Nhiều quốc gia chuyển sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19

Thứ tư, 15/09/2021 06:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn hết sức khó lường, nhiều quốc gia đã chuyển từ phương châm phòng, chống dịch bệnh sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 15/9 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 226.560.812 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.660.997 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 463.623 và 8.333 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 203.199.695 người, 18.696.485 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 102.389 ca nguy kịch.

nhieu quoc gia chuyen sang chien luoc song chung an toan voi covid 19 hinh 1

Khách du lịch tham quan Bảo tàng Vatican, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 110.122 ca nhiễm mới; tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 27.802 ca và Ấn Độ 27.429 ca. Mỹ cũng đứng đầu về số ca tử vong mới với 1.672 người chết, tăng gần gấp đôi so với ca tử vong ghi nhận trong ngày 13/9 là 843 ca; tiếp theo là Nga với 781 ca và Brazil 659 ca.

Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh vẫn hết sức khó lường, do sự hoành hành của biến thể Delta cùng nguy cơ có thể có thêm nhiều biến thể mới xuất hiện trong thời gian tới, nhiều nước trên thế giới đã chuyển từ phương châm phòng, chống dịch bệnh sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19.

Tại Đông Nam Á, Chính phủ Indonesia đã công bố 3 chiến lược trọng tâm hiện nay để sống chung với đại dịch COVID-19 gồm nâng tỷ lệ bao phủ vaccine, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi; đẩy mạnh xét nghiệm, truy tìm, điều trị; tuân thủ nghiêm các quy trình chăm sóc y tế, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách và thực hiện sàng lọc thông qua ứng dụng khai báo y tế trực tuyến.

Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut lưu ý nếu tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh vẫn còn thấp, 3 chiến lược chính này sẽ được bổ sung bằng các hạn chế xã hội, ví dụ như thực hiện lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 1-4 như hiện nay.

Đối với du khách nhập cảnh, Indonesia đã siết chặt thêm các biện pháp kiểm dịch. Theo đó, du khách nhập cảnh phải tiêm vaccine đầy đủ phòng ngừa COVID-19 và phải thực hiện 3 xét nghiệm PCR.

Tại Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nề nhất thế giới bởi dịch bệnh với 680.282 ca tử vong trong tổng số 42.140.770 ca mắc COVID-19, nhiều phụ huynh bày tỏ quan ngại về điều kiện đảm bảo an toàn cho con em mình trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang lây lan mạnh. Do đó, nhiều phụ huynh, người lao động, thậm chí cả trẻ em đã tuần hành từ tòa thị chính thành phố New York đến công viên Washington Square, nhằm kêu gọi việc học tập trực tuyến và áp dụng các điều kiện học tập an toàn.

Tại New Zealand, Thủ tướng Jacinda Ardern đã kêu gọi người dân nước này tiêm vaccine phòng COVID-19 càng sớm càng tốt, khẳng định đây là cách duy nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh và là cơ sở để nới lỏng các lệnh hạn chế tại Auckland - thành phố lớn nhất nước này. Theo bà Ardern, vaccine là công cụ tốt nhất hiện có để ngăn chặn đại dịch và là "tấm vé" để người dân trở lại cuộc sống tự do.

Ngày 14/9, New Zealand ghi nhận 15 ca mắc mới COVID-19, giảm hơn một nửa so với 33 ca ghi nhận ngày 13/9. Tuy nhiên, khoảng 1,7 triệu dân tại Auckland sẽ tiếp tục thực hiện lệnh phong tỏa cho đến tuần tới, trong bối cảnh chính phủ nỗ lực kiểm soát ổ lây nhiễm biến thể Delta.

Trong khi đó, giới chức Australia tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh đối với thủ đô Canberra cho đến giữa tháng 10 tới, đồng thời nhấn mạnh đây là biện pháp cần thiết trong khi chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 đang được đẩy mạnh.

Thống đốc Vùng lãnh thổ thủ đô của Australia, ông Andrew Barr nêu rõ, nhà chức trách mong muốn hạn chế số ca lây nhiễm trong khi đảm bảo rằng thủ đô Canberra có tỷ lệ người dân được tiêm phòng ở mức cao. Ông Andrew Barr nhấn mạnh, đây là hướng đi an toàn nhất và sẽ đưa đến một Giáng sinh an lành hơn, một kỳ nghỉ hè an toàn hơn và một năm 2022 bình an hơn.

Khoảng 400.000 cư dân Canberra đã thực thi chỉ thị ở nhà kể từ ngày 12/8, khi thành phố ghi nhận 1 ca mắc COVID-19. Hiện chỉ còn trên 250 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại đây.

Tại châu Âu, Italy sẽ triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba từ ngày 20/9 tới, bắt đầu từ những người dễ bị tổn thương nhất, ví dụ như những bệnh nhân ung thư và người được ghép tạng.

Đợt thứ ba của chiến dịch tiêm vaccine ở Italy sẽ tập trung vào khoảng 3 triệu người có hệ miễn dịch yếu nhất. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza đã nói rằng các cơ quan y tế Italy quyết định tiêm liều tăng cường cho những người trên 80 tuổi và trong các viện dưỡng lão.

Đến nay, trên 40 triệu người Italy đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ, tương đương với 74% dân số trên 12 tuổi, trong bối cảnh chính phủ gần đạt mục tiêu 80% vào cuối tháng 9.

Tại Anh, ngày 14/9, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid cho biết chính phủ nước này đã chấp thuận khuyến nghị từ giới chức y tế rằng những người dễ bị tổn thương và người trên 50 tuổi cần được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường.

Ngoài ra, ông Javid cũng cho biết Anh rất có thể sẽ yêu cầu nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên chăm sóc xã hội tại vùng England phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo ông, chính phủ đã tiến hành một cuộc tham vấn về việc bảo vệ những bệnh nhân dễ bị tổn thương bằng cách yêu cầu tiêm chủng vaccine phòng bệnh cúm và ngừa COVID-19 là một điều kiện để triển khai nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên chăm sóc xã hội ở England.

nhieu quoc gia chuyen sang chien luoc song chung an toan voi covid 19 hinh 2

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hull, đông bắc England. Ảnh: AFP

Số liệu mới nhất cho thấy kể từ khi nước Anh triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, vaccine đã giúp 24 triệu người không bị mắc bệnh và ngăn chặn hơn 112.000 ca tử vong. Nhà chức trách Anh cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiêm vaccine khi mà Thủ tướng Boris Johnson cùng các quan chức khác cảnh báo rằng cuộc chiến chống đại dịch vẫn chưa kết thúc, nhất là khi mùa Đông sắp đến.

Đến nay, Anh đã ghi nhận trên 7 triệu ca nhiễm, trong đó khoảng 134.000 ca tử vong do COVID-19. Khoảng 44 triệu người tại nước này đã được tiêm đủ 2 liều vaccine, chiếm 81% tổng số người từ 16 tuổi trở lên. Ngày 13/9, Chính phủ Anh cho biết trẻ em ở độ tuổi từ 12-15 cũng sẽ được tiêm chủng.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe