Nhiều địa phương muốn tăng biên chế giáo viên: Bộ GD&ĐT nêu quan điểm

29/01/2022 06:23

(CLO) Bộ GD&ĐT cho rằng, cần ưu tiên biên chế giáo viên đối với địa bàn vùng sâu vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập, tư thục.

Hiện nay, tại nhiều địa phương có tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Điều này ảnh hưởng đến công tác dạy học.

Cử tri nhiều địa phương có ý kiến việc thực hiện yêu cầu tinh giản biên chế, khắc phục tình trạng đội ngũ công chức, viên chức có tượng quá lớn như hiện nay là rất cần thiết.

Tuy nhiên, trên thực tế đối với ngành giáo dục và đào tạo thì chưa phù hợp, do số học sinh ngày càng tăng (số biên chế định biên giáo viên đứng lớp/số học sinh chưa được bố trí đủ) nhưng tỷ lệ tinh giản giáo viên ở các cấp học lại căn cứ vào số giáo viên thực tế hiện có, do đó ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu phát triển giáo dục.

nhieu dia phuong muon tang bien che giao vien bo gddt neu quan diem hinh 1

Nhiều địa phương hiện nay gặp phải tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Do đó, cử tri tỉnh Điện Biên, kiến nghị Chính phủ giao bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục (đủ số định biên giáo viên đứng lớp, nhất là biên chế giáo viên mầm non đối với các tỉnh, địa bàn vùng sâu, vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập, tư thục.

Cử tri tỉnh Gia Lai cũng có kiến nghị, việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét bổ sung chi tiêu biên chế còn thiếu cho ngành giáo dục các địa phương nhất là giáo viên mầm non và cấp tiểu học .

Trước những kiến nghị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có trả lời. Theo đó, việc thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được các địa phương thực hiện nghiêm túc trên nguyên tắc giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước chứ không giảm số lượng người làm việc.

Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2025 (trong đó có tỉnh Điện Biên).

Tuy nhiên, để đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên và Đoàn Đại biểu tỉnh Gia Lai có ý kiến với Ủy ban Nhân dân tỉnh tập trung đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

“Xây dựng nhà công vụ giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên dạy liên trường, giúp giáo viên yên tâm công tác, giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; thí điểm và đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Đặc biệt, ưu tiên biên chế giáo viên đối với địa bàn vùng sâu vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập, tư thục” – Bộ GD&ĐT nêu.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, cần xây dựng nhà công vụ giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên dạy liên trường, giúp giáo viên yên tâm công tác, giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ;

Thí điểm và đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Đặc biệt, tu tiên biên chế giáo viên đối với cấp mầm non và tiểu học...

    Nổi bật
        Mới nhất
        Nhiều địa phương muốn tăng biên chế giáo viên: Bộ GD&ĐT nêu quan điểm
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO