Nhiều sân khấu từ chối tham gia Liên hoan kịch toàn quốc 2021

Thứ sáu, 24/09/2021 14:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên hoan Kịch nói toàn quốc dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10 tại Hải Phòng. Nhiều sân khấu cho rằng không hợp lý khi Liên hoan Kịch nói toàn quốc diễn ra vào giữa dịch.

Cụ thể, Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa có thông báo về kế hoạch tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021. Theo đó, sự kiện dự kiến được tổ chức tại Hải Phòng vào cuối tháng 10.

nhieu san khau tu choi tham gia lien hoan kich toan quoc 2021 hinh 1

Sân khấu kịch ở TP.HCM nhiều tháng đóng cửa vì dịch. Ảnh: zingnews.vn

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đưa ra hai giải pháp là thi trực tiếp từ ngày 6 đến 8/11 và thi trực tuyến dành cho các đoàn ở xa từ ngày 28/10 đến 4/11.

Tuy nhiên, đại diện của nhiều sân khấu tại TP.HCM từ chối dự thi liên hoan kịch nói toàn quốc. Nghệ sĩ cũng không đồng tình với giải pháp thi trực tuyến.

Nghệ sĩ Mỹ Uyên - Giám đốc kịch 5B Võ Văn Tần - cho biết năm ngày trước, khi nhận được thông báo, chị từ chối. "Gần hai năm gồng gánh vì dịch bệnh, chúng tôi hiện đuối về tâm trí và tài chính. Liên hoan là hội hè, phải vui vẻ, mà tinh thần lúc này đã kiệt quệ thì làm sao vui nổi", chị nói.

Ông Huỳnh Anh Tuấn - Giám đốc sân khấu Idecaf nói đa số sàn diễn ở TP.HCM là đơn vị xã hội hóa, tự làm tự chi. Ông cho biết: "5 tháng qua, sân khấu đã kiệt quệ. Tại Sài Gòn, kịch sống bằng công chúng, khán giả nuôi nghệ sĩ, mà dịch bệnh như thế này thì ai nuôi ai?".

Đồng quan điểm, nghệ sĩ Trịnh Kim Chi cũng cho rằng việc liên hoan thời điểm này rất khó cho sân khấu phía Nam. Trước dịch, đơn vị sân khấu chị và nhiều sàn diễn khác nóng lòng tham gia sự kiện vì ba năm mới tổ chức một lần, là dịp đồng nghiệp cả nước gặp gỡ, nâng cao kỹ năng diễn. Chị từng lên kế hoạch tập dượt, cúng khai trương vở đăng ký thi. Dịch bùng phát, mọi hoạt động chững lại. Theo chị, sau giãn cách, việc tập hợp nhân lực tham gia liên hoan cũng sẽ rất khó.

nhieu san khau tu choi tham gia lien hoan kich toan quoc 2021 hinh 2

Vở "Kiều" diễn mở màn cho Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2018. Ảnh: nhandan.vn

Đại diện một số đoàn phía Bắc thông cảm với các đồng nghiệp. Họ cho biết dù không bị ảnh hưởng nặng nề như sân khấu phía Nam, nhưng nhiều đơn vị thuộc khối công lập ở miền Bắc như Nhà hát Kịch Việt Nam, Tuổi trẻ, Kịch Hà Nội... cũng khó khăn vì không thể biểu diễn, nghệ sĩ chỉ hưởng lương cứng. Ngoài ra, họ còn gặp rào cản khi tập luyện thời giãn cách.

Nghệ sĩ Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết cơ quan anh dự định mang vở "Hà thành chính khí" đi tranh tài, nhưng chưa tập luyện được, vì vở diễn có những đại cảnh lên đến hàng trăm người. Tuy nhiên, họ đều mong muốn sự kiện diễn ra suôn sẻ vì quá nhớ nghề.

Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, việc tổ chức thi bằng hình thức trực tuyến không khả thi. Ngoài ra, các sân khấu lại phải chi trả tiền để đảm bảo cho chất lượng đường truyền. Từ đó, Giám đốc sân khấu kịch Idecaf đưa ra đề xuất Liên hoan kịch nên dời qua năm sau tổ chức khi tình hình dịch được ổn định. Kinh phí tổ chức năm nay để hỗ trợ cho các nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn vì dịch.

NSƯT Mỹ Uyên cũng đồng tình với đề xuất của ông Huỳnh Anh Tuấn là nên hoãn thời gian tổ chức và lấy khoản kinh phí tổ chức để giúp đỡ các gia đình nghệ sĩ có người thân qua đời vì COVID-19 hoặc những trường hợp diễn viên chịu ảnh hưởng của dịch.

nhieu san khau tu choi tham gia lien hoan kich toan quoc 2021 hinh 3

Vở "Hà thành chính khí" của Nhà hát Kịch Hà Nội là một trong những tác phẩm tham dự liên hoan năm nay. Ảnh: Nhà hát Kịch Hà Nội

Trước ý kiến của đại diện các sân khấu kịch phía Nam, ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn cho biết kế hoạch tổ chức Liên hoan Kịch nói đã được thông báo từ năm 2020. Đến nay, liên hoan phải trải qua nhiều lần hoãn tổ chức do ảnh hưởng của dịch.

BTC sẽ nhận đăng ký từ các đơn vị đến ngày 15/10 và tiếp nhận phản hồi để đưa ra phương án phù hợp.

"Chúng tôi đang tiếp thu ý kiến của các đơn vị và phản hồi lên lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Liên hoan Kịch nói toàn quốc 3 năm mới diễn ra một lần. Nếu năm nay không tổ chức thì năm 2024 mới có thể làm được. Cục luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị", ông Trần Hướng Dương trao đổi thêm.

Liên hoan Kịch nói toàn quốc là sự kiện do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa các địa phương tổ chức. Cuộc thi được tổ chức 3 năm một lần với sự tham gia của hàng nghìn nghệ sĩ trong cả nước.

BV

Tin khác

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa