Nhóm phóng viên báo Lao Động & hành trình thâm nhập đường dây gian lận chứng chỉ

Thứ năm, 12/12/2019 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học xảy ra một số bất cập. Nhiều đối tượng đã lợi dụng sự bất cập này để trục lợi, gây nên tình trạng bát nháo trong cấp văn bằng, chứng chỉ. Vậy đâu là kẽ hở để vấn nạn này có cơ hội tồn tại?

Sự kiện: Báo Lao Động

Nhóm phóng viên báo Lao Động: Đặng Thị Chung, Trần Huy Tuấn, Nguyễn Tuấn Anh đã thâm nhập điều tra, bóc trần đường dây gian lận chứng chỉ và làm nên loạt bài viết gây tiếng vang trong dư luận. Loạt bài đã đạt giải Ba Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019. Đặc biệt, từ tiếng vang của loạt bài này, ngày 26/11/2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành thông tư số 20/2019/TT-BGD chính thức khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A - B - C sau 26 năm tồn tại.

Nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Anh (đứng thứ 1) Đặng Thị Chung (đứng thứ 3), Trần Huy Tuấn (đứng thứ 5), từ trái sang.

Nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Anh (đứng thứ 1) Đặng Thị Chung (đứng thứ 3), Trần Huy Tuấn (đứng thứ 5), từ trái sang.

Từ thông tin ban đầu về đường dây thi hộ chứng chỉ

Câu chuyện bắt đầu từ yêu cầu không chỉ giáo viên dạy ngoại ngữ mà các cán bộ, công chức, viên chức một số ngành, địa phương phải có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh các loại A, B, C để tiếp tục giữ vị trí công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch hoặc bổ nhiệm. Ðể được miễn thi ngoại ngữ đầu vào và đầu ra, nhiều học viên các lớp cao học, nghiên cứu sinh cũng cần các chứng chỉ ngoại ngữ này. Những quy định này đang ẩn chứa nhiều nhiêu khê, lợi dụng, đẻ ra các loại giấy phép con, làm khó, làm khổ giáo viên đã và đang xảy ra mà gần như 100% giáo viên đều bức xúc.

Phóng viên trẻ Trần Tuấn cho biết: “Từ tháng 3 năm 2019, thời điểm đó, tôi nhận được phản ánh của một giáo viên sắp về hưu tại Sóc Sơn (Hà Nội) về tình trạng hàng trăm giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc tại huyện này được các “cò” chứng chỉ mời chào thi “bao đậu” chứng chỉ Tiếng Anh và Tin học để hoàn thiện hồ sơ cho kỳ thi viên chức đã cận kề. Tàn nhẫn ở chỗ, đối tượng mà các “cò” nhắm đến đa số lại là những thầy cô giáo lớn tuổi, có người sắp về hưu, những cô giáo mầm non lương chỉ ba cọc ba đồng. Nhiều giáo viên công khai nói thẳng, những tấm chứng chỉ trên là vô nghĩa, “hút máu” của họ cả tháng lương”.

Cũng theo Trần Tuấn, thực tế cho thấy yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức, nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ tin học với thời gian học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ tin học không thực chất. Chúng ta dựa vào chuẩn như chứng chỉ, bằng cấp nhưng thực ra lại không chuẩn vì không ai kiểm soát điều kiện đảm bảo chất lượng của những chứng chỉ ấy. Dựa trên một cái không chuẩn để định ra chuẩn là mất chuẩn.

Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi thi học chứng chỉ thì không sử dụng đến. Mục đích có chứng chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch và gây tốn kém cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trước những hệ quả to lớn đó nhóm phóng viên thấy rằng cần phải có tiếng nói phản ánh những bất cập, ngang trái trong quy định về chứng chỉ Tin học và ngoại ngữ đối với hàng triệu công chức, viên chức trên cả nước.

Mở rộng tìm hiểu, nhóm phóng viên thấy tình trạng này không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà phổ biến ở khá nhiều tỉnh phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên… Nhiều giáo viên, viên chức ở  vùng cao cũng đang bị các “cò” chứng chỉ và cả các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức thi chứng chỉ “làm tiền” không thương tiếc.

Trên chuyến xe, các “cò” tổ chức cho thí sinh từ Hà Nội và Thái Nguyên thi “chống trượt” chứng chỉ, chủ yếu là các giáo viên đã lớn tuổi.

Trên chuyến xe, các “cò” tổ chức cho thí sinh từ Hà Nội và Thái Nguyên thi “chống trượt” chứng chỉ, chủ yếu là các giáo viên đã lớn tuổi.

Đến đây nhóm phóng viên đã nhận thấy, vấn nạn này bắt nguồn từ những bất cập của chính sách. “Khi anh đặt ra cho người ta một quy định về trình độ mà người ta khó có thể đạt được nó thì việc gian lận thậm chí phải bỏ tiền mua chứng chỉ là đương nhiên”, nhiều công chức, viên chức đã nói thẳng như vậy. Nhưng những bất cập đó là ở đâu, sai phạm diễn ra như thế nào? Tôi và các đồng nghiệp thấy cần phải vào cuộc làm rõ những vướng mắc đó”, Trần Tuấn cho biết thêm.

Đến sự cảnh giác của đối tượng, quá trình tác nghiệp tưởng đi vào ngõ cụt

Đường dây gian lận là sự móc nối giữa các “cò” chứng chỉ và một số cán bộ, giám thị coi thi biến chất tại các đơn vị coi thi nhằm trục lợi trên nỗi thống khổ chứng chỉ của công chức viên chức. Mỗi kỳ thi có số lượng hàng trăm thí sinh diễn ra ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Để có được những hình ảnh, chứng cứ xác thực cho những thông tin đã thu thập được, nhóm phóng viên đồng thời chia nhau ra tham dự và chứng kiến không dưới 10 kỳ thi như vậy.

Trong vai thí sinh dự thi, nhà báo Đặng Chung cho biết: “Các thí sinh phải đóng khoản tiền “chống trượt” từ 1,5 – 2,2 triệu đồng cho 2 loại chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C và chứng chỉ Tin học. Chúng tôi chứng kiến cảnh không ít giáo viên vùng cao phải vay tiền thi “chống trượt” kiểu này. Các thí sinh được các “cò” gom lên, tổ chức thành từng đoàn xe từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang… đến các địa điểm thi là các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh”.

Trước khi thi, các thí sinh sẽ được “cò” phát cho một tờ đáp án (thường giống 60 – 70% đề thi thật) và dặn đem vào phòng thi chép. Các giám thị trong phòng thi cũng là mắt xích trong đường dây này. Lần nào nhóm phóng viên cũng chứng kiến cảnh giám thị chép đáp án lên bảng cho thí sinh điền vào bài thi, giám thị làm bài hộ luôn cho thí sinh, giám thị cũng có thể “mất hút” để các thí sinh thoải mái giở tài liệu chép bài.

Những hình ảnh cận cảnh trong phòng thi được phóng viên Lao Động ghi lại đã chứng tỏ sự móc nối giữa các Công ty đào tạo với các trường thi tại Đại học quốc tế Bắc Hà, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Cao đẳng Thương mại Du lịch Thái Nguyên, Học viện Quản lý Giáo dục để tạo ra những kỳ thi cấp chứng chỉ dối trá. 

Cò Nam (người đứng giữa ảnh trên bên trái,) mang đáp án đã được in đậm, đánh dấu x vào phòng thi cho thí sinh chép trước mặt các giám thị.

Cò Nam (người đứng giữa ảnh trên bên trái,) mang đáp án đã được in đậm, đánh dấu x vào phòng thi cho thí sinh chép trước mặt các giám thị.

Tuy nhiên, sau nhiều lần nhập vai thâm nhập vào các lớp thi hộ này, nhóm phóng viên nhận thấy rất rõ các đối tượng vi phạm cảnh giác rất cao. “Sự đề phòng này của các đối tượng vi phạm khiến nhiều lúc đề tài đi vào ngõ cụt, tưởng như không thể ghi nhận lại các sai phạm cụ thể. Nếu không có sự giúp sức đắc lực của chính các công chức, viên chức bức xúc với các loại chứng chỉ vô lý này (họ là thí sinh trong các kỳ thi trên, buộc phải thi chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ) thì chúng tôi đã không thể hoàn thiện được loạt bài”, phóng viên Nguyễn Tuấn Anh kể lại.

Mẫu chứng chỉ Ngoại ngữ cò gửi cho tôi xem để mời chào thi.

Mẫu chứng chỉ Ngoại ngữ cò gửi cho tôi xem để mời chào thi.

Chứng chỉ hành giáo viên, đây không phải là vấn đề mới xảy ra. Làm thế nào để loạt phóng sự có tiếng vang mà vẫn phản ánh thực chất nhất một phần thực trạng là việc không dễ dàng. Trao đổi với nhau rất nhiều lần, nhóm phóng viên đều cho rằng bắt buộc phải thể hiện vấn đề một cách thuyết phục với nhiều bằng chứng cụ thể và cách kể chuyện hấp dẫn hơn. Vượt qua những khó khăn ban đầu, sau khi thâm nhập được vào đường dây thi hộ chứng chỉ thì những bằng chứng thu được thực sự đắt giá. Đó cũng là lý do tại sao, cả 3 loạt bài trong series trên khi đăng tải trên laodong.vn đều tiếp cận lượng bạn đọc lớn, tạo chủ đề tranh luận trên không ít các diễn đàn mạng xã hội.

Chính vì sức lan tỏa này mà ngày 7/11/2019, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm khi để vấn nạn chứng chỉ hành hạ công chức viên chức nhiều năm qua. Bộ trưởng cũng cam kết, sau khi luật Công chức, viên chức sửa đổi 2020, thì văn bằng, chứng chỉ sẽ không còn là nỗi khổ của hàng triệu công chức, viên chức trên cả nước nữa.

Cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nêu quan điểm trước Quốc hội: Qua thực tiễn, Bộ GD&ĐT nhận thấy, đối với giáo viên nói riêng và công chức, viên chức nói chung, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết. Mới đây, ngày 26/11/2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành thông tư số 20/2019/TT-BGD chính thức khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A - B - C sau 26 năm tồn tại.

Những thông tin trên khiến hàng triệu người trên cả nước vui mừng vì sẽ bớt khốn khổ trên hành trình đi “chạy” chứng chỉ. Và đó là mục đích và điều mà nhóm phóng viên hướng tới nhằm góp phần chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.

Minh Khuê

Tin khác

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

(CLO) Các tác phẩm vào chung khảo mùa giải lần thứ II có chất lượng tốt, đề tài hay, gần gũi với đời sống dân sinh, với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Số lượng bài tham gia nhiều hơn mùa giải thứ nhất, nhiều bài có chất lượng cao vào chung khảo.

Nghề báo
Ra mắt Tự truyện 'Sống đến bình minh' của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

Ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

(CLO) Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Nghề báo
Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo