Hướng đến kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng:

Nhớ về Cụ Huỳnh Thúc Kháng - một chí sĩ yêu nước nổi tiếng, một nhà báo can trường

Thứ bảy, 30/03/2019 20:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 4/4/2019 tới đây, một nhà bia ghi danh thông tin cùng những lời dạy của Bác Hồ với Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ được tái hiện tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, một lần nữa tên tuổi của cụ Huỳnh Thúc Kháng - một ký giả nổi tiếng lại được nhắc đến.

Giữ trọn tiết tháo của một kẻ sĩ, chỉ biết tận tâm tận lực với quốc gia 

Năm 1926, cụ Huỳnh ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ và được bầu làm Viện Trưởng. Nhưng chỉ 2 năm sau, cụ rút khỏi nghị trường sau bài diễn văn nổi tiếng đọc tại Viện Dân biểu Trung Kỳ ngày 01/10/1928, mà dư luận lúc bấy giờ cho đó là một bản cáo trạng công khai lên án chế độ thực dân tàn bạo và lỗi thời.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng tên thật là Huỳnh Văn Thước, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876 tại làng Thạch Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng sớm nổi danh là một đại khoa trẻ tuổi, được xếp đầu trong 3 người hay chữ (tam hùng) đất Quảng Nam là: Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp và Phạm Liệu.

Huỳnh Thúc Kháng đỗ Giải Nguyên (Thủ khoa) năm Canh Tý (1900) khi 21 tuổi và đỗ Tam giáp Tiến sĩ Hội Nguyên, năm Giáp Thìn (1904) tại trường thi Thừa Thiên, nhưng không chịu ra làm quan mà tham gia phong trào yêu nước, bị thực dân Pháp đày đi Côn Lôn (Côn Đảo) 13 năm. Mãn tù, Khâm Sứ Trung Kỳ Pasquier lại chiêu dụ cụ ra làm quan. Cụ Huỳnh dứt khoát: “Tôi chỉ có cái tội là đậu tiến sĩ mà không đi làm quan cho nên mới bị đi tù, trước đã thế huống chi bây giờ, xin ngài miễn nói đến việc ấy”
.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân

Ngày 10/8/1927 báo Tiếng Dân ra số đầu, cụ Huỳnh bắt đầu làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Tiếng Dân, đặt trụ sở tại Huế. Báo Tiếng Dân chủ trương chống chính quyền bảo hộ. Hầu hết các bài xã luận đăng trên Tiếng Dân đều do cụ Huỳnh Thúc Kháng viết với mục đích kích thích lòng yêu nước của độc giả. Báo Tiếng Dân ra đời trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn giữa lúc nhân dân miền Trung đang chờ đợi sự xuất hiện một tờ báo đứng đắn bằng Việt ngữ. Tờ báo có khổ 58 x 42cm, phát hành mỗi tuần hai kỳ.

Trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939, báo ra ba kỳ một tuần. Mặc dù chỉ có 4 trang nhưng do khổ báo lớn nên dung lượng bài vở của báo khá phong phú. Đây là tờ báo đầu tiên ở miền Trung và là tờ nhật báo duy nhất xuất hiện trước năm 1930.

Tuy có ra trễ hơn nếu so với báo chí ở hai miền Nam, Bắc nhưng báo Tiếng Dân đã đóng một vai trò chính trị quan trọng và cụ Huỳnh Thúc Kháng đã giải thích từ “Tiếng Dân” trên tờ La Tribune Indochinoise số ra ngày 24/12/1926 như sau: “Đó là sự vui mừng, sự buồn tủi và sự chờ đợi ấp ủ trong lòng hàng triệu đồng bào. Dân là đầu mối của nước. Tiếng Dân đi sát  với những vấn đề trong nước. Nếu chánh phủ biết rõ những nguyện vọng sâu xa  của dân thì cần gì đối xử bất công với Tiếng Dân như đã từng đối xử với vài tờ báo đã ra mắt gần đây và đã bị đóng cửa. Tờ báo này thật xứng đáng để mang tên là Tiếng Dân,  vì trong thực tế, phải nhờ đến báo chí thì Tiếng Dân mới bộc lộ ra được”.

Rất nhiều lần Sở Kiểm duyệt của thực dân Pháp buộc Tòa soạn phải sửa chữa theo ý muốn của chúng, nhưng cụ Huỳnh nhất định không chịu và bảo: “Hoặc là cho đăng nguyên văn, hoặc là bỏ, một chữ cũng không sửa”.

“Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao…Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không nản chí, oai vũ không sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không màng danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”. - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lúc bấy giờ, Ginouvea, Phó Công sứ Đà Lạt, người Pháp, hống hách thường coi nhân viên dưới quyền - người Việt Nam như tôi mọi. Một hôm, hắn chửi thậm tệ một viên phán sự gia. Mấy ngày sau, trên tờ Tiếng Dân, người ta thấy đăng tin này với lời lẽ phê phán gay gắt.

Tòa Khâm sứ Huế liền yêu cầu viên Công sứ Đà Lạt báo cáo ngay nội dung sự việc. Sau đó, viên công sứ Đà Lạt viết thư cho cụ Huỳnh yêu cầu cụ cho biết tên tác giả viết tin ấy. Cụ Huỳnh trả lời: “Nếu báo Tiếng Dân đăng sai, ông cứ truy tố tôi, còn tên người viết thì tôi không thể cho ông biết được”.

Sau sự việc này, Tòa Khâm sứ Huế ra thông tư cấm các quan chức người Pháp không được có những lời khiếm nhã đối với viên chức người Việt Nam. Trong đời làm báo của mình, cụ Huỳnh đã xác định: “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”.

Tờ báo Tiếng Dân là tờ báo chính trị, nhưng cụ Huỳnh không quên đăng các bài thơ, văn tuyển chọn, thường là của Phan Bội Châu, Phan Tây Hồ, Bích Khê và nhiều cây bút tên tuổi khác. Chế độ kiểm duyệt thời đó bắt buộc mọi bài vở phải dịch sang tiếng Pháp thành 3 bản, gửi tòa Khâm sứ trước khi in. Toàn quyền Pháp lúc bấy giờ không thể chấp nhận thái độ “khó bảo” đó của cụ Huỳnh, ngày 21/4/1943, đã ra quyết định đình bản Báo Tiếng Dân.

Với người làm báo và cầm bút trong chế độ thuộc địa không có tự do báo chí, thì vùng vẫy được như cụ Huỳnh và Báo Tiếng Dân của cụ quả là dũng cảm vì lòng yêu nước thương nòi. Với 1766 số Báo Tiếng Dân đã góp phần nuôi đốm lửa nhiệt huyết ái quốc trong lòng dân chúng Việt Nam.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, cụ Huỳnh đã ở độ tuổi 70. Đối với cụ, Cách mạng tháng Tám đã mở ra cho đất nước một mùa xuân:

Hồn nước từ đây trời mở cửa

Đố ai ngăn đặng ngọn Xuân trào!

Cũng năm ấy, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh tham gia Chính phủ Liên hiệp, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp, cụ được Hồ Chủ tịch giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cụ cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt.

Người cầm đuốc soi đường

Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào làm việc tại Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ đóng tại Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 21 tháng 4 năm 1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng qua đời do lâm bệnh nặng, hưởng thọ 71 tuổi.

Hay tin cụ Huỳnh mất, xa xôi ngàn trùng, công tác bận rộn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đau đớn viết mấy câu thơ bằng chữ Hán gửi vào phúng: “Than ôi!/ Bể Đà Nẵng triều thảm/ Đèo Hải Vân mây sầu/ Tháng tư tin buồn đến/ Huỳnh Bộ trưởng đi đâu?/ Trông vào Bộ Nội vụ/ Tài đức tiếc thương nhau/ Đồng bào ba chục triệu/ Đau đớn lệ rơi châu”.

Là một chí sĩ lão thành, cụ Huỳnh Thúc Kháng là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, suốt đời hy sinh phấn đấu vì dân, vì nước. Là một nhà báo kỳ cựu, cụ Huỳnh nêu cao ý chí khảng khái bất khuất trước khó khăn gian khổ, và tấm lòng thành làm nghề báo vì lợi ích xã hội, không chạy theo danh tiếng hay tiền bạc.

Trong thư báo tin lễ quốc tang cụ Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao…Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không nản chí, oai vũ không sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không màng danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng không những là một nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng, mà còn là một nhà báo can trường.

Những học viên đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Những học viên đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Trân trọng người chí sỹ yêu nước như vậy, lại lấy tên đặt cho trường đào tạo cán bộ báo chí trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến gian khó trăm bề, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi gắm vào 43 học viên những kỳ vọng lớn lao, những cơ sở lý luận và thực tiễn của một nền báo chí cách mạng. Điều đáng mừng là cả 43 học viên Trường đào tạo cán bộ báo chí đầu tiên và duy nhất trong kháng chiến này đều trở thành những trụ cột của báo chí, văn hóa văn nghệ nước nhà.

“Mang tên cụ Huỳnh Thúc Kháng là để nhớ ơn và noi gương cụ lão thành ái quốc và đồng thời cũng là một nhà viết báo lâu năm, có danh tiếng, nêu một tấm gương cho các học viên một đức tính học hỏi cần mẫn, một óc tổ chức tiến bộ, một chí khảng khái, bất khuất, là những đức tính căn bản cho một ký giả”, (trích diễn văn ngày khai giảng 4/4/1949 – Xã luận Báo Cứu Quốc số đặc biệt ra ngày 12/9/1949 tại Việt Bắc)…

Vào những ngày cuối của năm 1946, sau khi công bố Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về Chiến khu Việt Bắc. Đến ngày 20/5/1947, Người về đến đồi Khau Tý (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) và dừng chân tại vùng này.

Cuối năm 1948, Bác chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh (lúc này cũng đóng ở Điềm Mặc) mở trường dạy làm báo – một trong những việc cấp bách phải làm.

Chấp hành chỉ thị, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Bí thư Tổng bộ Việt Minh cho triệu tập vào trường 43 người. Từ năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt, trong điều kiện vật chất khó khăn thiếu thốn đủ mọi bề của nhà nước dân chủ nhân dân mới thành lập, Đảng và Chính phủ mở lớp dạy viết báo đầu tiên trong kháng chiến để đào tạo, gây dựng đội ngũ cán bộ báo chí cách mạng Việt Nam.

Về tên trường, đồng chí Hoàng Quốc Việt cho bàn bạc kỹ trong ban chỉ đạo, cuối cùng: “Mang tên cụ Huỳnh Thúc Kháng là để nhớ ơn và noi gương cụ lão thành ái quốc và đồng thời cũng là một nhà viết báo lâu năm, có danh tiếng, nêu một tấm gương cho các học viên một đức tính học hỏi cần mẫn, một óc tổ chức tiến bộ, một chí khảng khái, bất khuất, là những đức tính căn bản cho một ký giả”, (trích diễn văn ngày khai giảng 4/4/1949 – Xã luận Báo Cứu Quốc số đặc biệt ra ngày 12/9/1949 tại Việt Bắc)…

Trong vòng 3 tháng, tính từ ngày 4/4/1949 đến ngày 6/7/1949, trường đã tổ chức thành công khóa đào tạo đặc biệt của mình, với 42 học viên mà hầu hết là những cán bộ, phóng viên báo chí đang công tác trong các cơ quan báo chí đến từ khắp mọi miền đất nước.

Rất quan tâm đến Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần liền gửi thư để động viên, dạy bảo, hướng dẫn một cách tỉ mỉ, chi tiết nghiệp vụ làm báo cách mạng… cho các học viên. 

Trong bức thư đề ngày 9/6/1949 của Người có đoạn viết:… Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả để chiến thắng”!

Tiếp thu lời dạy của Người, các học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sau ngày tốt nghiệp, được tung mình vào đời sống chiến đấu, lao động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên khắp mọi miền đất nước, góp phần làm rạng danh truyền thống báo chí cách mạng, tạo dựng sức mạnh của đội ngũ nhà báo - chiến sĩ. Nhiều người sau này đã trở thành những nhà báo, nhà hoạt động văn hóa văn nghệ nổi tiếng, có nhiều đóng góp được ghi nhận.

Minh Khuê

Tin mới

Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu dừng đầu tư vào Mỹ sau khi bị áp thuế

Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu dừng đầu tư vào Mỹ sau khi bị áp thuế

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Thế giới 24h
Công nghiệp của Vĩnh Phúc cần chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất công nghệ cao

Công nghiệp của Vĩnh Phúc cần chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất công nghệ cao

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.

Tin tức
Cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025

Cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...

Tin tức
Thiêng liêng Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thiêng liêng Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

(CLO) Tối 3/4, tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).

Đời sống văn hóa
Kiên Giang: 2 nhà thầu cạnh tranh gói thi công xử lý rác tại Phú Quốc có giá 142 tỷ đồng

Kiên Giang: 2 nhà thầu cạnh tranh gói thi công xử lý rác tại Phú Quốc có giá 142 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".

Dự án - Đầu tư
Giá vàng giảm sau khi đạt đỉnh lịch sử vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Giá vàng giảm sau khi đạt đỉnh lịch sử vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Giá vàng chạm đỉnh 3.167,57 USD rồi quay đầu giảm khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Kinh tế vĩ mô
Ngoại trưởng Pháp: Nguy cơ chiến sự với Iran nếu đàm phán hạt nhân thất bại

Ngoại trưởng Pháp: Nguy cơ chiến sự với Iran nếu đàm phán hạt nhân thất bại

(CLO) Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot bày tỏ lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự với Iran trong trường hợp đàm phán hạt nhân thất bại.

Thế giới 24h
Nam Định: Mời thầu 52 tỷ thi công xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh

Nam Định: Mời thầu 52 tỷ thi công xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh

(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".

Dự án - Đầu tư
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Xác ướp tiết lộ bí mật về quá khứ của sa mạc Sahara

Xác ướp tiết lộ bí mật về quá khứ của sa mạc Sahara

(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.

Thế giới 24h
Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM lên tiếng về vụ livestream gây tranh cãi của ViruSs

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM lên tiếng về vụ livestream gây tranh cãi của ViruSs

(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.

Giải trí
Lào Cai: Chi gấp 50 tỷ đồng xây kè chống sạt lở đe dọa 31 hộ dân Pom Hán

Lào Cai: Chi gấp 50 tỷ đồng xây kè chống sạt lở đe dọa 31 hộ dân Pom Hán

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Đời sống
Malaysia thúc đẩy tham vọng AI với trung tâm dữ liệu khổng lồ

Malaysia thúc đẩy tham vọng AI với trung tâm dữ liệu khổng lồ

(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.

Báo chí - Công nghệ
Lào Cai: Đầu tháng 6 khai hội Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà

Lào Cai: Đầu tháng 6 khai hội Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà

(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.

Đời sống
Phạm Thoại báo cáo kết quả kiểm toán số tiền ủng hộ bé Bắp

Phạm Thoại báo cáo kết quả kiểm toán số tiền ủng hộ bé Bắp

(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.

Giải trí
Đánh bại Tottenham, Chelsea vượt Man City trên BXH Ngoại hạng Anh

Đánh bại Tottenham, Chelsea vượt Man City trên BXH Ngoại hạng Anh

(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

Bài 1: Bồi dưỡng nghiệp vụ trên nền tảng nguyện vọng của hội viên

Bài 1: Bồi dưỡng nghiệp vụ trên nền tảng nguyện vọng của hội viên

(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.

Công tác hội
Hội Nhà báo Phú Yên tập huấn kỹ năng biên tập, rút tít báo chí

Hội Nhà báo Phú Yên tập huấn kỹ năng biên tập, rút tít báo chí

(CLO) Ngày 1/4, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên đã tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với chuyên đề "Biên tập và rút tít báo chí hiện đại". Sự kiện này thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên, biên tập viên và hội viên các chi hội nhà báo trên địa bàn tỉnh.

Công tác hội
Quảng Ngãi: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về xây dựng Đảng cho báo chí địa phương

Quảng Ngãi: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về xây dựng Đảng cho báo chí địa phương

(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

Công tác hội
Hội Nhà báo Nghệ An tập huấn về sản xuất nội dung báo chí và ứng dụng AI

Hội Nhà báo Nghệ An tập huấn về sản xuất nội dung báo chí và ứng dụng AI

(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.

Công tác hội
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng xu hướng báo chí hiện đại 

Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng xu hướng báo chí hiện đại 

(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).

Công tác hội
Nghị quyết 18 và yêu cầu kép đối với ngành báo chí: “Gọn” và “Tinh”

Nghị quyết 18 và yêu cầu kép đối với ngành báo chí: “Gọn” và “Tinh”

(NB&CL) Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.

Công tác hội
Hơn 50 hội viên được bồi dưỡng kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động

Hơn 50 hội viên được bồi dưỡng kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động

(CLO) Trong các ngày từ 22- 23/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa bồi dưỡng với chủ đề “Kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động”.

Công tác hội
Những dấu ấn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại Quảng Trị

Những dấu ấn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại Quảng Trị

(CLO) Trong suốt các giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng, cùng với báo giới cả nước, những người làm báo Quảng Trị đã vượt qua khó khăn, gian khổ để làm tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phương. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo luôn được Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí hiện đại chuyên nghiệp và nhân văn.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất chiến lược đột phá cho truyền thông Nam Bán cầu tại Hội thảo 'Patria' lần thứ IV

Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất chiến lược đột phá cho truyền thông Nam Bán cầu tại Hội thảo "Patria" lần thứ IV

(CLO) Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng tại Hội thảo quốc tế "Patria" lần thứ IV về thông tin và truyền thông, diễn ra từ ngày 17-22/3 tại La Habana, Cuba.

Công tác hội
Sàng lọc tác phẩm từ cơ sở tham dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX: Cần lắm những “con mắt xanh”  từ cơ sở…

Sàng lọc tác phẩm từ cơ sở tham dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX: Cần lắm những “con mắt xanh” từ cơ sở…

(NB&CL) Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…

Công tác hội