Nhức nhối chuyện trẻ em bị bạo hành trong các gia đình ở Hàn Quốc

Thứ bảy, 23/01/2021 16:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vấn nạn bạo hành trẻ em ngày một gia tăng tại xứ sở kim chi. Nhưng nhiều người và kể cả các cơ quan chức năng vẫn chỉ xem đó là vấn đề riêng của mỗi gia đình cũng như thiếu đi “một bức tranh toàn cảnh” về việc xử lý các trường hợp bạo hành nghiêm trọng.

Tháng 10/2020 vừa qua, cái chết của bé gái 16 tháng tuổi tên Jeong-in do bố mẹ nuôi gây ra đã làm rúng động người dân Hàn Quốc. Cũng trong năm 2020, một bé trai 9 tuổi đã bị mẹ kế bạo hành dẫn tới tử vong, sau khi em nhỏ bị người mẹ độc ác nhốt vào trong chiếc vali. Hay trường hợp một bé gái 10 tuổi đã chạy trốn khỏi những kẻ đã đánh đập mình bằng cách chạy tới một cửa hàng tiện lợi để cầu cứu. Còn mới đây, một người phụ nữ bị cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ trước cáo buộc đánh đập đứa con mới 3 tháng tuổi dẫn tới vỡ xương sọ, xương hông và xương ngực.

Theo các chuyên gia sự thay đổi đang diễn ra nhưng với tốc độ chậm và nhận thức của toàn xã hội ở Hàn Quốc vẫn chưa bắt kịp chiều hướng gia tăng của những vụ bạo hành trẻ em. Dữ liệu thống kê cho thấy số vụ trẻ em bị bạo hành ở Hàn Quốc gia tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2015 ghi nhận 11.700 vụ việc đến năm 2019, con số này tăng lên thành 30.000 vụ. Trong đó có 7,8% vụ việc liên quan tới trẻ sơ sinh.

Ông Jung Jae-hoon, Giáo sư nghiên cứu phúc lợi xã hội tại Đại học Nữ Seoul nhận định rằng bạo hành trẻ em chỉ được xem như vấn đề riêng của các cặp vợ chồng từ những năm 2000. Cho đến nay, dù quan điểm đối với nạn bạo lực gia đình đã thay đổi khá nhiều nhưng chính phủ hay xã hội Hàn Quốc vẫn không xem đó hành động tội ác nên cảnh sát thường không vào cuộc giải quyết chúng.

Nhiều lỗ hổng trong pháp luật và nhận thức đang là gia tăng tình trạng bạo hành trẻ em ở Hàn Quốc.

Nhiều lỗ hổng trong pháp luật và nhận thức đang là gia tăng tình trạng bạo hành trẻ em ở Hàn Quốc.

"Chính phủ Hàn Quốc đến nay vẫn chưa có một bức tranh toàn diện để ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em. Dù luật bảo vệ trẻ em được tái xem xét và điều chỉnh nhưng vẫn chỉ ở mức nhẹ sau vụ bạo hành làm chấn động dư luận”, ông Jung cho biết.

Từ sau cái chết thương tâm của bé Jeong-in vì bị bố mẹ nuôi bạo hành, các bộ luật bảo vệ quyền lợi cho trẻ em mới được các nhà lập pháp Hàn Quốc mới nhanh chóng xem xét lại. Luật bảo vệ trẻ em mới chú trọng hơn vào công tác điều động cảnh sát cơ sở tới hỗ trợ đưa đứa trẻ tránh xa bố mẹ ngay sau khi sự việc bạo hành được phát giác. Nhưng việc này không mang lại nhiều hiệu quả, vì sau 72 giờ đứa trẻ sẽ được trả về cho những kẻ đã bạo hành các em theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, các cán bộ xã hội làm công tác bảo vệ quyền lợi trẻ em ở Hàn Quốc sau 2- 3 năm sẽ được luân chuyển làm việc khác. Do đó, những người này rất khó tích lũy được kinh nghiệm. Trong khi ở Đức, các cán bộ bảo vệ quyền lợi trẻ em sẽ làm công việc này cho tới khi họ về hưu.

Trẻ em Hàn Quốc không chỉ bị bạo hành bởi cha mẹ ruột mà còn cả ở những gia đình nhận nuôi các em do quy trình nhận con nuôi vẫn còn nhiều sơ hở. Bà Chung Sun-wook, một quan chức thuộc tổ chức Korean Society of Child Welfare cho hay, những cặp đôi muốn nhận con nuôi dường như chưa chuẩn bị tốt tâm lý về khó khăn khi nuôi dạy một đứa trẻ. Họ dường như không lường trước được những hy sinh khi phải nuôi con.

Thực tế cho thấy, do số lượng trẻ cần nhận nuôi khá lớn do đó các hồ sơ xin phép thường được phê chuẩn gần như 100% ở Hàn Quốc. Cho nên ngoài việc giáo dục nhận thức cho những ai muốn xin con nuôi để họ có kể hoạch rõ ràng về tâm lý và tài chính, chính phủ Hàn Quốc cũng cần trao thêm trách nhiệm cho các cặp đôi xin nhận con nuôi từ đầu tới cuối theo mức độ cấp quốc gia để đảm bảo quyền lợi cho các em nhỏ.

Khang Lâm

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục