Nhiều ý kiến chưa đồng thuận về nội dung sửa đổi dự thảo Bộ luật Lao động

Thứ ba, 14/05/2019 21:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay, ngày 14/5, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo "Góp ý sửa đổi dự thảo Bộ luật Lao động từ cộng đồng doanh nghiệp". Tại đây, nhiều vấn đề bất cập trong sử dụng lao động được các hiệp hội doanh nghiệp đưa ra thảo luận và đề nghị sửa đổi.

Hội thảo

Hội thảo "Góp ý sửa đổi dự thảo Bộ luật lao động từ cộng đồng doanh nghiệp" ngày 14/5/2019. Ảnh: Lương Minh

Bộ luật Lao động 2013 còn nhiều bất cập

Mở đầu hội thảo, ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ - TB - XH) nhấn mạnh, Bộ luật Lao động lần này sẽ được sửa đổi cơ bản và toàn diện nhằm giải quyết 10 chính sách mà Chính phủ đã trình Quốc hội trước đây và giải quyết một số chính sách mới, quan trọng trong quá trình soạn thảo bao gồm: Giải quyết các vướng mắc, bấp cập từ thực tiễn thi hành sau 6 năm áp dụng trên thực tế từ 2013. Mục tiêu nhằm đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ của các luật mới ban hành trong thời gian gần đây. Đáp ứng yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia CPTPP, EVFTA.

Theo đó, Dự thảo gồm 17 chương, 221 điều sẽ được giảm 21 điều so với hiện hành. Sửa đổi, bổ sung khoảng 170 điều trong tất cả các chương, sửa đổi 2 điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

Qua đó, ông Mai Đức Thiện đã định hướng các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp quan tâm và bàn luận những bất cập trong các nội dung lớn của Bộ luật Lao động đã đi vào sử dụng trong 6 năm qua.

Điển hình là nội dung mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm của các doanh nghiệp. Bộ LĐ - TB - XH chủ trương mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lạo động và người lao động nhằm tăng sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và người lao động cũng được nâng cao thu nhập khi làm thêm giờ.

Cụ thể nội dung sửa đổi người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện: Phải được sự đồng ý của người lao động. Đảm bảo số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường. Số giờ làm thêm tối đa là 200 giờ trong 1 năm. Trường hợp đặc biệt doanh nghiệp có nhu cầu và người lao động đồng ý thì hai bên thỏa thuận làm thêm giờ không quá 400 giờ trong 1 năm.

Về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu: Tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường là nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi, thời điểm tăng là từ 1/1/2021. Đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

Đặc biệt về vấn đề tiền lương tối thiểu, Bộ cũng định hướng theo sự tự chủ của doanh nghiệp. Tiếp tục thể chế chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua từng bước mở rộng và tạo quyền tự chủ thực sự chủ động cho người sử dụng lao động và người lao động trong trả lương.

Ngoài ra các vấn đề khác cũng được ông Mai Đức Thiện đề cập như: Tổ chức đại diện cho người lao động tại các doanh nghiệp, mức lương tối thiểu, lương cơ bản, ngày nghỉ, lễ tết của người lao động, giờ nghỉ trưa của người lao động và đề xuất đưa thêm ngày 27/7 dương lịch vào ngày nghỉ lễ ... cũng được đưa ra bàn thảo sôi nổi với nhiều tranh luận khác nhau.

Nhiều tranh cãi trong sử dụng lao động

Ông Trương Văn Cẩm - Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, nếu ta tăng tuổi nghỉ hưu mà không tính đến việc hàng năm có trên 200.000 sinh viên ra trường đi làm là vấn đề rất khó khăn . Ảnh: Lương Minh

Ông Trương Văn Cẩm - Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, nếu ta tăng tuổi nghỉ hưu mà không tính đến việc hàng năm có trên 200.000 sinh viên ra trường đi làm là vấn đề rất khó khăn . Ảnh: Lương Minh

Ngay khi các nội dung sửa đổi của Dự thảo được đưa ra, rất nhiều đại diện hiệp hội các doanh nghiệp đã có ý kiến trái chiều về những quy định sử dụng lao động trong Bộ luật Lao động.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm cho biết: Đối với chính sách làm thêm giờ nên điều chỉnh tăng thêm 450 giờ/năm bởi đặc thù của nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành dệt may, để đảm bảo các đơn hàng, tiến độ sản xuất cũng như tiền lương thưởng... Để doanh nghiệp phát triển thì Bộ nên linh hoạt xem xét điều chỉnh tăng số giờ làm thêm lên để các doanh nghiệp có cơ sở mở rộng kế hoạch phát triển kinh doanh của mình.

Về tăng tuổi nghỉ hưu, cũng theo ông Cẩm, tăng tuổi nghỉ hưu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh tế xã hội của đất nước và rất nhiều vấn đề khác mà không chỉ dựa vào tuổi thọ. Tuy là tuổi thọ của Việt Nam đạt ở mức cao nhưng không đồng nghĩa với việc sức khỏe tốt... Nếu ta tăng tuổi nghỉ hưu mà không tính đến việc hàng năm có trên 200.000 sinh viên ra trường đi làm thì vấn đề giải quyết việc làm làm sao để cân đối với lao động lâu năm và lao động trẻ là vấn đề tương đối khó. Theo đó, chính sách tăng tuổi thọ cũng cần cân nhắc đến yếu tố thanh lý hợp đồng lao động lâu năm, trình độ và sức khỏe đã giảm để có hướng đầu tư, chú ý đến công tác thu hút những lao động giỏi cho doanh nghiệp.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) phát biểu trong hội thảo. Ảnh: Lương Minh

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) phát biểu trong hội thảo. Ảnh: Lương Minh

Về việc sử dụng và xử lý những vi phạm của người lao động, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cũng có góc độ phản ánh thực tế. Theo AmCham, Việt Nam có những quy định những hành vi vi phạm Luật Lao động rất cụ thể nhưng trên thực tế lại bỏ lọt rất nhiều hành vi vi phạm tương đối nghiêm trọng, gây tổn hại trực tiếp đến doanh nghiệp.

Ví dụ như những hành vi vi phạm pháp luật về hình sự nhưng lại không có quy định trong Bộ luật Lao động nên không thể xử lý người lao động được. Từ đó, AmCham đưa ra đề xuất: Nên có thay đổi mang tính hệ thống đi đúng bản chất, nguồn gốc của vấn đề để xây dựng lên những quy định mang tính hữu dụng trong thực tế.

Đại diện Hiệp hội thủy hải sản Việt Nam phát biểu trong hội thảo cho rằng với quy định thử việc người lao động không quá 6 ngày là không phù hợp. Ảnh: Lương Minh

Đại diện Hiệp hội thủy hải sản Việt Nam phát biểu trong hội thảo cho rằng với quy định thử việc người lao động không quá 6 ngày là không phù hợp. Ảnh: Lương Minh

Cũng bàn về vấn đề sử dụng lao động, đại diện Hiệp hội thủy hải sản cho rằng, với quy định thử việc người lao động không quá 6 ngày là không phù hợp vì riêng kỹ năng chọn lọc tôm, cá phi lê hay an toàn thực phẩm thì 6 ngày không thể đánh giá được năng lực của người lao động. Muốn tạo ra nguồn lao động có giá trị thì ngoài công tác tuyển dụng, các doanh nghiệp phải đầu tư, đào tạo, định hướng cho người lao động. Như vậy, 6 ngày theo quy định vô hình chung sẽ là "rào cản để trói chân doanh nghiệp" trong việc tìm kiếm nguồn lao động cho doanh nghiệp.

Về quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, đại diện Hiệp hội thủy hải sản cũng cho rằng, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc không lý do 6 ngày liên tục, hoặc 20 ngày cộng dồn trong năm mới có thể chấm dứt hợp đồng lao động. Với quy định này, cũng rất khó cho doanh nghiệp trong sử dụng lao động bởi việc nghỉ 6 ngày liên tiếp trong tháng rất ít xảy ra. Đặt giả sử, nếu người lao động chỉ nghỉ đến ngày thứ 5 thôi, sau đó vẫn đi làm và nghỉ tiếp thì doanh nghiệp không thể xử lý kỷ luật với người lao động. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo đơn hàng với các đối tác, nếu không đảm bảo đơn hàng thì thiệt hại của doanh nghiệp rất lớn. Vậy việc quy định như trên cũng gây khó cho doanh nghiệp...

Tại Hội thảo cũng có rất nhiều ý kiến khác đến từ các hiệp hội, doanh nghiệp như Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA)... bàn về những bất hợp lý trong quy định sử dụng người lao động về đình công, xử lý lương, vi phạm trong làm việc... Theo đó, Ban tổ chức đã ghi nhận và trả lời sẽ có điều chỉnh phù hợp dựa trên các góp ý của các doanh nghiệp.

Lương Minh

Tin khác

Dự báo thời tiết 20/4/2024: Nắng nóng trải dài từ Bắc đến Nam

Dự báo thời tiết 20/4/2024: Nắng nóng trải dài từ Bắc đến Nam

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 20/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên nắng nóng với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C.

Đời sống
Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

(CLO) Ngày nay, mua sắm trực tuyến (online) đang là xu thế được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Song, bên cạnh những tiện ích trong mua sắm, việc mua hàng trên mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Đời sống
Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

(CLO) Cho biết năng lượng tái tạo và du lịch được quy hoạch là 2 trong những mũi nhọn kinh tế, Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa quy hoạch để trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước.

Đời sống
Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

(CLO) Chiều 19/4, thông tin từ UBND xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến 1 thiếu niên mất tích.

Đời sống
Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

(CLO) Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì đang bày bán hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đời sống