Nhóm nhân sĩ Hà Đông và việc dâng trả sắc phong

Thứ hai, 23/03/2020 19:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, với sự trân trọng di sản văn hóa dân tộc, tác giả Trịnh Hữu Sỹ, thành viên Nhóm nhân sĩ Hà Đông (Hà Nội) đã sưu tầm được hơn 200 đạo sắc phong.

Ông đã nhờ một người bạn của mình ở Nhóm nhân sĩ Hà Đông là TS Trương Đức Quả, nguyên Thư ký Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Hán Nôm dịch nghĩa và lập bảng tổng hợp các bản sắc phong theo địa danh.

Các bản sắc phong này chủ yếu thuộc triều Nguyễn, một số thuộc thời Lê, xuất xứ từ nhiều huyện, quận thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội (gồm Thanh Trì, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Đan Phượng, Hà Đông, Chương Mỹ, Quốc Oai), Hà Nam (Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Vụ Bản, Kim Bảng, Duy Tiên), Nam Định (Ý Yên, Nghĩa Hưng, Vụ Bản), Thái Bình (Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Kiến Xương), Hải Phòng (Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, An Dương), Ninh Bình (Kim Sơn, Yên Mô), Bắc Ninh (Thuận Thành, Yên Phong), Hải Dương (Thanh Miện), Hưng Yên (Văn Giang, Tiên Lữ), Vĩnh Phúc (Yên Lãng), Thanh Hóa (Hậu Lộc, Hoằng Hóa), Thừa Thiên Huế (Hương Trà). Các sắc phong có nội dung phong tặng thêm danh hiệu cho các vị thần được tôn thờ tại các địa phương, đồng thời giao cho các vị thần trách nhiệm chăm lo, bảo vệ dân lành. 

Ba thành viên Nhóm nhân sĩ Hà Đông - tác giả Trịnh Hữu Sỹ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đạo diễn - nhà thơ Lương Tử Đức kiểm tra các bản sắc phong

Ba thành viên Nhóm nhân sĩ Hà Đông - tác giả Trịnh Hữu Sỹ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đạo diễn - nhà thơ Lương Tử Đức kiểm tra các bản sắc phong

Nhận ra giá trị văn hóa, ý nghĩa tinh thần to lớn khi sắc phong được lưu giữ, bảo tồn trong cộng đồng, Nhóm nhân sĩ Hà Đông phát tâm việc dâng trả sắc phong về những địa phương, di tích, cơ sở thờ tự từng bị mất mát, thất lạc sắc phong. Để qua đó, cộng đồng dân cư, ban quản lý và các cá nhân, tập thể trông nom di tích, cơ sở thờ tự, chính quyền địa phương có điều kiện nhận lại và bảo vệ, tôn vinh lâu dài những bản sắc phong - di sản đặc biệt được coi như một phần “hồn vía” góp vào giá trị của di tích, cơ sở thờ tự, rộng hơn là lịch sử cộng đồng dân cư sở tại.  

Nhóm sẽ thực hiện việc dâng trả sắc phong với tinh thần bất vụ lợi. Trên tinh thần đó, thời gian qua, Nhóm nhân sĩ Hà Đông (gồm Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, NSƯT Chu Lượng, họa sĩ Hoàng A Sáng, tác giả Trịnh Hữu Sỹ, đạo diễn - nhà thơ Lương Tử Đức, nhà thơ Nguyễn Quyến, doanh nhân Lê Phương Trung, doanh nhân Đỗ Văn Hiểu) đã tự thực hiện một số chuyến đi tìm và dâng trả lại được sắc phong cho một số địa phương, với sự đón nhận trân trọng của chính quyền, ban quản lý di tích và người dân sở tại.

Đặc biệt, công việc của nhóm đã nhận được những hưởng ứng tích cực với sự động viên của bạn bè văn nghệ. Một số người trẻ hiểu biết về Hán Nôm sẵn sàng dịch giúp. Một số người từng sưu tầm được sắc phong cũng muốn qua Nhóm nhân sĩ Hà Đông, dâng trả được về địa phương bản sắc phong mà mình đang lưu giữ.

Thời gian tới, Nhóm nhân sĩ Hà Đông dự định thông báo rộng rãi trên báo chí, mạng xã hội, giới thiệu danh mục các bản sắc phong mà tác giả Trịnh Hữu Sỹ và cả nhóm đang lưu giữ. Qua đó, các địa phương nơi có sắc phong từng mất mát, thất lạc nằm trong danh sách này, có thể liên hệ để nhóm đưa sắc phong về địa phương dâng trả lại.

Thực tế, các bản sắc phong được lưu truyền nhiều đời, cũng như nhiều loại cổ vật quý giá khác, là những di sản quý giá có nguy cơ bị xuống cấp, hư hỏng, mất mát. Thực hiện việc làm thiện nguyện này, Nhóm nhân sĩ Hà Đông mong góp phần vào việc xã hội hóa công tác bảo vệ, bảo tồn và tôn vinh văn hóa dân tộc; khích lệ các nhóm, cá nhân khác quan tâm, có sưu tầm sắc phong cùng hưởng ứng, thực hiện việc dâng trả sắc phong về đúng địa chỉ lưu giữ, tôn vinh; động viên các di tích, cơ sở thờ tự, cộng đồng dân cư sở tại trong việc tìm hiểu và tích cực bảo vệ di sản của quê hương mình.

Lê Dương 

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa