Nhật Cường tổ chức nhiều đường dây hàng lậu về Hà Nội

Thứ tư, 13/01/2021 13:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhật Cường tổ chức nhiều đường dây vận chuyển hàng về Hà Nội, qua đó nhập lậu 255.311 sản phẩm điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, đồng hồ… với tổng trị giá 2.927 tỷ đồng.

Bộ Công an khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại của Công ty Nhật Cường, tháng 5/2019

Bộ Công an khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại của Công ty Nhật Cường, tháng 5/2019

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận, đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường.

Theo đó, Nguyễn Thị Bích Hằng (cựu Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường) và Nguyễn Ngọc Bảo (cựu Giám đốc Tài chính Công ty Nhật Cường) bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

13 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội “buôn lậu”, gồm: Trần Ngọc Ánh, Phó tổng giám đốc; Đỗ Quốc Huy, Giám đốc bán hàng; Trần Tất Khoa, Giám đốc Nhật Cường Quảng Châu; Lê Hoài Phương, nhân viên; Bùi Quốc Việt, nhân viên; Hoàng Văn Phong, Trưởng ngành hàng Apple Nhật Cường…

Theo kết luận, Cty Nhật Cường thành lập năm 2001 và đến năm 2019 có vốn điều lệ 38 tỷ đồng, do Bùi Quang Huy làm Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật. Nhật Cường kinh doanh mua bán điện thoại di động, thiết bị điện tử dưới các hình thức nhập và mua bán hàng có hóa đơn GTGT; nhập hàng trong nước không có hóa đơn, nguồn gốc để bán; nhập khẩu hàng hợp pháp và nhập khẩu không hợp pháp.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2014 - 2019, Bùi Quang Huy đã mua 255.311 sản phẩm điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, đồng hồ… với tổng trị giá 2.927 tỷ đồng.

Số hàng này được nhập từ 16 chủ hàng có địa chỉ tại các nước Mỹ, UAE, Singapore, Hồng Kông nhưng không qua đường chính ngạch. Thay vào đó, Bùi Quang Huy thuê chuyển hàng trái phép vào Việt Nam với chi phí hơn 72,9 tỷ đồng.

Việc vận chuyển được Bùi Quang Huy giao cho Công ty Nhật Cường Quảng Châu (ở Trung Quốc) phụ trách. Điện thoại, hàng điện tử được chuyển từ Hồng Kông về Quảng Châu và từ đó tập kết tại biên giới Việt - Trung để nhập vào Việt Nam trái phép.

Đường đi cụ thể của hàng lậu gồm Hồng Kông - Đông Hưng - Móng Cái - Hà Nội hoặc Hồng Kông - Bằng Tường - Lạng Sơn - Hà Nội. Ngoài ra, có số hàng lậu trị giá 307 tỷ đồng được chuyển trực tiếp từ Hồng Kông về cảng Hải Phòng sau đó chuyển về Hà Nội.

Đặc biệt, Bùi Quang Huy còn thuê 3 đường dây vận chuyển hàng lậu bằng đường không qua sân bay Nội Bài. Các đường dây này đã giúp Công ty Nhật Cường nhập trái phép hơn 57.000 sản phẩm với tổng giá trị hơn 860 tỷ đồng.

Toàn bộ số hàng lậu này được theo dõi trên hệ thống quản lý nội bộ ERP, được ký hiệu là “hàng nhập khẩu không VAT”. Khi nhận hàng, Bùi Quang Huy sẽ chi tiền cho các nhà cung cấp vào tài khoản của họ hoặc bằng tiền mặt thông qua trung gian thanh toán là các tiệm vàng Hà Trung, Hàng Dầu (đều ở Hà Nội).

Toàn bộ số hàng hóa này được chuyển về hệ thống của Nhật Cường để bán lẻ ra thị trường. Cơ quan điều tra xác định, Cty Nhật Cường đã bán được 254.364 sản phẩm, thu hơn 3.213 tỷ đồng, các bị can hưởng lợi bất chính 221 tỷ đồng. Đến khi khởi tố, còn 947 sản phẩm trị giá hơn 7,7 tỷ đồng chưa được tiêu thụ.

Bùi Quang Huy đã chỉ đạo nhân viên lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, trong đó, một hệ thống đầy đủ thể hiện trong nội bộ công ty và một hệ thống khác để đối phó với các cơ quan chức năng, nhằm mục đích che giấu doanh thu thật để trốn thuế.

Trong vụ án này, cảnh sát đã tách hồ sơ các hành vi “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” ra xử lý sau do Bùi Quang Huy đang bỏ trốn.

Quá trình điều tra, cảnh sát cũng phong tỏa một số tài khoản trị giá hơn 8 tỷ đồng; tạm giữ gần 2.000 sản phẩm điện thoại, đồng hồ Apple, máy tính…

T.Toàn

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Bắc Kạn: Bắt đối tượng lừa đăng thông tin tuyển dụng lao động để chiếm đoạt tiền

Bắc Kạn: Bắt đối tượng lừa đăng thông tin tuyển dụng lao động để chiếm đoạt tiền

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đoàn Đắc Trung (sinh năm 1975, trú tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án
Bắt 3 đối tượng cho vay lãi nặng, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng

Bắt 3 đối tượng cho vay lãi nặng, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng

(CLO) Từ giữa năm 2023 đến nay, các đối tượng đã cho “khách hàng” vay lãi nặng dưới vỏ bọc cho vay trả góp, với lãi suất từ 3.000 đến 5.000 đồng/triệu đồng/ngày, thời gian vay càng dài thì lãi suất càng cao.

Vụ án
Bắt 25 đối tượng đánh lô, đề qua mạng Telegram với số tiền giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày

Bắt 25 đối tượng đánh lô, đề qua mạng Telegram với số tiền giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày

(CLO) Công an TP Vinh xác định, số tiền các đối tượng đánh bạc mỗi ngày từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng, trong đó riêng số tiền đánh bạc trong ngày 21/4/2024 là khoảng 720 triệu đồng.

Vụ án