Thế giới 24h

Nhờ ChatGPT, người phụ nữ phát hiện ung thư tuyến giáp mà bác sĩ bỏ sót

Hoài Phương (theo Fox News, NYP) 25/04/2025 14:11

(CLO) Nhờ hỏi ChatGPT, một phụ nữ Mỹ phát hiện mình mắc ung thư tuyến giáp, điều mà thậm chí bác sĩ không nhận ra.

Tháng 2/2024, Lauren Bannon, một bà mẹ hai con sống giữa Bắc Carolina và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, bắt đầu cảm thấy lạ lẫm với cơ thể mình: các ngón tay đau và khó uốn cong vào mỗi sáng và tối. Nhưng khi đi khám, bác sĩ bảo cô không sao cả.

Bốn tháng sau, dù xét nghiệm âm tính, cô bị chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Rồi đột nhiên, cô sụt gần 6,5 kg trong chưa đầy một tháng và bắt đầu đau bụng dữ dội. Các bác sĩ kết luận chỉ là trào ngược axit.

ChatGPT giúp Lauren Bannon phát hiện ung thư.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi Bannon, chủ công ty tiếp thị và người dùng ChatGPT thường xuyên, quyết định hỏi chính chatbot này rằng liệu còn khả năng bệnh nào khác không.

Câu trả lời từ chatbot khiến cô rùng mình: Hashimoto, một bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm tuyến giáp. ChatGPT thậm chí còn đề xuất cô kiểm tra nồng độ kháng thể peroxidase tuyến giáp (TPO).

Tháng 9/2024, mặc kệ sự e dè của bác sĩ, cô đòi được xét nghiệm. Kết quả: ChatGPT đã đúng. Không lâu sau, các bác sĩ siêu âm tuyến giáp cho cô và phát hiện hai khối u nhỏ, được xác nhận là ung thư vào tháng 10/2024.

"Nếu không hỏi ChatGPT, tôi sẽ uống thuốc trị viêm khớp và không ai phát hiện ra ung thư. Có lẽ nó đã lan ra toàn thân rồi", Bannon nói. "Nó thật sự đã cứu mạng tôi".

Tháng 1/2025, cô được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và hai hạch bạch huyết ở cổ. Hiện tại, cô quyết định kiểm tra sức khỏe suốt đời để đảm bảo ung thư không tái phát.

Điều khiến cô sốc hơn là cô không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào của Hashimoto. Không mệt mỏi, không suy nhược, không dấu hiệu bất thường, ngoại trừ cơn đau bí ẩn và giảm cân. Điều đó khiến cô tin rằng nếu không có ChatGPT, ung thư sẽ không bao giờ bị phát hiện.

"AI có thể hỗ trợ, cảnh báo, thậm chí trấn an – nhưng không thể thay thế chẩn đoán hay điều trị," ông nói với Fox News Digital.
"Dùng AI một cách có trách nhiệm có thể giúp cải thiện y tế. Nhưng nếu phụ thuộc hoàn toàn, nó có thể gây nguy hiểm".

Dù vô cùng biết ơn chatbot, Bannon vẫn nhấn mạnh việc phải cẩn trọng khi tra cứu thông tin sức khỏe: "Nó không thay thế bác sĩ, nhưng nó có thể giúp bạn đặt đúng câu hỏi. Nếu ChatGPT gợi ý gì đó, hãy hỏi bác sĩ. Biết đâu chính nó lại là lý do bạn còn sống".

Tiến sĩ Harvey Castro, bác sĩ cấp cứu ở Dallas và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, cũng nhấn mạnh rằng AI nên được xem là trợ lý, không phải bác sĩ.

Với Lauren Bannon, câu chuyện của cô là lời nhắc: đôi khi, một câu hỏi đúng – dù được gửi tới một chatbot – cũng có thể cứu sống một con người.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Nhờ ChatGPT, người phụ nữ phát hiện ung thư tuyến giáp mà bác sĩ bỏ sót
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO