Đủ “chiêu” chiếm sông, lấn dòng
Trong khi Thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp xử lý dứt điểm các vi phạm hành lang thoát lũ sông Hồng thì tại phường Bạch Đằng (đoạn thuộc sông Hồng, địa bàn phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xảy ra hàng loạt các sai phạm như: đổ đất tràn lan lấn chiếm đê và hành lang thoát lũ trên sông Hồng; xây dựng trái phép nhà cao tầng trên đê; cán bộ chiếm đất đê chia chác để cho thuê; lập bãi giữ xe không phép..vv.
Trong khi Thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp xử lý dứt điểm các vi phạm hành lang thoát lũ sông Hồng thì tại phường Bạch Đằng (đoạn thuộc sông Hồng, địa bàn phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xảy ra hàng loạt các sai phạm ...
Cụ thể, tại số nhà 823 Bạch Đằng đất phế thải từ đằng sau nhà đổ đầy tràn lan sang các hộ xung quanh lấn chiếm lòng sông Hồng. Thậm chí, chủ nhà này còn đổ lấn sang cả bên đội Cảnh sát giao thông số 4, Công an TP. Hà Nội.
Hơn thế, căn nhà này xây sai phép, dựng khung thép trên tum trên đê và hành lang thoát lũ từ năm 2017 bị UBND phường Bạch Đằng cùng lực lượng Thanh tra xây dựng lập biên bản ra, quyết định cưỡng chế nhưng đến nay vẫn không thực hiện.
Đặc biệt, tại nhà số 843 Bạch Đằng (còn gọi là ga ra ô tô Năm Tám) hiện đang nằm trên hành lang thoát lũ, số đất dư thừa so với hồ sơ địa chính các năm trước nhưng cũng không bị cưỡng chế phá dỡ. Mặt khác, ga ra ô tô này kiêm cả bãi trông giữ xe ô tô trái phép tại đây. Ngoài nguy cơ xả nước thải có dầu, mỡ thẳng ra sông Hồng, việc cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Riêng nhà tôn tạm trên số 831 Bạch Đằng nằm hẳn trên mặt cống thoát nước của cả đường Bạch Đằng và cống nước thải khu hồ Việt Xô theo quy định phải dỡ bỏ từ lâu nhưng cũng không bị cưỡng chế.
Lòng sông bị chiếm dụng để làm nhà hàng nổi.
Hành lang đê bị lấn chiếm biến thành quán cà phê.
Còn tại số 855 Bạch Đằng, lô đất này được người dân cho biết trước đây là của Công ty vận tải Thủy Hà Nội. Khu đất này ngoài việc bị đổ đất lấn chiếm lòng sông và hành lang thoát lũ, sau khi UBND phường Bạch Đằng thu hồi, một số cán bộ của phường đã chia chác thành 8 đến 9 lô và cho thuê được khoảng 2 đến 3 năm trở lại đây.
Theo ghi nhận của PV phía sau khu vực đoạn đê Bạch Đằng, từ số nhà 823 đến 855 Bạch Đằng, việc đổ đất phế thải tràn lan xuống rìa sông để lấn chiếm đất một cách vô tội vạ. Nhìn từ dưới sông Hồng lên, những đống đất cao như núi lấn xa ra ngoài sông trông hết sức nhếch nhác và có nguy cơ bị cuốn trôi, bồi lấp lòng sông bất cứ lúc nào.
Chủ căn hộ số nhà 823 Bạch Đằng với bãi phế thải lổn nhổn bê tông, gạch đá vỡ được san ủi khá công phu thành mặt nền vững chắc theo hình vòng cung tiến dần ra sát mép nước sông Hồng.
Để có thể đổ nhiều phế thải xuống đây, người ta cho những bao tải đựng rác thải rắn xếp chồng lên nhau như chân móng. Cứ mỗi một lớp phế thải đổ xuống lại có thêm một lớp tường thành bao tải quây dần lên cao.
Việc lấp sông, đổ vật liệu làm mặt bằng rồi xây nhà cũng được thực hiện theo cách thức rất “chuyên nghiệp” tại số nhà 843.
Việc lấp sông, đổ vật liệu làm mặt bằng rồi xây nhà cũng được thực hiện theo cách thức rất “chuyên nghiệp” tại số nhà 843. Bao tải cát được xếp thành hàng tạo thành bờ kè, sau đó gia cố thêm bằng rọ thép để tạo chân móng, khiến bờ sông nham nhở, lộn xộn như những núi đất nhô hẳn ra sông.
Không chỉ xây dựng các công trình nhà ở, hiện bên bờ sông đang là địa điểm lý tưởng cho bãi tập kết xe, ga ra ô tô, các quán cafe thi nhau mọc lên.
Cách chân những ngôi nhà này vài mét là bờ sông với những bao tải đất được xếp thành hàng tạo thành một bờ kè. Bên trong “bức tường” bờ kè này là hàng loạt ống nhựa thoát nước xả thẳng xuống lòng sông.
Tiếp tục quan sát phía trước đường đê Bạch Đằng, nhóm PV thấy căn nhà số 823 Bạch Đằng cao 3 tầng với khung sắt cao đúng như người dân phản ánh. Còn phía trước lô đất số 855 Bạch Đằng xây thành nhiều lô đều ghi số 855 Bạch Đằng. Các ô này đều xây nhà cho thuê hoặc kinh doanh hàng quán.
Tại số 843 Bạch Đằng là ga ra ô tô Năm Tám đang có gần chục chiếc ô tô các loại cùng xe máy để ngổn ngang tại đây. Ga ra ô tô nằm tít phía sau giáp với bờ sông nên việc xả nước thải trực tiếp xuống luôn sông Hồng là khó tránh khỏi. Cùng với đó, nguy cơ cháy nổ tại ga ra kiêm bãi xe này là rất cao.
Chính quyền buông lỏng quản lý?
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ của thành phố khi mùa mưa đến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chính quyền phường Bạch Đằng vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.
Người dân đề nghị các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội sớm yêu cầu thanh tra, kiểm tra khu đất công bị chiếm dụng rồi chia chác ra sao?
Đồng thời, cưỡng chế, thu hồi những khu đất bị lấn chiếm để trả lại nguyên hiện trạng theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất các năm trước. Các công trình tạm nằm trên mặt cống thoát nước của thành phố phải được dỡ bỏ....
Sau đây là một số hình ảnh nhóm PV báo Nhà báo & Công luận vừa ghi lại tại khu vực này:
Tại số nhà 823 Bạch Đằng đất phế thải từ đằng sau nhà đổ đầy tràn lan sang các hộ xung quanh lấn chiếm lòng sông Hồng. Thậm chí, chủ nhà này còn đổ lấn sang cả bên đội Cảnh sát giao thông số 4, Công an TP. Hà Nội
Số 843 Bạch Đằng (còn gọi là ga ra ô tô Năm Tám) hiện đang nằm trên hành lang thoát lũ, số đất dư thừa so với hồ sơ địa chính các năm trước nhưng cũng không bị cưỡng chế phá dỡ. Mặt khác, ga ra ô tô này kiêm cả bãi trông giữ xe ô tô trái phép tại đây. Ngoài nguy cơ xả nước thải có dầu, mỡ thẳng ra sông Hồng, việc cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Khu vực xung quanh Đội cảnh sát giao thông số 4 lòng sông bị đổ đất, lấn chiếm...
Ngày 1/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng. Việc lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục sẽ bị phạt tới 25 triệu đồng. Mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100 triệu đồng; phạt tiền từ 8-15 triệu đồng đối với hành vi cố ý sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống thiên tai. Mức phạt tiền từ 15-25 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục; khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục… |
H.Lâm