Nhiều câu hỏi bức xúc

Thứ hai, 13/11/2017 20:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đầu tư hơn 250 tỷ đồng cho một nhà máy giết mổ công nghiệp, để rồi “ngồi không” nhìn cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng “hoành hành”, giành quyền giết mổ hầu hết lượng heo đổ về thành phố bởi cung cách giết mổ thủ công giá rẻ.

Đó là nỗi bức xúc của nhiều cơ sở giết mổ gia súc tại TP.HCM trước việc họ buộc phải đầu tư nguồn vốn lớn để xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp thì cơ sở Xuân Thới Thượng lại đang lấy ý kiến cho phép hoạt động thủ công với công suất 2.000 con/ngày.

Các cơ sở bị đóng cửa có quyền khởi kiện?

Theo phương án “Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025” thì đến tháng 6/2016, Thành phố sẽ chính thức tiến hành đóng cửa các cơ sở giết mổ thủ công. Hai cơ sở bắt buộc phải đóng cửa đầu tiên đều là cơ sở giết mổ Nam Phong (tại Bình Thạnh và Thủ Đức). Tiếp đến là cửa hàng thực phẩm Bình Đông (quận 8). Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, tất cả các cơ sở giết mổ hiện hữu trên địa bàn thành phố phải chấm dứt hoạt động.

Dự án Nhà máy giết mổ gia súc tại xã Xuân Thới Thượng do Công ty CP Thực phẩm Hóc Môn làm chủ đầu tư là một trong 4 điểm được quy hoạch thành nhà máy giết mổ gia súc theo tiêu chuẩn đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Báo Công luận
 
Báo Công luận

Liên tục xuống khảo sát để cho phép cơ sở Xuân Thới Thượng được hoạt động, lý do gì cơ sở này được ưu ái như vậy ?. 

Tuy nhiên, trong phiên họp ngày 8/11 vừa qua do Sở NN&PTNT TP. HCM tổ chức, đại diện cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng báo cáo đã xây dựng xong phần thô, cuối tháng này sẽ lắp đặt máy móc, có thể hoạt động vào cuối tháng 1/2018. Nhưng điều vô cùng đáng ngạc nhiên là đại diện cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng lại đề xuất xin được… giết mổ thủ công tạm thời 2 tháng.

Đề xuất này ngay lập tức nhận được những phản ứng bất bình từ chủ các cơ sở giết mổ thủ công khác. Bởi, theo họ, đề xuất xin được giết mổ thủ công của cơ sở Xuân Thới Thượng đi ngược lại hoàn toàn với chủ trương của TP. Trong khi họ đang trong lộ trình đóng cửa, ngược xuôi để hoàn thành các giấy tờ xây dựng cũng như đầu tư nguồn vốn lớn để chuyển sang giết mổ công nghiệp thì Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Hóc Môn lại ung dung xin giết mổ thủ công.

Như đã nói, phải đầu tư hơn 250 tỷ thì mới có được một cơ sở giết mổ công nghiệp đạt chuẩn, ít nhất gần 10 năm  sau mới lấy lại vốn. Nhưng bỏ ra một số vốn lớn như vậy lại chỉ “ngồi không” ngó cơ sở giết mổ thủ công Xuân Thới Thượng chiếm hết số lượng heo về thành phố giết mổ vì giá thành rẻ thì không một chủ cơ sở công nghiệp nào nguyện ý bỏ vốn tiếp tục xây dựng.

Cũng với lý do này, một số chủ cơ sở cũng bày tỏ bức xúc cho những lò mổ trước đó đã bị đóng cửa như Nam Phong, Hiệp Bình Chánh. Một chủ cơ sở cho biết: “Nếu Xuân Thới Thượng được cấp phép hoạt động, các cơ sở đã bị đóng cửa hoàn toàn có quyền khởi kiện về các quyết định không hề công bằng. Tiêu biểu như Nam Phong thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, với nguồn thu hơn 2 tỷ đồng mỗi tháng như trước đây, vậy từ khi bị đóng cửa đến nay tổng số tiền thiệt hại sẽ do ai đứng ra chịu trách nhiệm ?.”

Còn nếu nói cho phép Xuân Thới Thượng được phép hoạt động thủ công để giảm gánh nặng thiếu nơi giết mổ thì tại sao Nam Phong, An Hạ lại không được “ưu ái” như vậy?

Báo Công luận

Những công văn lấy ý kiến các ban ngành để cho Xuân Thới Thượng hoạt động giết mổ thủ công, bất chấp những hậu quả kéo theo vô cùng nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, nói tới việc cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng được “ưu ái” không thể không nhắc lại chi tiết: Ngày 15/9/2015, UBND TP.HCM có công văn chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương xem xét đồng ý cho phép xây dựng tạm một số hạng mục của dự án Nhà máy giết mổ gia súc tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn theo đề xuất của Công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn. Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho rằng, chủ đầu tư đề xuất cấp phép xây dựng không thuộc đối tượng được cấp giấy xây dựng tạm và không thuộc đối tượng cấp giấy xây dựng có thời hạn theo quy định. Để được cấp phép xây dựng theo đúng quy định pháp luật, Sở xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật... Thế nhưng không những không hoàn tất các thủ tục và nghĩa vụ tài chính, Nhà máy giết mổ gia súc tại xã Xuân Thới Thượng vẫn tiếp tục tổ chức xây dựng không phép, nhiều hạng mục quan trọng của dự án được triển khai khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Cho phép dự án trái phép hoạt động, đề án giết mổ công nghiệp xóa bỏ?

Đó là ý kiến của đa số các chủ cơ sở giết mổ đang trong quá trình xây dựng lò công nghiệp. Bởi họ không chấp nhận cách làm việc thiếu công bằng, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh của thành phố nếu dự án trái phép Xuân Thới Thượng hoạt động. Đa số các chủ cơ sở cho biết, họ sẽ ngừng xây dựng nhà máy công nghiệp hoặc di dời ra khỏi thành phố nếu Xuân Thới Thượng giết mổ thủ công.

Báo Công luận
Xây dựng trái phép nhưng vẫn ngang nhiên, ưu ái để hoạt động. Những chủ nhà máy công nghiệp đang trong quá trình xây dựng đều hết sức bất bình và bức xúc trước những quyết định hết sức vô lý của cơ quan chức năng.  
Việc cho phép Nhà máy Xuân Thới Thượng tạm thời hoạt động thủ công sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của các nhà máy giết mổ công nghiệp, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng ngay từ ban đầu giữa các cơ sở giết mổ, tạo tiền lệ xấu cho các nhà máy giết mổ công nghiệp khác phá rào để tiếp tục xin tạm giết mổ thủ công, làm các chủ đầu tư nhà máy giết mổ công nghiệp vô cùng bất an và lo lắng. Từ đó, đặt ra nguy cơ phá nát quy hoạch các nhà máy giết mổ công nghiệp của thành phố; ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch mang đến thực phẩm sạch cho người dân TP.HCM.

Vậy, lý do gì cơ sở Xuân Thới Thượng lại phải đi xin hoạt động tạm thủ công trong thời gian 2 tháng và các cơ quan thẩm quyền lại phải “chạy” theo để cấp phép cho hoạt động tạm 2 tháng? Đây là những câu hỏi mà thiết nghĩ những cơ quan chức năng có liên quan của TP. HCM nên có câu trả lời thỏa đáng.

Nhóm PVPL

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương