Nhiều chia sẻ quý báu, thẳng thắn tại tọa đàm “Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em”

Thứ năm, 25/11/2021 15:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 25/11, nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến "nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em".

Đây là hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của báo chí, truyền thông cũng như vấn đề bình đẳng giới trong báo chí và truyền thông, sự kiện đồng thời ra mắt phiên bản tiếng Việt của tài liệu Đưa tin về vấn đề Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái - Cẩm nang dành cho Nhà báo tới các phóng viên, sinh viên báo chí, các chuyên gia, giảng viên và nhà quản lý báo chí, truyền thông.

nhieu chia se quy bau thang than tai toa dam nha bao voi van de bao hanh phu nu va tre em hinh 1

Tọa đàm trực tuyến "Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em".

Tọa đàm có sự tham gia của bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và nhà báo Lê Xuân Trung, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ..., bên cạnh việc giới thiệu những nội dung cốt lõi của cuốn cẩm nang, tọa đàm tập trung nhận diện vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em, đưa ra phương thức tiếp cận và thảo luận về vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trên báo chí và trong tác nghiệp của nhà báo thông qua các trường hợp cụ thể. Từ đó, tọa đàm gợi mở cho các nhà báo tham dự suy ngẫm nhằm thúc đẩy các thực hành đạo đức khi đưa tin, bài về bạo lực giới.

“Tọa đàm trực tuyến này là cơ hội tuyệt vời để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong truyền thông và báo chí, đồng thời là một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Mọi hình thức truyền thông và báo chí đều có vai trò quan trọng vì đều có sức mạnh thay đổi hành vi và định hướng tư duy của mọi người. Cuốn cẩm nang này sẽ giúp các nhà báo giải quyết khó khăn khi đưa tin về những vấn đề giới” - bà Lucila Carrasco, Ban thông tin truyền thông UNESCO nhấn mạnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Viện trưởng Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) chia sẻ: “Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề bạo hành  phụ nữ và trẻ em. Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông luôn đồng hành cùng các nhà báo và sinh viên ngành báo chí trong việc nhận diện và giải quyết vấn đề này thông qua các khóa học và hội thảo với các chuyên gia, các nhà báo hàng đầu Việt Nam. Người tham dự tọa đàm sẽ được cập nhật về hiện trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam, vai trò của các nhà báo, phương thức tác nghiệp và sự cân nhắc về đạo đức khi tác nghiệp về chủ đề này tại Việt Nam qua trình bày của các diễn giả và dựa trên các khuyến nghị của UNESCO trong cuốn cẩm nang được giới thiệu tại tọa đàm”.

Tại tọa đàm ban tổ chức, nhiều nhà báo, phóng viên cũng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình tác nghiệp của mình liên quan đến bạo hành  phụ nữ và trẻ em. Đó là quy trình khi tiếp nhận xử lý thông tin của tòa soạn, phóng viên, CTV với nhân vật bị bạo hành; việc nhà báo phỏng vấn quay phim chụp ảnh đối với trẻ em đảm bảo đúng các quy định; chia sẻ kinh nghiệm việc đưa tít đăng tải bài viết, tham gia giải quyết vấn đề…

Ngoài ra các đại biểu cũng nêu nội dung trong cuốn cẩm nang “Đưa tin về Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái” cẩm nang dành cho Nhà báo do UNESCO xuất bản năm 2019 là nguồn tài liệu hữu ích dành cho các nhà báo, sinh viên báo chí, giảng viên, chuyên gia báo chí và truyền thông trên toàn thế giới.

Tài liệu này là một công cụ giàu thông tin, có thể hỗ trợ thiết thực cho các nhà báo khi đưa tin về vấn đề bạo lực giới. Ngoài hình thức dễ sử dụng, cuốn cẩm nang có cấu trúc phù hợp cho các phóng viên làm việc tại các phòng tin có cường độ làm việc cao và sức ép thời gian lớn. Cuốn cẩm nang gồm hai chương, cung cấp thông tin chi tiết về 10 chủ đề cụ thể liên quan tới vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về đạo đức nghề báo trong việc đưa tin về bạo lực giới.

Lê Hiếu

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo