Những căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây đe dọa đến giới báo chí

Thứ tư, 30/09/2020 11:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc 2 phóng viên người Australia đột ngột rời khỏi Trung Quốc làm dấy lên nhiều nguy cơ mới đối với truyền thông phương Tây.

Nhà báo Michael Smith của Tạp chí Tài chính Úc khi đến sân bay Sydney, Úc vào thứ Ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020. Ảnh: AP

Nhà báo Michael Smith của Tạp chí Tài chính Úc khi đến sân bay Sydney, Úc vào thứ Ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020. Ảnh: AP

Khoảng nửa đêm ngày 2 tháng 9, 7 nhân viên an ninh nhà nước đã gõ cửa nhà Bill Birtles, một nhà báo người Australia tại Bắc Kinh.

Ông bị cho là có liên quan đến một vụ án và được lệnh không được rời khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, thay vì giam giữ người này, cảnh sát nói rằng họ sẽ triệu tập anh vào buổi chiều để sắp xếp một buổi thẩm vấn.

Cùng lúc đó, tại Thượng Hải, 6 cảnh sát đã đến căn hộ của một nhà báo người Australia khác, Michael Smith, để mang đến một thông điệp tương tự.

Thay vì chờ đợi các cuộc gọi sắp tới, 2 nhà báo này đã lánh nạn tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Australia.

Sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài, các quan chức Australia và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận.

Cảnh sát được cho phép thẩm vấn cả hai người với điều kiện lệnh cấm xuất ngoại được dỡ bỏ.

Ngày 7 tháng 9, các phóng viên này đã bay tới thành phố Sydney.

Việc nhắm vào ông Birtles và ông Smith dường như phản ánh mối quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc và Australia, vốn có mâu thuẫn về mọi thứ, từ việc Trung Quốc xử lý đợt bùng phát virus Corona cho tới việc xuất khẩu thịt bò và lúa mạch của Australia.

Cảnh sát cho biết họ muốn hỏi 2 người về mối liên hệ giữa họ và Cheng Lei, một nhà báo người Australia làm việc cho đài truyền hình Trung Quốc, người đã bị giam giữ vào hồi tháng 8 theo luật an ninh quốc gia Trung Quốc.

Nhưng trong suốt buổi thẩm vấn, cảnh sát chỉ đưa ra những câu hỏi đại khái về cô Cheng.

Cheng Lei, một nhà báo người Australia làm việc cho đài truyền hình Trung Quốc. Ảnh: news.com.au

Cheng Lei, một nhà báo người Australia làm việc cho đài truyền hình Trung Quốc. Ảnh: news.com.au

“Đây là hành động quấy rối chúng tôi”, Ông Birthles nói.

“Tôi cho rằng tất cả những việc này đã được chính phủ Trung Quốc tính toán từ trước. Họ muốn tống chúng tôi đi mà không cần trục xuất chúng tôi. Đây là kết quả tốt đẹp cho Trung Quốc – bây giờ không còn có phương tiện truyền thông nào của Australia trên đất Trung Quốc nữa”.

Sự ra đi của các nhà báo cũng là dấu hiệu cho thấy cuộc sống ngày càng bấp bênh của những phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ có mối quan hệ dễ chịu với họ, nhưng phần lớn đã chấp nhận sự hiện diện của họ.

Sự căng thẳng đối với phương Tây đang thay đổi điều này.

Trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc đã buộc 17 phóng viên nước ngoài ly khai.

Trước đây thỉnh thoảng chỉ có 1 người bị yêu cầu rời đi.

Sự tăng vọt này một phần là phản ứng đối với việc Mỹ cắt giảm sự hiện diện của truyền thông Trung Quốc tại nước Mỹ.

Nhưng cùng lúc đó là một thái độ coi thường hơn đối với truyền thông phương Tây nói chung của các quan chức Trung Quốc.

Những nhà báo nước ngoài là người gốc Hoa thường bị đối xử tệ hơn cả.

Vào tháng này, trong lúc đưa tin về các cuộc biểu tình tại Nội Mông Cổ, một khu vực ở phía Bắc, Alice Su của tờ Los Angeles Times đã bị giam giữ hơn 4 giờ đồng hồ.

Một nhân viên đã túm lấy cổ cô bằng 2 tay và tống cô vào xà lim. Cô đã không được phép liên lạc với đại sứ quán Hoa Kỳ.

Trong vụ các phóng viên người Australia, chính phủ Trung Quốc có thể cảm thấy họ có lý do để trả đũa.

Vào ngày 8 tháng 9, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, cho rằng các nhân viên tình báo Australia đã lục soát căn hộ của các nhà báo Trung Quốc vào tháng 6, thẩm vấn và thu giữ máy tính cùng điện thoại của họ.

Các nhà báo này bị bắt phải giữ im lặng về vụ việc, Tân Hoa Xã đưa tin.

Các cơ quan an ninh Australia đã từ chối đưa ra lời bình luận.

Các phóng viên phương Tây đương nhiên phẫn nộ trước xu hướng gia tăng của Trung Quốc trong việc coi họ như người đại diện cho chính phủ của họ (công việc của họ không giống như công việc của người làm truyền thông nhà nước Trung Quốc).

Nhưng từ hoàn cảnh của các phóng viên người Australia đã cho thấy, họ có lẽ ngày càng phải nhờ đến chính phủ của mình để được giúp đỡ.

Vân Trần

Tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo