Nhiều nước phản đối việc Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cho hàng trăm địa điểm ở Biển Đông

Thứ năm, 15/04/2021 11:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi tuyên bố chủ quyền đối với gần như mọi bãi đá và rạn san hô ở Biển Đông, Trung Quốc đã thực hiện một bước bất thường là đăng ký nhãn hiệu cho hàng trăm đối tượng địa lý nằm rải rác khắp các vùng biển tranh chấp, BenarNews cho biết.

Bãi cạn Scarborough, một trong những đối tượng địa lý được chính phủ Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu - Ảnh: Benarnews

Bãi cạn Scarborough, một trong những đối tượng địa lý được chính phủ Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu - Ảnh: Benarnews

Bài liên quan

Hành động của Trung Quốc mới đây đã vấp phải sự phản đối của các bên tranh chấp ở Biển Đông. Đài Loan và các quốc gia trong khu vực bác bỏ tính hợp pháp của các nhãn hiệu mà các chuyên gia mô tả là một nỗ lực có thể có của Trung Quốc, nhằm kiểm soát cách các công ty trong nước và thậm chí cả nước ngoài sử dụng nhãn hiệu Biển Đông.

Không giống như hầu hết các hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, việc đăng ký nhãn hiệu phần lớn đã bị loại bỏ khi chúng được bắt đầu bảy năm trước. Nhưng giờ đây, một bản xem xét hồ sơ của chính phủ Trung Quốc từ năm 2014 đã tiết lộ rằng cái gọi là thành phố Tam Sa - nơi chịu trách nhiệm quản lý các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông - đã nộp hàng nghìn đơn đăng ký nhãn hiệu trong nước bao gồm 281 bãi đá, rạn san hô, bãi cạn và các đặc điểm tranh chấp khác như cũng như toàn bộ các khu vực của Biển Đông.

Mỗi nhãn hiệu này bao gồm tên của đối tượng địa lý trong thư pháp cách điệu của Trung Quốc và được phân loại theo một trong 45 nhóm nhãn hiệu quốc tế, bao gồm mọi thứ từ nhạc cụ đến dịch vụ pháp lý. Nhiều biểu tượng cũng bao gồm phiên âm tiếng Anh của tên đối tượng địa lý và biểu trưng minh họa cung cấp một cái nhìn đầy màu sắc về đối tượng địa lý khi nhìn từ trên xuống.

Việc mô tả các đối tượng địa lý dường như có trước chiến dịch cải tạo đất lớn của Trung Quốc ở các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bắt đầu vào năm 2014.

Hình thức tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông

Julian Ku, giáo sư tại Trường Luật Maurice A. Deane thuộc Đại học Hofstra của Mỹ, cho biết những nhãn hiệu này có khả năng giúp chính phủ Trung Quốc tiến hành các vụ kiện để kiểm soát cách các công ty Trung Quốc và nước ngoài sử dụng nhãn hiệu Biển Đông.

Ông nói rằng đây sẽ là một hình thức “lách luật” - việc Trung Quốc sử dụng luật pháp quốc tế và trong nước để nâng cao vị thế của mình trong các tranh chấp.

Trung Quốc cho rằng họ nắm giữ chủ quyền đối với hàng trăm đối tượng địa lý trên toàn bộ Biển Đông cũng như các quyền sâu rộng đối với các vùng biển của mình, một lập trường không được luật pháp quốc tế ủng hộ. Các tuyên bố của họ đang bị phản đối bởi một số quốc gia trong khu vực gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei, trong đó nhiều quốc gia đã đăng ký các nhãn hiệu tương đương.  

Đáp lại yêu cầu bình luận về các nhãn hiệu của Trung Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington nói với BenarNews rằng, “mọi cách truyền bá thông tin trái với luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử đều vô giá trị và bất hợp pháp, cũng như sẽ không thể thay đổi sự thật về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa [Paracels] và Trường Sa [Spratlys]”.

Việc sử dụng thương mại hình ảnh Biển Đông - đặc biệt là các bản đồ - từ lâu đã là nguồn gốc gây căng thẳng giữa các bên tranh chấp. Đơn cử, việc đưa đường chín đoạn gây tranh cãi của Trung Quốc lên bản đồ trong bộ phim "Abominable" năm 2019 của DreamWorks, đã khiến các nhà chức trách ở Philippines, Việt Nam và Malaysia cấm chiếu bộ phim.

Tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “các công ty hoạt động tại Việt Nam phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Việt Nam”, chỉ trích các thương hiệu nước ngoài có đường chín đoạn của Trung Quốc trong bản đồ trên sản phẩm của họ.

Theo tờ Tin tức Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc, cái gọi là Thành phố Tam Sa đã đăng ký các nhãn hiệu này theo “Luật nhãn hiệu” của Trung Quốc, để “bảo vệ quyền sở hữu tên địa lý của từng đảo, rạn san hô, bãi cạn và đảo” và “ngăn chặn việc mua nhãn hiệu”.

Tên và biểu trưng đã đăng ký nhãn hiệu của Đá Vành Khăn (Meiji Reef), Đá Chữ Thập Đỏ (Yongshu Reef), Đá ngầm Subi (Zhubi Reef) và toàn bộ quần đảo Trường Sa (Quần đảo Nam Hoàng Sa) - Ảnh: BenarNews

Tên và biểu trưng đã đăng ký nhãn hiệu của Đá Vành Khăn (Meiji Reef), Đá Chữ Thập Đỏ (Yongshu Reef), Đá ngầm Subi (Zhubi Reef) và toàn bộ quần đảo Trường Sa (Quần đảo Nam Hoàng Sa) - Ảnh: BenarNews

Đăng ký từng hòn đảo và rạn san hô

281 đối tượng địa lý mà cái được gọi là thành phố Tam Sa đăng ký nhãn hiệu cho phần lớn các địa điểm tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ tuyên bố chủ quyền từ năm 1983 và được mở rộng vào tháng 4/2020, trong đó có nhóm đảo Lưỡi liềm và nhóm đảo An Vĩnh mà Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.  

Theo BenarNews, Trung Quốc cũng đăng ký nhãn hiệu cho các bãi đá và rặng san hô ở quần đảo Trường Sa, gồm cả các đảo do các quốc gia tranh chấp khác đang kiểm soát như Đảo Ba Bình (Itu Aba) của Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng, đảo Thị Tứ (Thitu) do Philippines chiếm đóng và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) thuộc Việt Nam.

Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan trong tuần này đã phản đối hành động của Trung Quốc. Hội đồng cho rằng các nhãn hiệu của Trung Quốc không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và chỉ trích chúng là một nỗ lực có chủ ý nhằm tạo ra một hình ảnh sai lệch về quyền tài phán của Trung Quốc đối với Đảo Ba Bình và các đảo khác tại quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông ngày càng cao trong những tuần gần đây, khi Trung Quốc đưa máy bay không người lái và máy bay quân sự gần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng.

Thành phố Tam Sa trên thực tế đã không đăng ký nhãn hiệu cho quần đảo Hoàng Sa, nhưng đã đăng ký nhãn hiệu cho các đối tượng địa lý gây tranh chấp khác. Trong số đó, có Đảo Hoàng Nham (tên Tiếng Anh là Scarborough) và Đá Ba Đầu (bãi đá ngầm Whitsun) mà Trung Quốc và Philippines đã tranh chấp quyết liệt (lần đầu tiên tại Scarborough vào năm 2012 và lần thứ hai tại Whitsun vào tháng 3 năm 2021).

Sự hiện diện của hàng trăm tàu ​​cá mà Philippines cáo buộc là tàu dân binh của Trung Quốc tại Đá Ba Đầu gây lên căng thăng ngoại giao đáng kể giữa Manila và Bắc Kinh từ vào cuối tháng 3 và hôm thứ Ba (13/4), Manila đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Philippines để phản đối. Hành động của Trung Quốc tại Đá Ba Đầu cũng thu hút sự quan tâm và lên án từ Washington, Hà Nội, Canberra, London, và các thủ đô khác.

Tên và biểu trưng đã đăng ký nhãn hiệu của Đảo Ba Bình ( Đảo Itu Aba / Đảo Taiping), Đảo Thị Tứ ( Đảo Thitu/ Đảo Zhongye) và Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe /Jinghong) - Ảnh: BenarNews

Tên và biểu trưng đã đăng ký nhãn hiệu của Đảo Ba Bình ( Đảo Itu Aba / Đảo Taiping), Đảo Thị Tứ ( Đảo Thitu/ Đảo Zhongye) và Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe /Jinghong) - Ảnh: BenarNews

Cơ sở pháp lý thấp

Hồ sơ của chính phủ Trung Quốc cho thấy cái gọi là thành phố Tam Sa đã nộp đơn cho ít nhất 2.675 nhãn hiệu, trong đó gồm một số đơn được nộp vào năm 2014. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn đăng ký này được chấp thuận thành công.

Trong 82 trường hợp, thành phố Tam Sa đã đăng ký nhãn hiệu cho một đối tượng địa lý nhiều lần, đôi khi đăng ký nhãn hiệu theo từng loại trong số 45 loại nhãn hiệu quốc tế cho một đối tượng địa lý. Chẳng hạn như đăng ký nhãn hiệu cho Bãi cạn Scarborough dưới hai tên riêng biệt, “Đảo Hoàng Nham” và “Rạn san hô Minzhu”.

Mặc dù Trung Quốc đã đăng ký nhãn hiệu cách đây bảy năm, nhưng chúng dường như không được sử dụng rộng rãi. Logo “Sansha” mà thành phố đã đăng ký nhãn hiệu chỉ được nhìn thấy trên các tàu hậu cần của thành phố, trang web của thành phố được chính quyền thành phố sử dụng.

“Tam Sa” dùng để chỉ quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa và quần đảo Trung Sa, là tên gọi của Trung Quốc cho các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bãi cạn Scarborough và bờ Macclesfield của Việt Nam.

Giáo sư Julian Ku cho biết ý nghĩa pháp lý của những nhãn hiệu này không hoàn toàn rõ ràng. Ông nói: “Nhãn hiệu là biện pháp bảo vệ pháp lý cho việc sử dụng tên hoặc biểu tượng cho mục đích thương mại, có nghĩa là “nhãn hiệu thường không được hiểu là để củng cố các tuyên bố chủ quyền của một quốc gia theo luật pháp quốc tế”.

Hơn nữa, giáo sư Ku nói rằng “nhãn hiệu thường được công nhận trước tiên theo luật trong nước và bạn phải đăng ký nhãn hiệu theo từng quốc gia” và “mỗi quốc gia vẫn có quyền từ chối đăng ký nhãn hiệu vì lý do pháp lý trong nước”.

Giáo Ku cũng đặt câu hỏi liệu các vị trí địa lý như vậy có thể được đăng ký nhãn hiệu hay không.

“Có những biện pháp bảo vệ ở Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế đối với các chỉ dẫn địa lý khi được kết hợp với (điển hình) các sản phẩm thực phẩm như 'Champagne', nhưng việc giao dịch đặc điểm vùng đất mà không có bất kỳ sản phẩm cụ thể nào là điều mới mẻ và tôi nghĩ không chắc chắn theo luật nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia”, ông nói.

Theo ông, những nhãn hiệu này chỉ có thể phép chính phủ Trung Quốc ngăn chặn việc sử dụng thương mại không được chấp thuận đối với nhãn hiệu Biển Đông của các công ty Trung Quốc.

Phan Nguyên

Tags:

Tin khác

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h
Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

(CLO) Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp trong những tuần qua, để tấn công một sân bay quân sự của Nga ở Crimea vào tuần trước và một số khu vực do Nga sáp nhập khác, theo các quan chức Mỹ cho biết vào thứ Tư.

Thế giới 24h
Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h