Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản dự định mở rộng kinh doanh ở Việt Nam

Thứ năm, 20/01/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) 54,3% doanh nghiệp Nhật Bản có lãi, 56,2% các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022 ở Việt Nam có “Cải thiện” so với năm 2021.

Theo “Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm tài chính 2021” vừa được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố, 54,3% doanh nghiệp Nhật Bản có lãi, 56,2% các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022 ở Việt Nam có “Cải thiện” so với năm 2021.

Đây là cuộc khảo sát thường niên lần thứ 35 mà JETRO thực hiện. Khảo sát lần này thực hiện từ ngày 25/8/2021 đến ngày 24/9/2021, trùng với khoảng thời gian Việt Nam thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt do dịch bệnh Covid-19, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả trả lời của các doanh nghiệp.

nhieu doanh nghiep nhat ban du dinh mo rong kinh doanh o viet nam hinh 1

56,2% các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022 ở Việt Nam có “Cải thiện” so với năm 2021.

Phản hồi từ 4.635 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 702 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam tham gia khảo sát cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc phục hồi của các doanh nghiệp chậm hơn so với các nước khác. 

Tại miền Nam và miền Trung, có hơn 40% các doanh nghiệp trả lời lợi nhuận kinh doanh “Suy giảm” do tỷ lệ vận hành giảm.

Tuy nhiên, 31,4% số doanh nghiệp Nhật đang đầu tư, hoạt động tại Việt Nam trả lời lợi nhuận kinh doanh “Cải thiện” đã tăng lên so với khảo sát lần năm 2020. 

Tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Việt Nam dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh năm 2021 là 54,3%, tăng 4,7 điểm so với năm 2020. Riêng với ngành chế tạo, tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo có lãi là 57,5%; ngành phi chế tạo là 51,5%.

Có 28,6% doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2021, giảm 1,5 điểm so với năm 2020. Khảo sát này cho biết thêm, tại khu vực chấu Á và châu Đại Dương, tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi trong năm 2021 phục hồi theo hình chữ V còn ở Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 NÊN phạm vi phục hồi nhỏ. 

Nhìn vào dự báo lợi nhuận kinh doanh theo ngành nghề của Việt Nam, thì tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong ngành chế tạo là 57,5% và trong ngành phi chế tạo là 51,5%, đều tăng so với năm 2021 6,7 điểm và 3,3 điểm. 

31,4% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam có cải thiện, tăng 13,6% điểm so với năm 2020 và 36,6% số doanh nghiệp cho biết lợi nhuận kinh doanh suy giảm- giảm 16,2 điểm so với năm 2020. 

Về năm 2022, hơn 50% doanh nghiệp ngành chế tạo và phi chế tạo kỳ vọng sẽ cải thiện nhưng 10% doanh nghiệp trong ngành chế tạo dự báo có xấu đi. 

55,3% các doanh nghiệp có dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới tăng 8,5 điểm so với năm trước, đứng đầu ASEAN và đứng thứ 4/20 quốc gia trong chương trình khảo sát, chỉ sau Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan.

Ông Takeo Nakajima - Trưởng Văn phòng Đại diện tại Hà Nội của JETRO cho biết: Năm 2022 được dự báo là vẫn sẽ tiếp tục khó khăn, do đại dịch còn khó lường, nhưng Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ có một chương trình phục hồi kinh tế, điều này mang lại nhiều hy vọng cho các doanh nghiệp. Đồng thời tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam cao, là điều kiện quan trọng để Việt Nam tính đến chuyện mở cửa.

Tuy nhiên, ông Takeo Nakajima lưu ý, việc mở cửa thực sự không chỉ là ở phía Việt Nam mà còn phụ thuộc vào nhiều quốc gia khác trong khi nhiều quốc gia vẫn đóng cửa nền kinh tế. 

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chia sẻ một số vấn đề quan ngại. Đó là thiếu hụt nhân công và tiền lương tăng vọt, đó là sự phức tạp trong thủ tục hành chính. Quan ngại nữa là trong làn sóng dịch vừa rồi chính quyền các địa phương không thống nhất và sự phức tạp của thủ tục hành chính tiếp tục tăng cao so với trước. 

“Trong đợt dịch vừa rồi có nhiều lao động đã rời nhà máy về quê. Một số có thể sau Tết sẽ trở lại nhưng một số khác không biết có trở lại hay không. Và để có thu hút được lao động về nhà máy thì phải tăng lương, đó là khó khăn của doanh nghiệp”, ông Takeo nói. 

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương vận hành chính sách thiếu minh bạch như chính sách công nghiệp, chính sách năng lượng và quy định vốn nước ngoài… Việc vin visa và giấy phép lao động còn khó khăn và phức tạp. 

Tuy lạm phát trong nước đang được kiểm soát ở mức thấp nhưng áp lực lạm phát còn lớn, doanh nghiệp quan ngại việc giá nhiên liệu, nguyên liệu, tiền lương, giá lương thực thực phẩm sẽ tăng sẽ tác động đến chi phí đầu vào của sản xuất.

“Thởi gian và chi phí thừa do các thủ tục hành chính khác nhau gây ra là cản trở hoạt động kinh doanh và đầu tư mới. Các vấn đề này có thể làm mất đi cơ hội đầu tư mới, cơ hội tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản mong đợi một môi trường hoàn thiện, nơi việc tuân thủ các quy định dễ dàng”, báo cáo của JETRO viết. 

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô
Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô