Nhiều quán karaoke “phủ bụi”, kiệt quệ vì phải đóng cửa trong thời gian dài

Thứ sáu, 17/02/2023 07:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đóng cửa trong thời gian dài bởi dịch bệnh và sự siết chặt công tác phòng cháy chữa cháy, nhưng các cơ sở kinh doanh karaoke vẫn phải đều đặn chi nguồn tiền lớn cho mặt bằng, nhân sự và lãi vay ngân hàng…Nhiều chủ quán đứng trước nguy cơ bị phá sản. 

“Kiệt sức” vì đóng cửa triền miên

Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 xong lại đến nguyên nhân không đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy, nhiều quán karaoke trên địa bàn TP.Hà Nội rơi vào tình trạng “cửa đóng then cài”, tạm dừng hoạt động trong khoảng thời gian dài. 

nhieu quan karaoke phu bui kiet que vi phai dong cua trong thoi gian dai hinh 1

Nhiều quán karaoke trên địa bàn Hà Nội rơi vào cảnh kiệt quệ, đồ đạc ngổn ngang, phủ bụi, để trống phòng. Ảnh: Quỳnh Anh

Đến thời điểm này, nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Hà Nội rơi vào cảnh kiệt quệ, đồ đạc ngổn ngang, phủ bụi, để trống phòng vì không thể mở cửa hoạt động trở lại, gây thiệt hại lớn, có hộ phải ngậm ngùi phá sản vì không thể cầm cự, duy trì. 

Được biết, mỗi phòng hát tại Hà Nội được đầu tư trung bình cho trang trí, âm thanh khoảng 300-500 triệu đồng. Không những thế, mỗi tháng chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí này còn phải trả các khoản khác như: tiền thuê mặt bằng, tiền nhân viên, tiền cải tạo, sửa chữa,... 

Bên cạnh đó, quy định về PCCC thay đổi thường xuyên khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện, đặc biệt, một số quy định khó áp dụng vào thực tế.

nhieu quan karaoke phu bui kiet que vi phai dong cua trong thoi gian dai hinh 2

Quy định về PCCC thay đổi thường xuyên khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện. Ảnh: Quỳnh Anh

Anh Nguyễn Văn Mạnh (27 tuổi), nhân viên tại một quán karaoke trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, không được mở cửa hoạt động kinh doanh nên chủ đầu tư đã cho hầu hết các nhân viên nghỉ việc, chỉ còn mình anh ở lại trông coi đồ đạc của quán. 

“Quán karaoke chủ yếu là các thiết bị điện tử. Mặc dù không mở cửa hoạt động nhưng hàng tháng, chủ quán vẫn phải trả cả trăm triệu đồng cho tiền mặt bằng, thuê người bảo dưỡng, kiểm tra máy móc nên đến giờ chắc quán không duy trì nổi nữa rồi”, anh Mạnh cho biết.

nhieu quan karaoke phu bui kiet que vi phai dong cua trong thoi gian dai hinh 3

Đóng cửa triền miên nhưng vẫn phải đều đặn chi nguồn tiền lớn cho mặt bằng, nhân sự,... Ảnh: Quỳnh Anh

Tương tự, quán karaoke của anh Phạm Quốc Thành (33 tuổi) trên đường Nguyễn Khang (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng đóng cửa triền miên. Anh Thành cho biết, mỗi tháng quán phải trả hơn 90 triệu cho tiền mặt bằng, cùng với khoảng 50 triệu các khoản tiền chi trả cho nhân viên và bảo dưỡng đồ đạc.

“Sau 2 năm đại dịch, hàng loạt máy móc, cơ sở vật chất xuống cấp do không được hoạt động. Sau đó là các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy khiến quán tôi lao vào vòng xoáy sửa chữa, đóng cửa, hoạt động lại đóng cửa rồi sửa chữa”, anh Thành chia sẻ. 

nhieu quan karaoke phu bui kiet que vi phai dong cua trong thoi gian dai hinh 4

Đồ đạc trong quán phủ bụi vì không có người sử dụng. Ảnh: Quỳnh Anh

“Giờ đồ đạc trong quán hầu như đều phủ bụi vì không có người sử dụng, cửa hàng cũng cho các nhân viên nghỉ việc để cắt giảm chi phí. Thế nhưng bao nhiêu tiền của đều đổ hết vào đây, bỏ thì không được vì số tiền đầu tư đã quá lớn. Mà cầm cự, duy trì quán thì cũng không thể”, anh Thành nói thêm.

Đồng loạt kêu cứu

Mới đây, hàng trăm chủ đầu tư quán karaoke tại Hà Nội đã cùng ký đơn kêu cứu khi đứng trước bờ vực phá sản vì phải tạm dừng hoạt động do liên quan đến công tác PCCC.

Theo đó, đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (PCCC&CNCH) Công an TP Hà Nội thông tin, toàn thành phố có 1.548 cơ sở kinh doanh karaoke lớn nhỏ, trong đó hơn 400 cơ sở nhỏ lẻ tự phát, không có đăng ký kinh doanh… những trường hợp này chắc chắn phải tự giải thể. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn sửa chữa, khắc phục về PCCC để phù hợp quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp cũng cho rằng cần quy định vừa đảm bảo an toàn về PCCC nhưng cũng đảm bảo tính khả thi, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở kinh doanh karaoke.

Quỳnh Anh

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Phát hiện thi thể trong cabin xe đầu kéo

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Phát hiện thi thể trong cabin xe đầu kéo

(CLO) Trong quá trình trục vớt nhịp cầu và phương tiện trong vụ sập cầu Phong Châu, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã phát hiện một thi thể bên trong cabin của xe đầu kéo. Được xác định đây là nạn nhân thứ 3 trong số 8 nạn nhân đã mất tích từ vụ sập cầu.

Đời sống
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi xuống dưới 19 độ C

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi xuống dưới 19 độ C

(CLO) Dự báo, không khí lạnh từ đêm mai (21/9) sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta. Đặc biệt, sang ngày và đêm 22/9 ở Bắc Bộ và Thanh Hoá có nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 20-23, vùng núi có nơi dưới 19 độ C.

Đời sống
Lào Cai: Công an kịp thời cứu giúp một cụ bà 94 tuổi bị lạc trong rừng sâu

Lào Cai: Công an kịp thời cứu giúp một cụ bà 94 tuổi bị lạc trong rừng sâu

(CLO) Nhận tin cấp báo, Công an xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã huy động nhân dân địa phương kịp thời lên núi cứu giúp một cụ bà người dân tộc Mông (94 tuổi) đi lạc trong rừng sâu.

Đời sống
Lào Cai: Dừng Lễ hội mùa thu 2024 để dồn sức khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

Lào Cai: Dừng Lễ hội mùa thu 2024 để dồn sức khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

(CLO) UBND huyện Bắc Hà và huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) vừa có thông báo dừng tổ chức Lễ hội mùa thu 2024 để dồn sức khắc phục hậu quả mưa bão, sạt lở đất ở nhiều xã trong huyện.

Đời sống
Cấp xuất cho tỉnh Hưng Yên trên 32,5 tấn gạo khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3

Cấp xuất cho tỉnh Hưng Yên trên 32,5 tấn gạo khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3

(CLO) Thực hiện quyết định của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng vừa bàn giao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên trên 32,5 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cấp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Đời sống