(CLO) Khi đại dịch Covid-19 tràn đến, chính phủ Nhật Bản đã rất nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng các biện pháp quyết liệt được đưa ra vẫn không che giấu được thực trạng phụ thuộc nguồn cung thiết bị y tế vào đối tác Trung Quốc.
Việc thiếu nguồn cung thiết bị Y tế khiến chính phủ Nhật Bản tính toán lại chuỗi cung ứng - Ảnh: Kyodo
Cuộc điện đàm và quyết tâm tự chủ nguồn cung y tế
Mới đây, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đảm bảo với ‘người bạn Nhật’ của mình rằng máy thở do Mỹ sản xuất đã có sẵn, Nikkei tường thuật.
"Chúng tôi có thể gửi cho các bạn máy thở bất cứ lúc nào", ông Trump nói. Nước Mỹ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy thở và thành công trong việc giảm chi phí.
Với ông Abe, đây là một sự giải thoát.
Hơn một tháng qua, Nhật Bản phải vật lộn để tăng cường sản xuất máy thở và các thiết bị y tế khác ở trong nước. Khoảng 70% - 80% khẩu trang y tế của Nhật Bản được nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, nên họ không thể đáp ứng nhu cầu tăng vọt khi các ca nhiễm trong nước bùng phát.
Vào giữa tháng 4, các chuyên gia y tế nhận định Nhật Bản cần 13 triệu khẩu trang N95 cho những tháng tới để chống lại virus Corona, trong khi các nguồn dự trữ chỉ có 700.000 chiếc cho đến hết tháng.
Trong bối cảnh cả thế giới đang lên cơn sốt khẩu trang, các quốc gia như Trung Quốc – nơi sản xuất phần lớn khẩu trang cho toàn cầu – cũng đang tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của họ và hạn chế số lượng xuất khẩu.
Không chỉ khẩu trang, quần áo bảo hộ cũng đặt ra một vấn đề tương tự. Bộ Y tế Nhật Bản ước tính nước này cần 1,8 triệu bộ, nhưng các nguồn trong nước chỉ có thể sản xuất khoảng 160.000 mỗi tháng. DuPont và Toray Industries, cùng kiểm soát khoảng 60% đến 70% thị trường nội địa, đã gấp rút thúc đẩy sản lượng bên ngoài Nhật Bản nhưng vẫn không thể theo kịp nhu cầu.
Khoảng 70% - 80% khẩu trang y tế của Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Công ty chuyên sản xuất thiết bị điện tử Sharp buộc phải bước trái chân vào công cuộc sản xuất khẩu trang cũng như máy thở. Bên cạnh đó, hơn 400 công ty đã tình nguyện giúp sản xuất vật tư y tế, cùng với các nhà sản xuất thiết bị hiện có, Bộ Kinh tế và Y tế Nhật Bản cho biết.
Đảm bảo nguồn cung y tế để kiểm soát đại dịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe. Cuộc khủng hoảng COVID-19 làm cho an ninh kinh tế trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, buộc chính phủ phải hành động.
Trong thời gian đầu virus Corona lây lan, nguồn cung thiết bị y tế chưa trở thành vấn đề hệ trọng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vào thời điểm dịch bùng phát mạnh, một cuộc tranh luận kéo dài xảy ra ở Tokyo về việc đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Vào giữa tháng Tư, Nội Các Nhật Bản quyết định dành tới 248,6 tỷ Yên (2,33 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung của năm tài khóa 2020, để trợ cấp cho các doanh nghiệp tổ chức lại chuỗi cung ứng, bao gồm chuyển sản xuất trở lại Nhật Bản, khi được nhận chi trả tới 2/3 phí di dời.
Tăng cường sự chủ động để không phụ thuộc vào quốc gia nào
Từ câu chuyện thiếu bị y tế, chính phủ Nhật Bản đang đánh giá lại các chuỗi cung ứng, với mục tiêu tăng cường sự chủ động để không phụ thuộc vào một quốc gia nào, trong các lĩnh vực an sinh xã hội.
Theo các chuyên gia kinh tế, đại dịch Covid-19 đã phơi bày các lỗ hổng của các công ty Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc cho hơn 20% nhu cầu về linh kiện và vật liệu của họ.
"Chúng ta phải tránh phụ thuộc quá mức vào các quốc gia cụ thể cho các sản phẩm hoặc nguyên liệu và mang các cơ sở sản xuất về nhà cho hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố trong một cuộc họp.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định quan điểm không để phụ thuộc vào quốc gia nào trong các lĩnh vực an sinh xã hội - Ảnh: Uichiro Kasai
Trong khi đó, Thủ tướng Abe khẳng định quan điểm trong cuộc họp của chính phủ vào tháng trước: "Các sản phẩm phụ thuộc vào một quốc gia và có giá trị gia tăng cao sẽ được trả lại cho Nhật Bản làm cơ sở sản xuất".
"Ngay cả khi các sản phẩm không phụ thuộc vào một quốc gia và không có giá trị gia tăng cao, việc sản xuất sẽ được đa dạng hóa sang ASEAN”, ông Abe cho biết thêm.
Ngoài vật tư thiết bị y tế, dược phẩm cũng là một trong số ngành sản xuất của Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài.
Các nhà sản xuất thuốc Nhật Bản nhập khẩu khoảng một nửa số hoạt chất của họ từ Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Khoảng 40% trong số 45 công ty dược phẩm Nhật Bản cho biết, chuỗi cung ứng của họ có thể cạn kiệt sau nửa năm.
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử cũng đang được chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm khi giới tinh hoa kêu gọi các công ty cần xem xét việc mua sắm và sản xuất có thể duy trì ổn định trong thời kỳ khủng hoảng hay không.
Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nhật Bản, nhưng cú sốc này có thể trở thành động lực để các công ty trong nước tìm kiếm và xây dựng thêm các chuỗi cung ứng mới.
Gói kích thích kinh tế 1 nghìn tỷ USD, với 2,3 tỷ USD hỗ trợ các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, trong đó đa phần lựa chọn trở lại Nhật Bản, cho thấy chính phủ Nhật Bản muốn đoạt tuyệt với tình trạng thiếu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế như thời gian qua.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.