(CLO) Hàng loạt các thành phố lớn nhỏ tại Trung Quốc đang bị hạn chế tiêu thụ điện dẫn đến việc mất điện đột ngột tại các nhà máy, khu công nghiệp sản xuất, văn phòng và thậm chí tắt đèn đường.
“Chìm trong bóng tối”
Việc tắt đèn đường tại nhiều tỉnh thành phố lớn ở Trung Quốc được áp dụng với mục đích tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Caixin
Vào tối ngày 16/12, khi màn đêm buông xuống tại thành phố Thượng Hải, các tòa tháp cao tầng, các trung tâm trung tâm lớn thường ngày nhộn nhịp, sáng rực lại bỗng chìm trong bóng tối. Không khí mùa lễ hội gần như chẳng thể nhìn thấy khi những đèn đường, các biển hiệu quảng cáo bị tắt.
Cảnh tượng tối sầm này gợi nhớ đến những đợt phong tỏa nghiêm ngặt hồi đầu năm nay, nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, lần này, tình trạng mất điện trên toàn cầu là bởi thiếu điện chứ không phải do đại dịch.
Hàng chục thành phố và có ít nhất 4 tỉnh lớn tại Trung Quốc đang phải hứng chịu khó khăn trong những ngày đầu đông khi chính quyền ban hành quy định mới về việc hàng triệu người dân và doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng điện tiêu thụ.
Đã có những phàn nàn từ người dân và các khu công nghiệp sản xuất về tình trạng mất điện đột ngột khi họ được thông báo các địa điểm của họ đã được chọn trong kế hoạch khẩn cấp mới của chính phủ về việc “phân bổ điện và nguồn cung khẩn cấp”.
Theo China Business News, các biện pháp cắt điện mới được áp dụng cao gồm: cắt điện luân phiên, ngưng dùng thang máy trong tòa nhà căn hộ, cấm sử dụng máy sưởi khi nhiệt độ trên 3 độ C… Để đối phó với cuộc khủng hoảng mất điện đột ngột này, các tòa nhà chọc trời đã buộc phải tắt đèn, đường xá tối om và các nhà máy tại Trung Quốc phải cắt giảm giờ làm việc.
Nhu cầu tiêu thụ điện trong mùa đông chạm “đỉnh”
Nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm. Ảnh: Caixin
Tính riêng trong tháng 11 năm nay, tổng mức tiêu thụ điện của Trung Quốc đã đạt 646,7 tỷ kwh, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức cao nhất trong hai năm qua. Kể từ đầu năm đến nay, sản lượng điện tiêu thụ trung bình trên cả nước tăng 2,5% so với năm trước.
Theo Asia Times, các nguồn tin từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc cho hay, lệnh tiết kiệm năng lượng và cắt điện được ban hành một cách vội vàng đến mức các quan chức tỉnh này không chuẩn bị kịp để thông báo cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trước khi thực hiện.
Lệnh ban hành trên sẽ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020 nếu chính quyền tỉnh không có chỉ thị mới. Hệ thống điện dự phòng và máy phát điện diesel của tỉnh Chiết Giang cũng đang trong tình trạng “báo động”, tương tự với cuộc khủng hoảng điện tại tỉnh này vào đầu những năm 2000.
Lượng tiêu thụ điện tăng vọt cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phục hồi mạnh sau đại địch Covid-19. Sản lượng công nghiệp nước này đang tăng tốc nhanh trong giai đoạn cuối năm, với xuất khẩu đạt kỷ lục trong tháng 11 vừa qua. Xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nước lớn với mức GDP ngang bằng như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì đã tăng cao hơn hẳn mức trước đại dịch Covid-19, khi xuất khẩu của tháng 10 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ vậy, mùa đông năm nay được dự báo sẽ lạnh hơn thông thường và việc chính quyền nhiều địa phương nỗ lực giảm khí thải cũng đã gây sức ép lớn đến các nhà máy phát điện.
Điện lực của hàng loạt tỉnh thành phố trên khắp Trung Quốc như: Giang Tô, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây và Nội Mông cũng đang vật lộn với các vấn đề cung cấp điện và đã thông báo với các nhà sản xuất điện của họ để đảm bảo cung cấp dồi dào cho khách hàng địa phương trước khi cấp vào lưới điện nhà nước.
Học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại để chiếu sáng trong phòng đọc sau khi nguồn điện của một thư viện ở Chiết Giang bị cắt đột ngột. Ảnh: WeChat
Dẫn lời các quan chức tỉnh Hồ Nam, Asia Times cho biết lượng điện thiếu hụt hàng ngày của 70 triệu cư dân tỉnh này dao động trong khoảng từ 10 đến 20 triệu kwh.
Asia Times đưa tin ngày 16/12 rằng, một cuộc khủng hoảng điện đang nổi lên buộc Thượng Hải và các thành phố lớn khác phải tắt hệ thống chiếu sáng ngoài trời cũng như điều hòa không khí trong các trung tâm thương mại, thư viện và các tòa nhà chính phủ. Rõ ràng, lượng điện năng tiết kiệm được cho đến nay vẫn chưa bù đắp được sự thiếu hụt và lĩnh vực sản xuất đang dần chịu tác động lớn.
Một quan chức của Ủy ban Công nghệ Thông tin và Công nghiệp Thượng Hải chia sẻ với Asia Times rằng, thành phố này vẫn đang đánh giá mức độ thiếu điện sẽ ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng GDP và sản lượng công nghiệp sau khi tăng trưởng phục hồi trở lại mức tích cực trong quý III.
Ông cho biết Thượng Hải và các tỉnh lớn khác như Chiết Giang, Giang Tô và Quảng Đông thường sẽ chứng kiến sản lượng sản xuất tăng đột biến trong quý cuối năm, tuy nhiên, việc cắt điện trên diện rộng sẽ giáng một đòn mạnh vào đà phục hồi và động lực. Hơn nữa, đây là cú đòn giáng nặng vào nhiều nhà máy sản xuất quy mô nhỏ trên khắp Trung Quốc sau cú “sốc” trong suốt năm 2020 vì tác động của dịch Covid-19.
Điều đó cho thấy, người dân ở Thượng Hải, trong khi tự hỏi điều gì đằng sau tình trạng thiếu điện rõ ràng, đã ca ngợi nỗ lực của chính phủ để đảm bảo cung cấp cho các hộ gia đình.
Tờ Nhật báo Jiefang của Trung Quốc đã lên tiếng phản đối về tình trạng cắt điện luân phiên, lưu ý rằng sinh kế của người dân quan trọng hơn sự phù phiếm của việc theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng GDP.
Việc truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rộng rãi trong tuần này đã gây thêm áp lực lên các cơ quan phụ trách sản xuất điện và an ninh. Vào hôm 16/12, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã tuyên bố trong một thông tư của Tân Hoa xã rằng việc cắt điện sẽ không ảnh hưởng đến người dùng dân cư và việc phát điện chung của quốc gia vẫn ổn định.
Tuy vậy, nhiều người dân Trung Quốc không cảm thấy thuyết phục bởi báo cáo này cho rằng việc nhiệt độ giảm mạnh tại các thành phố lớn của nước này là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng điện.
Cuộc chiến than – điện của “riêng” Trung Quốc
Một nhà máy sản xuất điện ở tỉnh Hắc Long Giang. Ảnh: Reuters / Jason Lee
Tờ Economic Observer đưa tin, các nhà máy thủy điện của Trung Quốc đã cung cấp cho lưới điện nhà nước ít hơn 21,7 tỷ kwh trong tháng này do mùa khô, nhưng sản xuất nhiệt điện cũng bị sụt giảm mạnh mẽ do thiếu hụt năng lượng than nhiệt và khí đốt tự nhiên nặng nề.
Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch Dầu khí Trùng Khánh, trong tháng 11 Trung Quốc thiếu hụt lượng khí đốt tự nhiên gần 1 tỷ m3. Giá bán lẻ than nhiệt từ tỉnh Sơn Tây giàu tài nguyên đã tăng lên 663 NDT/ tấn hôm 16/12, mức cao nhất trong hai năm.
Yu'an, một blog phân tích tài chính nổi tiếng trên WeChat của các cựu phóng viên Tân Hoa xã, tiết lộ rằng một phần nguyên nhân khiến cho các nhà máy sản xuất điện rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng nặng nề, được cho là do Trung Quốc đã quyết định cấm nhập than đá Australia trong bối cảnh 2 nước đang leo thang căng thẳng thương mại.
“Các nhà máy điện trong những năm qua đã trang bị thêm thiết bị để sử dụng than chất lượng của Australia khiến cho họ không thể chuyển sang sử dụng các nguồn cung thay thế trong nước trong một sớm một chiều vì than nhiệt nguyên chất tương đương không dễ khai thác được từ Sơn Tây và Nội Mông do các quy tắc về an toàn và môi trường nghiêm ngặt hơn”, blog nhận định.
Theo giáo sư James Laurenceson từ Đại học Kỹ thuật Sydney, nếu Trung Quốc tiếp tục giáng thêm các đòn đánh lên Australia, Bắc Kinh có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro làm tổn thương đến lợi ích của chính họ.
“Ví dụ, đòn đánh vào than sẽ khiến Australia tổn thương nhiều nhất, nhưng nếu Trung Quốc làm vậy, họ cũng sẽ tự làm đau chính mình”, ông Laurenceson nhấn mạnh.
Theo thống kê từ hải quan Trung Quốc, Australia là nhà cung cấp chính của nước này, chiếm tới 57% lượng than nhiệt của Trung Quốc trong năm 2019. Loại than này được dùng để sản sinh ra điện. Tuy nhiên, News.com.au cho biết việc Trung Quốc cấm nhập than từ Australia khiến giá mặt hàng này tại quốc gia Đông Á tăng vọt kể từ tháng 10.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có công văn gửi Sở công thương các tỉnh, thành phố triển khai Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.