Những câu hỏi hóc búa trong cuộc đua tìm vắc-xin virus SARS-CoV-2

Thứ bảy, 29/08/2020 08:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cả thế giới đang chạy đua để tìm ra vắc-xin virus SARS-CoV-2, rất nhiều ứng viên tiềm năng xuất hiện. Nhưng nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này vẫn chưa có lời giải đáp, như việc đầu tư cho vắc-xin như thế đã đủ chưa; bài toán phân phối thế nào cho hiệu quả, công bằng.

Sự kiện: virus SARS-CoV-2

Tình trạng hỗn loạn toàn cầu sẽ xảy ra khi vắc-xin xuất hiện

Vào ngày 30 tháng 7, các nhân viên thống kê của Mỹ tiết lộ rằng nền kinh tế đã suy giảm 9,5% trong quý thứ hai so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng tại khu vực đồng euro thậm chí còn sụt giảm hơn nữa.

Ngay cả Hàn Quốc, quốc gia đã kiểm soát được virus tốt hơn hầu hết so với các nước khác, cũng không thoát khỏi tình trạng suy thoái trầm trọng.

Một loại vắc-xin sẽ giúp chấm dứt sự hỗn loạn kinh tế. Các nhà khoa học và các công ty dược phẩm đã đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ trên.

Hơn 150 loại vắc-xin đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó có sáu loại đang được thử nghiệm lâm sàng trên quy mô lớn.

Nỗ lực phòng chống Covid-19 trong những tháng qua bằng với nỗ lực tìm kiếm giải pháp chống Viêm gan B - căn bệnh mất nhiều công nhất để phát triển vắc-xin - trong hàng thập kỷ.

Rất nhiều câu hỏi hóc búa khi vắc-xin xuất hiện. Ảnh: Getty

Rất nhiều câu hỏi hóc búa khi vắc-xin xuất hiện. Ảnh: Getty

Các tổn thất về y tế công cộng và kinh tế do đại dịch đạt đến mức độ mà kể cả khi các nhà khoa học đã làm việc cật lực, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đối mặt với hai câu hỏi: phải chi bao nhiêu tiền cho vắc-xin để đảm bảo đủ số lượng cũng như làm thế nào để đảm bảo chúng được phân phối một cách công bằng .

Cho đến nay, chính phủ các nước đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la cho vắc-xin Covid-19 và tiếp tục mua tiếp khoảng 4 tỷ liều nữa (mặc dù thông tin về các giao dịch còn đáng ngờ).

Vì vắc-xin có thể yêu cầu một liệu trình gồm hai mũi, nên về lý thuyết liều lượng này đủ để tiêm cho những người có thể trạng yếu nhất trên thế giới.

Trên thực tế, hiệu quả vẫn chưa được đảm bảo, do đó, một phần lớn các giao dịch mua bán có thể sẽ trở nên vô dụng.

Thông thường, 20% số vắc-xin trong các thử nghiệm cuối cùng có khả năng thất bại.

Một số vắc-xin Covid-19 đang thử nghiệm sử dụng các công nghệ mới, vì vậy nguy cơ thất bại có thể còn cao hơn.

Điều đó giải thích tại sao các nước giàu có đang tài trợ nhiều nguồn nghiên cứu cùng một lúc, các thỏa thuận được ký kết vài ngày một lần.

Trong khi châu Mỹ và châu Âu đang tranh nhau đầu tư vào vắc-xin, các quốc gia khác có khả năng sẽ phải chịu sự thiếu cung cấp và trong một khoảng thời gian dài.

Theo ngân hàng Goldman Sachs, Nhật Bản đã thu xếp để mua đủ chỉ một liều cho mỗi người.

Trung bình, các nước mới nổi đã đảm bảo cung cấp đủ cho ít hơn một phần ba công dân của họ.

GAVI, một liên minh tài trợ vắc xin cho các nước nghèo, đã thiết lập COVAX, một nhóm các nước chung vốn nhằm mua một số vắc-xin thử nghiệm thuộc giai đoạn cuối.

Chính phủ các nước đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la cho vắc-xin Covid-19, nhưng con số này vẫn còn quá thấp. Ảnh: Reuters/Dado Ruvic.

Chính phủ các nước đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la cho vắc-xin Covid-19, nhưng con số này vẫn còn quá thấp. Ảnh: Reuters/Dado Ruvic.

Tổ chức hứa hẹn những nước tham gia sẽ được tiêm liều vắc-xin hiệu quả cho tối đa 20% dân số của họ vào cuối năm 2021, cùng với việc các quốc gia giàu có chi trả hàng cung ứng và tài trợ một khoản vốn góp cho các nước nghèo.

Khoảng 80 quốc gia có thu nhập cao và trung bình nói rằng họ muốn tham gia.

Nhưng vẫn còn phải xem có bao nhiêu nước thực sự sẽ bỏ tiền ra: họ buộc phải trả trước 15% cho liều vắc-xin của mình vào cuối tháng.

Ngay cả việc đáp ứng các cam kết mà họ đã đưa ra cũng sẽ là một khó khăn đối với các công ty dược phẩm, chưa nói đến việc sản xuất đủ cho cả thế giới.

Các cơ sở sản xuất hiện nay có thể sẽ phải chuyển đổi mục đích sản xuất cho một số loại mũi tiêm. Tuy nhiên, đối với những mũi tiêm khác, những cơ sở sản xuất mới phải được xây dựng.

Các nhà máy sản xuất có thể tiêu tốn khoảng nửa tỷ đô la và thường mất ba năm để thiết lập và vận hành.

Một công ty thường thiết lập việc sản xuất sau khi vắc-xin đạt được sự chấp thuận theo quy định. Nhưng đây không như thời điểm thông thường.

Để đẩy nhanh tiến độ, một số công ty đã bắt đầu sản xuất hàng loạt vắc-xin mà vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Các công ty có thể đã hứa sẽ sản xuất 4 tỷ liều, nhưng một số loại vắc-xin của họ có thể không vượt qua được các lần thử nghiệm và sẽ phải vứt bỏ.

Nhiều chuyên gia cho rằng nguồn cung cũng sẽ bị hạn chế do tình trạng thiếu hụt toàn cầu những thứ như lọ và ống tiêm.

Số tiền thế giới đầu tư để tìm kiếm vắc-xin còn quá thấp

Các chuyên gia đưa ra một ước tính thực tế hơn về nguồn cung toàn cầu vào cuối năm sau ở mức gần 2 tỷ.

Vì con số này không đủ để cung cấp cho toàn thế giới, nên có khả năng sẽ xảy ra giành giật khi vắc-xin hiệu quả được sản xuất thành công.

Kinh nghiệm từ các cuộc đại dịch trong quá khứ hầu như đều rất tiêu cực. Trong đại dịch H1N1 (cúm lợn) năm 2009-2010, các nước giàu có đã dồn nguồn cung cấp vắc-xin để chống lại căn bệnh này.

Chỉ khi có nhiều hơn mức họ cần, thì họ mới cung cấp một phần cho các nước nghèo. Đến lúc đó, dịch bệnh đã càn quét khắp hành tinh và đại dịch đã kết thúc.

Đầu đại dịch Covid-19 cũng vậy, hoạt động hợp tác toàn cầu nhanh chóng bị phá vỡ.

Vắc-xin của Nga sẽ được phân phối đầu tiên cho Belarus. Ảnh: Sputnik

Vắc-xin của Nga sẽ được phân phối đầu tiên cho Belarus. Ảnh: Sputnik

Vào cuối tháng 4, 80 khu vực pháp lý đã hạn chế xuất khẩu, cùng việc các chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc tích trữ nguồn cung cấp chất khử trùng, thiết bị bảo hộ cá nhân và nhiệt kế.

Một số quốc gia thậm chí còn tịch thu các lô hàng đi qua lãnh thổ của họ.

Lo sợ việc lặp lại những cuộc cướp bóc như trên, Liên minh Đổi mới về Phòng dịch, một liên minh của các tổ chức từ thiện và chính phủ mà đã tài trợ cho sự phát triển ban đầu của một số loại vắc-xin covid-19 khả thi nhất, đã phân bố công đoạn sản xuất trên một số châu lục.

Một số công ty dược phẩm cũng đang làm như vậy. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang cố gắng ngăn chặn cuộc chiến chính trị vắc-xin.

Tổ chức đã đưa ra các hướng dẫn về cách thức phân phối nguồn cung cấp sớm nhằm cứu sống nhiều người nhất, bảo vệ các hệ thống y tế yếu kém và đẩy nhanh sự kết thúc của đại dịch.

Những liều đầu tiên sẽ được chuyển cho các nhân viên y tế và chăm sóc xã hội, và đợt tiếp theo cho 20% người dân ở mỗi quốc gia, những người có khả năng cao sẽ chết vì Covid-19 nếu bị nhiễm bệnh.

Sau đó, số liều còn lại sẽ đến những nơi có nguy cơ bùng phát dịch cao nhất.

COVAX đã ký các nguyên tắc trên, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy các quốc gia sẽ tôn trọng các nguyên tắc này trong các giao dịch song phương của họ với các công ty dược phẩm, hơn việc hành động vì tư lợi hẹp hòi.

Cõ lẽ Mỹ, Trung Quốc hoặc Nga sẽ không dễ gì mà cho phép xuất khẩu vắc-xin được sản xuất trên lãnh thổ của họ trước khi phân chia đủ cho tất cả công dân của mình.

Nhưng việc sản xuất và phân phối vắc-xin cần đến một chuỗi cung ứng phức tạp toàn cầu gồm các thành phần thô, chất bổ trợ (hóa chất thường được sử dụng để tăng hiệu lực), lọ, v.v.

Trong trường hợp xấu nhất, các quốc gia bị từ chối chia sẻ vắc-xin có thể cấm xuất khẩu các nguyên liệu đầu vào đó sang quốc gia tích trữ. Khi ấy, bên nào cũng phải chịu thiệt thòi.

Các tổn thất về y tế công cộng và kinh tế do đại dịch đạt đến mức độ mà kể cả khi các nhà khoa học đã làm việc cật lực, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đối mặt với hai câu hỏi: phải chi bao nhiêu tiền cho vắc-xin để đảm bảo đủ số lượng cũng như làm thế nào để đảm bảo chúng được phân phối một cách công bằng .

Do đó, tình trạng hỗn loạn toàn cầu dường như là không thể tránh khỏi. Một cách để giảm thiểu điều này là chi tiêu nhiều hơn.

Một số nhà kinh tế cho rằng các chính phủ có thể làm nhiều hơn nữa để đẩy nhanh việc sản xuất và phân phối vắc-xin.

Các nhóm nghiên cứu khác nhau cho rằng thế giới cần đầu tư khoảng 100 tỷ USD để sớm tạo ra nhiều vắc-xin và đủ số lượng.

Đồng nghĩa với việc tăng gấp mười lần số tiền đã chi. Nhưng đặt trong bối cảnh sản lượng bị mất và khoản tiền kích thích trị giá 7.000 tỷ đô la được bơm vào nền kinh tế toàn cầu cho đến nay, thì khoản tiền đấy còn rất nhỏ.

Vân Trần

Tin khác

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h
Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Chủ tịch Hạ viện Mỹ trong cuộc điện đàm hôm 28/3 rằng điều quan trọng là Quốc hội Mỹ phải nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Kiev.

Thế giới 24h