Những bài báo làm nổi bật vấn đề trong đời sống văn hóa hôm nay

Thứ hai, 27/06/2022 16:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhà báo Trần Hoàng Hoàng - báo Quân đội nhân dân “Việc lựa chọn nhân vật phỏng vấn về đề tài văn hóa không khó bởi nhiều nhân vật tâm huyết, nghiên cứ sâu về tri thức văn hóa. Cái khó là phải lựa chọn những vấn đề gì trong đời sống văn hóa hôm nay cần nhấn mạnh”.

Loạt 5 bài: "Để văn hóa xứng đáng “soi đường cho quốc dân đi” của nhóm tác giả Trần Hoàng Hoàng và đồng nghiệp tại liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân dành được giải C Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI-năm 2021 ở nội dung Tin, bài phản ánh, phỏng vấn (Báo in).

Tác phẩm đã cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, nếu bật bấn đề còn mấu chốt tồn tại của văn hóa, được dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò tính phát hiện, xây dựng của loạt bài. Hội đồng giải báo chí quốc gia đánh giá tác phẩm phản ánh kịp thời, đậm nét vấn đề, sự kiện lớn về văn hóa của đất nước.

Bài liên quan
Nhà báo Trần Hoàng Hoàng, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đoạt giải C - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021.

Nhà báo Trần Hoàng Hoàng, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đoạt giải C - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021.

Loại bài ra đời trước khi Hội nghị văn hóa toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội, do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức ngày 24/11/2021. Hội nghị đặc biệt quan trọng này giúp từng cán bộ, người dân đánh giá thực trạng kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới; từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Tác giả đã phỏng vấn nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà báo đã về hưu, chuyên gia về văn hóa, lịch sử. Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề phát triển văn hóa trong thời kỳ hiện nay, khẳng định văn hóa không chỉ là... “cờ, đèn, kèn, trống”, văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, nêu bật vấn đề nếu xem nhẹ văn hóa dẫn đến hệ lụy toàn diện và lâu dài.

Tác giả Trần Hoàng Hoàng và đồng nghiệp cũng khai thác ở góc độ, văn hóa đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước? Lấy người dân là chủ thể trong công cuộc phát triển văn hóa, khẳng định cần quan tâm đầu tư phát triển văn hóa, lấy người dân làm chủ thể, văn hóa Việt Nam sẽ không tụt hậu trong cuộc “chạy đua” ảnh hưởng văn hóa toàn cầu, đồng thời tăng cường sức đề kháng trước sự xâm lăng văn hóa.

Đưa ra những giải pháp từ thực tiễn, nhóm tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia về việc tạo “sân chơi” và “luật chơi” cho văn hóa phát triển. Văn hóa nếu để tự do phát triển mà không có hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách để định hướng, kiến tạo sẽ không tránh khỏi sự lệch lạc, thiếu lành mạnh, phản văn hóa… trả lời câu hỏi làm sao để văn hóa xứng đáng “soi đường cho quốc dân đi”.

Nhóm có cuộc trao đổi với những người hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực văn hóa, đó là nhà văn Ngô Thảo, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam để ghi nhận mong muốn và kiến nghị về cơ chế, chính sách phát triển văn hóa…

Nhà báo Trần Hoàng Hoàng, phóng viên Báo Quân đội nhân dân chụp ảnh cùng các nữ đồng nghiệp.

Nhà báo Trần Hoàng Hoàng, phóng viên Báo Quân đội nhân dân chụp ảnh cùng các nữ đồng nghiệp.

Tìm lời giải làm sao để văn hóa Đảng phải thấm sâu, lan tỏa trong xã hội. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thực hiện quyết liệt thông qua các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, song chưa đề cập nhiều và hành động quyết liệt để xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ văn hóa Đảng. Đưa ra các giải pháp để xây dựng văn hóa Đảng để củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, góp phần bảo vệ sự sống còn của Đảng, của chế độ ta.

Nhà báo Trần Hoàng Hoàng, báo Quân đội nhân dân chia sẻ: "Bí quyết thành công nhờ làm việc nhóm và nhờ nguồn tin riêng mà nhóm phóng viên văn hóa Báo Quân đội nhân dân nắm bắt được kế hoạch tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài phát biểu quan trọng sẽ diễn ra. Chúng tôi đã thảo luận, nhất trí thực hiện loạt bài “phỏng vấn bàn tròn” nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu, văn nghệ sĩ, doanh nhân…"

Theo nhà báo, Đại úy Trần Hoàng Hoàng: Việc lựa chọn nhân vật phỏng vấn không khó bởi những nhân vật tâm huyết, thâm hậu tri thức văn hóa rất nhiều. Cái khó là phải lựa chọn những vấn đề gì trong đời sống văn hóa hôm nay cần nhấn mạnh. Là người viết đề cương loạt bài, tôi suy nghĩ để lập đề cương về 5 vấn đề chủ chốt: Nhận thức về vai trò của văn hóa; văn hóa với sự phát triển của đất nước; vị trí người dân trong công cuộc phát triển văn hóa; động lực để văn hóa phát triển; tính tiền phong, nêu gương, dẫn đường của văn hóa Đảng.

Ngay sau đó, nhà báo Trần Hoàng Hoàng đã soạn bộ câu hỏi với gần 30 câu cho 5 vấn đề nêu trên, gửi cho các thành viên trong nhóm nhanh chóng tiếp cận phỏng vấn nhân vật. Sau khi các thành viên trong nhóm bóc băng phỏng vấn, anh là người chấp bút thể hiện loạt bài. Làm bàn tròn phỏng vấn nghĩa là trong một bài phỏng vấn, thậm chí một câu hỏi sẽ có nhiều người trả lời, đòi hỏi việc cân nhắc, thêm bớt câu trả lời.

“Khó nhất trong 5 bài phỏng vấn là bài cuối cùng về văn hóa Đảng, bài phỏng vấn về chủ đề này mất hơn một tuần mới viết xong, những bài còn lại, mỗi bài chỉ viết trong hơn một ngày”, nhà báo Trần Hoàng Hoàng thông tin thêm.

Với tinh thần làm việc khẩn trương, ngay sau khi hoàn thiện, loạt 5 bài “Để văn hóa xứng đáng “soi đường cho quốc dân đi” đăng trên báo Quân đội nhân dân hằng ngày từ ngày 15-19/11 trước ngày khai mạc Hội nghị (24/11/2021) đã nhận được phản hồi tích cực của bạn đọc, đồng nghiệp.

Thành công ở nhiều bài viết nói về xây dựng văn hóa, xây dựng Đảng, cán bộ, nhà báo Trần Hoàng Hoàng cho rằng: Qua thực hiện loạt bài, chúng tôi thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong làm việc nhóm. Cần có thời gian chuẩn bị dài hơi hơn, có thể 2 tháng để cho mọi thứ đều được trau chuốt, có chiều sâu, khối lượng công việc được đảm bảo, có nhân vật khó tiếp cận nên cần sự chung sức của tất cả thành viên mới đạt được hiệu quả.

Vũ Phong

Bình Luận

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo