Nhiều điểm mới trong Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Thứ bảy, 23/10/2021 09:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Luật Thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập

Theo Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi): Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (kỳ họp thứ 4) thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Sau 17 năm thực hiện, Luật đã và đang đi vào cuộc sống, được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn.

Thứ nhất, về công tác thi đua: Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng Nhân dân. Phong trào nhiều nhưng hiệu quả, tác dụng một số phong trào thi đua chưa cao; một số nơi phong trào thi đua chưa gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chưa kịp thời.  Nội dung, tiêu chí xét tặng danh hiệu thi đua và công nhận danh hiệu thi đua chưa thống nhất; chưa quy định rõ trách nhiệm của Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đơn vị, cơ sở trong chỉ đạo, triển khai tổ chức phong trào thi đua theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Thứ hai, về công tác khen thưởng: Luật có đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến toàn bộ hệ thống chính trị nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng chưa bao quát hết các đối tượng. Năm 2013, khi sửa đổi, bổ sung Luật đã có quy định điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số quy định về tiêu chuẩn khen thưởng chưa cụ thể, khó áp dụng với một số đối tượng, lĩnh vực.

Công tác phát hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất chưa kịp thời. Luật hiện hành quy định các hình thức khen thưởng cấp nhà nước và các hình thức khác thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, trên thực tế việc quy định thẩm quyền khen thưởng, phân cấp, phân quyền trong khen thưởng chưa đầy đủ, chưa tạo sự chủ động cho các cấp, các ngành nên chưa bao quát được hết các khu vực, đối tượng; tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước chưa cân đối, tập trung chủ yếu vào khen niên hạn, khen công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Một số chủ trương, quy định của Đảng về công tác khen thưởng chưa được thể chế hóa kịp thời. 

Thứ ba, về thủ tục, hồ sơ khen thưởng: Một số quy định về thủ tục, thành phần, số lượng hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính; quy định thủ tục, hồ sơ khen thưởng đối với một số loại hình khen thưởng chưa phù hợp. 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng chưa được quy định cụ thể, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển đổi số quốc gia.

Với các căn cứ nêu trên, việc xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, các nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật hiện hành và quá trình tổ chức thực hiện Luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết.

nhieu diem moi trong luat thi dua khen thuong sua doi hinh 1

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Bổ sung  danh hiệu “Xã tiêu biểu”, “Phường, Thị trấn tiêu biểu”

Theo Tờ trình, nội dung sửa đổi, bổ sung về thi đua: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 18 điều nhằm thể chế hoá chủ trương của Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”. Trong đó đã quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đơn vị, cơ sở trong tổ chức triển khai phong trào thi đua, để việc phát động, triển khai các phong trào thi đua trong thời gian tới phải thực sự thiết thực, hướng về cơ sở, gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua.

Sửa đổi bổ sung một số tiêu chí, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đã thực hiện ổn định thời gian qua để phù hợp hơn với thực tiễn. Bổ sung danh hiệu  “Cờ thi đua của Chính phủ”  cho tập thể khi tham gia các phong trào thi đua theo chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ phát động từ 5 năm trở lên và danh hiệu “Cờ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh” cho tập thể khi tham gia phong trào thi đua theo chuyên đề do bộ, ngành, địa phương phát động từ 3 năm trở lên để phát huy tác dụng khích lệ, động viên phong trào.

Cùng với đó, xuất phát từ thực tiễn triển khai các phong trào thi đua thời gian qua, Ban soạn thảo đã nghiên cứu, thống nhất đề nghị bổ sung  danh hiệu “Xã tiêu biểu”, “Phường, Thị trấn tiêu biểu”, là những danh hiệu tổng hợp kết quả phong trào thi đua ở cấp xã và đổi tên, điều chỉnh một số tiêu chuẩn danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá”, “Gia đình văn hoá” thành danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu”, “Gia đình tiêu biểu” để thống nhất hệ thống danh hiệu thi đua ở cơ sở và cho gia đình. Đây là những điểm mới của dự án Luật.

Bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”

Về nội dung sửa đổi, bổ sung về khen thưởng: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 53 điều với nhiều nội dung mới để đảm bảo bao quát hết các đối tượng khen thưởng, phù hợp với vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền công tác khen thưởng trong hệ thống chính trị; cân đối khen thưởng khu vực cơ quan dân cử và khu vực ngoài nhà nước.

Dự thảo Luật đã thiết kế lại, tạo sự thống nhất, xuyên suốt từ nguyên tắc, loại hình khen thưởng đến các quy định cụ thể tiêu chuẩn khen thưởng; đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, đảm bảo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” trước đây.

Bổ sung nguyên tắc “quan tâm khen thưởng cho người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu và địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo”; mở rộng đối tượng khen thưởng người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam trong điều kiện chủ động hội nhập; quy định rõ hơn đối tượng khen thưởng “doanh nhân, trí thức, nhà khoa học”, “doanh nghiệp” trong các loại hình khen thưởng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước, kinh tế tư nhân.

Quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đơn vị, cơ sở trong phát hiện nhân tố, điển hình tiêu biểu để khen thưởng kịp thời theo thẩm quyền và trình cấp trên khen thưởng.

Bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” để khen thưởng thanh niên xung phong tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những nội dung sửa đổi, bổ sung về khen thưởng với nhiều nội dung mới, chiếm tỷ trọng lớn trong nội dung sửa đổi, bổ sung Luật,

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức