NHNN: Giao dịch xác thực sinh trắc học cơ bản đã thông suốt

Thứ năm, 04/07/2024 09:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê của các ngân hàng, sau ba ngày thực hiện (từ 1/7) đến nay, giao dịch xác thực sinh trắc học cơ bản đã thông suốt.

Sáng nay (4/7), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay.

Thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 40 tỷ USD mỗi ngày

Thông tin do NHNN cung cấp cho thấy: Đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số.

Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (Mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017 - 2023 đạt trên 100%/năm. Hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ đồng/ngày (tương đương 40 tỷ USD), hệ thống chuyển mạch tài chính & bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày.

Các công nghệ số mới, thành tựu của cuộc CMCN 4.0 cũng được ứng dụng mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong công tác phòng chống tội phạm và đặc biệt là đã tiên phong triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, định danh/xác thực chính xác thông tin khách hàng, hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng trên kênh điện tử, bảo lãnh điện tử cũng như góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, NHNN cũng chỉ ra bên cạnh những tiện ích, tiện lợi mà các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng đem lại, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật trước nguy cơ bị tấn công mạng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản ngân hàng của người dân, các thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

nhnn giao dich xac thuc sinh trac hoc co ban da thong suot hinh 1

Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học (ảnh minh hoạ).

Để hạn chế, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng trên không gian mạng, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai các nhóm giải pháp chính, gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện; Triển khai các giải pháp công nghệ và cơ chế phối hợp; Tuyên truyền, cảnh báo phòng, chống tội phạm lừa đảo; Phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng, chống lừa đảo qua mạng.

NHNN đã xây dựng và liên tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động an ninh, an toàn thông tin mạng cũng như thanh toán (hiện NHNN đang tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai đồng bộ cùng Luật Các TCTD, Nghị định số 52 về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); các Thông tư thay thế, sửa đổi, bổ sung quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet…). Nghị định số 52 ban hành nhằm mục đích tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản, vững chắc cho hoạt động TTKDTM, thúc đẩy TTKDTM, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích, an toàn với chi phí hợp lý.

Ngày 18/12/2023, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hang, có hiệu lực từ 1/7/2024. Theo quyết định này, từ 1/7, các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác thực sinh trắc học.

Việc triển khai quyết định này góp phần bảo đảm các giao dịch thanh toán trực tuyến chỉ được thực hiện bởi chính chủ tài khoản, qua đó sẽ nâng cao an ninh, an toàn, bảo mật cho các giao dịch thanh toán trực tuyến, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong giao dịch thanh toán trực tuyến, cũng như phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử sử dụng cho mục đích bất hợp pháp.

Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Theo thống kê của các ngân hàng, sau ba ngày thực hiện (từ 1/7/2024), đến nay giao dịch xác thực sinh trắc học cơ bản đã thông suốt.

5 nhiệm vụ trọng tâm bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng

Tại hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết: Thời gian tới, nhằm thúc đẩy, tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính-ngân hàng, NHNN tiếp tục tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản, Thông tư thay thế, sửa đổi, bổ sung về quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet …; triển khai hiệu quả Quyết định số 2345 nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán nói riêng và sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung.

Thứ hai, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán; đồng thời nâng cấp, phát triển các hạ tầng thanh toán đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, kết nối liền mạch, xuyên suốt với các ngành, lĩnh vực khác (như dịch vụ công, y tế, giáo dục, thương mại điện tử…) và kết nối thanh toán xuyên biên giới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng đa dạng, ngày càng tăng nhanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai hiệu quả Đề án 06, trong đó chú trọng khai thác thông tin Căn cước công dân gắn chip và tài khoản VneID để định danh, xác thực chính xác thông tin khách hàng và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách tiện lợi, an toàn, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, tội phạm lợi dụng dịch vụ thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo.

Thứ tư, tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động thanh toán, ngân hàng, phối hợp các đơn vị chức năng trong việc phòng ngừa và điều tra, xử lý tội phạm công nghệ cao; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng…

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng; tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thể hiện, ứng dụng công nghệ 4.0 và phương tiện truyền thông hiện đại; hướng đến người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, giới trẻ, học sinh, sinh viên…

An Hạ 

Bình Luận

Tin khác

HoSE lên tiếng về sự cố gián đoạn kết nối với công ty chứng khoán

HoSE lên tiếng về sự cố gián đoạn kết nối với công ty chứng khoán

(CLO) Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có thông tin chính thức về kết nối từ hệ thống của một số công ty chứng khoán đến hệ thống của Sở lúc 10h sáng nay. 

Tài chính - Bảo hiểm
VN-Index tăng 5 phiên liên tiếp

VN-Index tăng 5 phiên liên tiếp

(CLO) Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (5/7), chỉ số VN-Index tăng thêm hơn 3 điểm, lên trên mức 1.280 điểm. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp VN-Index tăng trong tuần này. 

Tài chính - Bảo hiểm
Xác thực sinh trắc học, không có tài khoản ngân hàng sử dụng giấy tờ giả

Xác thực sinh trắc học, không có tài khoản ngân hàng sử dụng giấy tờ giả

(CLO) "Quyết định 2345 bản chất là để làm sạch tài khoản ngân hàng, xóa các tài khoản không chính chủ. Chúng ta có thể yên tâm rằng, sẽ không có tài khoản ngân hàng sử dụng giấy tờ giả", Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nói.

Tài chính - Bảo hiểm
Xác thực sinh trắc học, một ngân hàng nghiên cứu hơn 200 mẫu điện thoại thông minh

Xác thực sinh trắc học, một ngân hàng nghiên cứu hơn 200 mẫu điện thoại thông minh

(CLO) Đại diện Techcombank cho biết, để đạt được con số ấn tượng 1 triệu người đăng ký sinh trắc học trong 2 ngày đầu tiên triển khai Quyết định 2345, ngân hàng này đã thực hiện nghiên cứu tới 200 mẫu điện thoại thông minh khác nhau, có vị trí kết nối NFC khác nhau.

Tài chính - Bảo hiểm
CC1 'đổ' nghìn tỷ cho Trị An Lake View 3 năm chưa triển khai, liệu có 'sa lầy'?

CC1 'đổ' nghìn tỷ cho Trị An Lake View 3 năm chưa triển khai, liệu có 'sa lầy'?

(CLO) Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP (Mã: CC1) đã đầu tư 1.050 tỷ cho dự án Trị An Lake View nhưng 3 năm chưa triển khai. Trong khi nợ phải trả của CC1 đã cao gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu

Tài chính - Bảo hiểm