(NB&CL) Họ là một trong cả nghìn con người đang ngày đêm đánh đu với chốn thâm sơn cùng cốc để đeo đuổi thông tin cho cơ quan chủ quản của mình. Vất vả, truân chuyên, mỗi câu chữ, mỗi đồng tiền nhuận bút có thể khó đủ sức để lý giải cho việc lựa chọn, bám trụ và ở lại của họ.
Phải chăng nghề và nghiệp, sự đam mê, nhu cầu được đi, cùng sự bám đuổi thông tin mới là cái để lý giải cho cái sự chấp thuận, gật đầu, lên đường và ở lại với vùng cao của họ - những nhà báo luôn được anh em làm nghề gọi với cái tên đầy thân mật: “Nhà báo vùng cao”.
Hiện nay, đối với các tỉnh miền núi, ngoài lực lượng phóng viên báo, đài nơi sở tại khai thác thông tin, để nắm bắt và chiếm lĩnh “thị phần”, bạn đọc, nhiều đầu báo Trung ương (Gọi như vậy vì cơ quan chủ quản được đặt dưới Hà Nội) cũng cử nhiều phóng viên nhà báo lên đây cắm vùng. Tùy từng đặc thù, khả năng tài chính mà việc chi trả (nhuận bút, lương, thù lao vùng miền) có khác nhau nhưng tựu trung lại, đa số “Nhà báo vùng cao” mà tôi đã gặp – những người sống thực chất bằng nghề, bằng thông tin, bằng thu nhập của chính các cơ quan chi trả tôi thấy họ vẫn phần lớn đều là những người truân chuyên cả.
Những khoảnh khắc hết sức quen thuộc của nhà báo Nguyễn Thanh Thủy khi đi tác nghiệp vùng cao (người thứ 3 từ phải sang).
Nhiều anh em “Nhà báo vùng cao” tôi đã gặp, với những câu chuyện tấc lòng, khi mà sự so sánh được đưa ra, không ít người chạnh lòng. Có những người đã bảo với tôi: “Nói thật, nếu so sánh với giáo viên hay cánh lính biên phòng ở huyện biên giới hay có cái cụm từ “30A” (xã, huyện miền núi nghèo) mà cắm vào thì thu nhập của họ hơn đứt cánh ta và công việc đôi khi nhàn hơn rất nhiều. Lên đây, nghề này, vốn được dân bản và cán bộ sở tại mệnh danh “Cơm đường, cháo chợ, ở... lung tung” nhưng xem ra cứ xa thông tin, rời máy tính là đói no có ngày ngay”.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nhiều người thuộc hạng “Nhà báo vùng cao” cho biết, bước chân vào nghề này thì rời xa nó cũng không phải dễ. Ngay như anh bạn tôi, một người gạo cội, có thâm niên làm “Nhà báo vùng cao” cũng đã có lần định bẻ lối giữa đường để sang làm một công việc khác, cũng là công chức, nhàn nhã và có thu nhập cao hơn nhiều. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, lại thấy anh “lối cũ ta về” và tiếp tục với sứ mệnh “Nhà báo vùng cao” trước đây đã lựa chọn. Hỏi, anh bảo, trước kêu khó, muốn rẽ lối là vậy, nhưng “về với đời thường”, lại thấy nó bứt rứt. Và suy tính, cuối cùng lại quay lại nghề trước sự ta thán của bao người, trong đó có cả những người gần gũi nhất như cha mẹ, vợ con.
Làm “Nhà báo vùng cao” – Những người sống thuần mộc nhất với nghề chả cần kể, nhìn cũng không ai bảo họ sướng, kể cả với đồng nghiệp dễ tính nhất. Đơn cử như Lê Hoàn của Tạp chí Văn Hiến. Học xong, ra trường, qua một số nơi, thấy Tạp chí Văn Hiến hợp mình, hợp nghề, Hoàn ở lại. Trước nhu cầu thông tin cho trang điện tử, sau khi nghe lãnh đạo gợi ý, không nề hà, Hoàn đã xung phong lên Hà Giang – mảnh đất nơi mệnh danh là “Tột Bắc” để cắm chốt. Trông Hoàn, từ cái xe, đến bộ đồ dùng..., tất cả đều toát lên sự lam lũ.
Hoàn bảo, lên đây, ngoài thu nhập đủ sống thì tiền để rải đường, rải sá đối với “Nhà báo vùng cao” là cả những cái khó có thể thống kê. Cũng theo Hoàn, ở cái tỉnh miền núi này, ngoài Thành phố Hà Giang và 2 huyện miền dưới thì 7 huyện còn lại cứ ra khỏi nhà là... thấy dốc, thấy vực. Nhiều huyện muốn vào lấy thông tin, nổ máy là xe phải phọt khói xanh khói đỏ mới đi được. Cũng vì núi, dốc và đá nên thông thường nếu các tỉnh, huyện miền xuôi, đôi lốp chiếc xe máy có thể dùng đến 2 hoặc 3 năm thì trên này chỉ 6 đến 7 tháng sẽ bị đường và đá “gặm” mất, phải thay. Cũng chiếc xe ấy, nếu vùng dưới, có thể 10 năm vẫn chạy tốt nhưng trên này nếu chăm tốt thì 5 -7 năm cũng đã “quạt chả” (sắp hỏng máy) và phải thay. Phương tiện như vậy, con người “khấu hao” với nghề cũng không phải là chuyện nhỏ.
Hiện tại, với Hà Giang – một tỉnh ngút ngàn đá nhưng Tạp chí Văn Hiến chỉ có mỗi Hoàn làm “chủ sị”. Hoàn bảo với 3 huyện miền thấp của Hà Giang thì không sao chứ với 7 huyện vùng cao như Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần, Hoàng Su Phì thì mỗi lần đi và lấy thông tin là cả một tá những sự cơ cực. Đơn cử như từ Thành phố Hà Giang lên đến Đồng Văn, có độ dài đúng 150km và là tuyến đường thử sức với kẻ yếu tim. Nếu không có sự đam mê về ngành và nghề, đam mê về câu chữ và chức danh được mệnh danh là người đưa tin cho xã hội thì khó có người theo và đeo bám được một thời gian dài.
Tuy nhiên, cũng niềm đam mê nghề và nghiệp, được tiếp cận và đưa thông tin, được chiêm nghiệm các vùng miền mà Hoàn đã bám trụ ở đây. Từ đam mê, dấn thân và đôi khi cả sự mạo hiểm, nay Hoàn đã coi Hà Giang là quê hương thứ 2 của mình, ấy là khi Hoàn đã lên duyên cùng với một cô phóng viên báo tỉnh. Dưới chân núi Mỏ Neo buông mình bên bờ sông Lô đầu nguồn đang duềnh nước vào những đợt mưa đầu Hạ, Hoàn bộc bạch: Mình sẽ bám nghề, bám mảnh đất Tột Bắc này để đưa tin viết bài nếu như không có biến cố lớn được đưa đến với cuộc đời.
Tác nghiệp nơi bìa rừng, đến với dân bằng sự đam mê vượt khó của nghề là một trong những phẩm chất của “Nhà báo vùng cao” (nhà báo Xuân Tuấn – Một trong những người được mệnh danh “Nhà báo vùng cao” đang tác nghiệp với người Ma Coong tại miền Tây Quảng Bình).
Trong hàng ngàn “Nhà báo vùng cao” thì Kiều Thiện – Trưởng đại diện của danviet.vn (Báo điện tử Báo Nông thôn Ngày nay) tại khu vực Tây Bắc bao gồm các tỉnh như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với cánh báo chí thường trú, hay cánh phóng viên, nhà báo hay đi công tác qua miền này hẳn chả còn gì phải lạ. Trước không phải dân đào tạo chính quy, nhưng do đam mê, trong bước đường mưu sinh, anh thanh niên sinh năm 1967 này đã “lưu lạc” lên miền Tây Bắc rồi lấy báo chí làm thú đam mê. Sau anh được Báo Sơn La tuyển lựa, từ phóng viên phụ trách huyện, bằng sự ham đi và ghi điểm về thông tin, anh trở thành Trưởng phòng phóng viên.
Về sau, để “địa hạt” thông tin được mở rộng hơn, bằng sự cộng tác và mời mọc, anh đã về Báo Nông thôn Ngày nay và đảm trách Trưởng đại diện khu vực Tây Bắc với ngút ngàn đá cùng con sông Đà hùng vĩ. Vẫn điếu cày, ba lô, xe máy là chính, Kiều Thiện ruổi rong với các cung đường. Anh bảo, làm cái thiên chức anh “Nhà báo vùng cao” này cũng có cái khổ và có cái sướng. Khổ về đi lại, tác nghiệp nhưng bù lại là sự tín nhiệm của người dân. Ở đâu người dân khó, người dân khổ là anh “phi” đến. Ghi nhận, gửi bài về cho cơ quan, rỗi bẵng đi, tạm quên, rồi một ngày trở lại, miền đất anh đã đặt chân đến, sau thông tin, đồng bào nghèo được cởi trói bằng các chính sách, các vùng đất lắm tệ nạn đã được quan tâm và thuyên giảm... Chả cần phải liên hệ đặt việc, chả phải giấy giới thiệu và rút thẻ làm nghề để trình, cứ thấy anh là nhiều người lại mang cái tên cúng cơm ra gọi, rất trân trọng và nâng niu. Với anh như thế là quá đủ để tiếp tục thêm sự đam mê cho mình và dấn bước đi lên.
Nói về cánh “Nhà báo vùng cao” ở khu vực Tây Bắc thì Nguyễn Thanh Thủy đang công tác ở VOV Tây Bắc cũng không là trường hợp ngoại lệ. Gặp Thủy ở đời thường, không ai nghĩ tiềm ẩn trong cái cơ thể nữ nhi thường tình ấy lại là một “bản năng” đi lại và xông xáo. Khắp một dải biên viễn xa tít tắp của các tỉnh kéo dài từ Sơn La, qua Lai Châu rồi tới Lào Cai, bước chân của người mẹ của một gia đình với 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học ấy vẫn đi suốt. Tâm sự, Thủy bảo, nghề báo đã được mệnh danh là cơ cực nhưng có lẽ “Nhà báo vùng cao” thì nỗi cơ cực ấy còn nhân lên gấp nhiều. Mỗi con đường tác nghiệp, cất bước ra đi là cả một sự suy tính từ đồng tiền tiêu pha, sự nguy hiểm, thậm chí còn là cả tính mạng của mình.
Nhưng vượt lên tất cả, bằng tài thao lược, thu xếp công việc gia đình nên Thủy vẫn đi, vẫn làm nghề với những tin bài trong đó mạnh nhất là vấn đề cảnh báo, điều tra trong mỗi dòng tin tức của mình!
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(CLO) Viện nghiên cứu Garo Sero (Hoverlab) vừa công bố thêm bằng chứng liên quan đến cáo buộc nam diễn viên Kim Soo Hyun hẹn hò với Kim Sae Ron từ khi cô mới 15 tuổi.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.