻ tại Nhật Bản. Công ty tư vấn Willis Towers Watson đã tiến hành nghiên cứu mức lương cơ bản hàng năm cho sinh viên vừa tốt nghiệp đại học trên khắp thế giới vào năm 2019. Kết quả cho biết: Mỹ trung bình 6,29 triệu yên, Đức 5,31 triệu yên, Pháp 3,69 triệu yên và Hàn Quốc 2,86 triệu yên.
Trong khi đó, mức lương khởi điểm của một sinh viên vừa tốt nghiệp Nhật Bản là 2,62 triệu yên - thấp thứ tư trong số 114 quốc gia được nghiên cứu. Con số này chỉ bằng 1/3 mức lương khởi điểm ở Thụy Sĩ - 9,02 triệu yên - quốc gia cũng nổi tiếng với những gì Nhật Bản từng được biết đến trước đây: sự đắt đỏ.
Trên thực tế, đã có những công nhân Nhật Bản đến Trung Quốc làm việc và định cư tại đây. Kinh ngạc hơn đối với người Nhật, một số trong số họ đến từ ngành công nghiệp hàng đầu của quốc gia. Đó là Anime - hay phim hoạt hình.
Truyền thông thế giới từng đề cập rất nhiều tới mức lương "bèo" của các họa sỹ Anime tại Nhật Bản. Ảnh: New York Times
Anime là biểu tượng của Nhật Bản. Nó có danh tiếng vô song trong lĩnh vực hoạt hình trên toàn thế giới. Nhưng tiền công của những người làm phim hoạt hình lại thấp một cách đáng kinh ngạc.
Theo khảo sát của Hiệp hội Đạo diễn và Hoạt hình Nhật Bản, 54,7% họa sĩ hoạt hình kiếm được dưới 4 triệu Yên một năm. Đối với những họa sĩ hoạt hình trẻ ở các công ty vừa và nhỏ, việc kiếm được 90.000 yên một tháng cũng không phải chuyện lạ.
Chán nản với mức lương thấp và công việc nặng nề, nguồn nhân lực Nhật Bản được cho là đang lần lượt chảy ra thị trường Trung Quốc, nơi chất lượng công việc đang được cải thiện.
Tất nhiên, khái niệm “Nhật Bản giá rẻ” không dành cho những quốc gia nghèo hoặc đang phát triển. Song rõ ràng, so với mặt bằng các nước phát triển, Nhật Bản từ một nơi đắt đỏ nhất hành tinh đã trở một quốc gia “giá rẻ” thực sự!
Hoàng Hải
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Những món đồ bỏ đi có thể trở thành tài nguyên nếu được tái chế đúng cách. Đó là mục tiêu của Tagom – dự án môi trường do nhóm bạn trẻ sáng lập, đồng hành cùng cộng đồng trong việc phân loại và tái chế rác, hướng đến lối sống xanh, bền vững.
(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4/2025, Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Vũ Lập (sinh năm 1997, trú tại xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi trộm cắp tài sản, với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên tới hơn 212 triệu đồng.
(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.
(CLO) Thị trường tiền tệ tháng 3/2025 ghi nhận động thái nới lỏng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước khi bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng, dừng phát hành tín phiếu và gia hạn kỳ vay OMO. Những điều chỉnh này giúp lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, hỗ trợ ổn định hệ thống tài chính.
(CLO) Tổng công ty Vinaconex (VCG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.200 tỷ đồng – tăng nhẹ 8% so với năm 2024. Đáng chú ý, Công ty dự kiến chia cổ tức tới 16%, trong đó có một nửa bằng cổ phiếu.
(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
(CLO) Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 5,3 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 14.720 tỉ đồng trong mùa du lịch hè năm 2025.
(CLO) Bộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản gửi các cơ sở giáo dục về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
(CLO) Honda Việt Nam áp dụng đợt ưu đãi mạnh tay dành cho người tiêu dùng mua mẫu xe côn tay trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6/2025.
(CLO) Nâng cấp xe hơi đôi khi không phải là quyết định khôn ngoan khi có thể tốn hàng nghìn đô mà không đem lại hiệu quả lâu dài, từ mâm xe, hệ thống xả đến chip hiệu suất.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.