Những điều cần biết về các loại bệnh mà trẻ mầm non hay mắc phải khi đến lớp

Chủ nhật, 24/04/2022 11:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia thống kê, dị ứng, sốt vius, viêm hô hấp trên, viêm phế quản hay viêm phổi,.. là những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Cùng tìm hiểu thêm về những bệnh này để bạn có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn cho trẻ.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 1

1. Dị ứng: Những kích ứng từ môi trường rất dễ tác động đến trẻ ở độ tuổi mẫu giáo với các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, đỏ trên da thành từng dải, mảng như mề đay, một số bé bị ho, lên cơn hen suyễn, nôn trớ, đau bụng, đi ngoài lỏng. Khi trở nặng, dị ứng có thể biến chứng thành sốt và sưng vù một số nơi trên cơ thể, đặc biệt là mặt. Vậy nên người chăm sóc trẻ phải nhận biết kịp thời để đưa bé đến cơ sở y tế nếu cần.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 2

2. Sốt virus: Cơn sốt gây ra bởi các loại virus như thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi, enterovirus,.. thường tăng cao thân nhiệt của trẻ lên 39 - 40 độ hoặc hơn. Lúc này, các bé sẽ có biểu hiện mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, dễ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm. Người thân cần tách ngay trẻ ra khỏi môi trường bên ngoài và đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 3

3. Viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi: Các bệnh này thường do virus lây qua đường hô hấp biến đổi thời điểm giao mùa phát triển và nhiễm vào trẻ khiến các em xuất hiện các triệu chứng như sốt vừa hoặc cao, bỏ ăn, ho có đờm, chảy nước mũi trong, khó thở, đau thắt ngực xương ức. Chuyên gia khuyên nếu nhận thấy bé có những biểu hiện này, đưa bé đến bác sĩ ngay. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn, gây suy hô hấp, viêm phổi cấp tính, rất khó điều trị.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 4

4. Viêm phổi ở trẻ mầm non: Đối với trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi là bệnh rất nguy hiểm vì sẽ khiến các bé khó thở, sốt cao, ho nặng nề, bỏ ăn, bỏ chơi. Mặc dù có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng với miễn dịch non yếu của các bé, cần đưa đến cơ sở y tế điều trị, theo dõi sát. Đặc biệt, khi phát hiện bé có triệu chứng co giật, co rút lồng ngực, thở gấp, thì phải cho bé cấp cứu lập tức.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 5

5. Hội chứng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi: Suy dinh dưỡng khiến trẻ trở nên lười ăn, ăn ít, tăng cân chậm hoặc thậm chí sụt cân, có nguy cơ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng là da xanh xao, cơ mềm nhão, nhìn thiếu dưỡng khí, tính khí dễ buồn bực, hay quấy khóc, ít tham gia chơi với bạn cùng lứa, tập trung kém, không linh hoạt. Từ đó dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực lên sự phát triển của trẻ. Cha mẹ vì thế cần lưu ý lập biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sát sao các biểu hiện.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 6

6. Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bắt đầu đi học là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt từ ở nhà sang ở trường, trẻ ăn uống tại lớp với giờ giấc và thực đơn có thể sai khác với ở nhà. Đó là một yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện thường thấy khi trẻ rối loạn tiêu hóa: nôn ói nhiều lần, nổi phát ban trên người, bị viêm hạch, mắt đau nhức, sốt. Nếu phát hiện con có biểu hiện hoặc được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa do virus, bố mẹ cần cách ly bé ngay. Cho bé nghỉ học, ở nhà chăm sóc đặc biệt.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 7

7. Nhiễm giun sán: Loại bệnh này rất dễ xâm nhập vào trẻ vì các bé thường chơi đùa với đất cát, nghịch bẩn, bám tay xuống sàn nhà và những nơi chưa được vệ sinh sạch sẽ sau đó cho lên miệng, mặt khiến nguy cơ bị nhiễm giun sán cao hơn rất nhiều. Khi bé bị nhiễm giun kim, giun đũa bụng phình to lên, sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu được phát hiện sớm và tẩy giun kịp thời, tình trạng này vẫn có thể được cải thiện.

nhung dieu can biet ve cac loai benh ma tre mam non hay mac phai khi den lop hinh 8

8. Bệnh đau mắt đỏ: Trẻ đau mắt đỏ do mắt bị nhiễm khuẩn hoặc virus, gây nên sưng viêm kết mạc. Đau mắt đỏ cần phát hiện sớm, nếu không, bệnh sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến mắt của trẻ, như viêm mắt nặng hơn. Khi chăm sóc bé bị đau mắt đỏ tại nhà, nguyên tắc đầu tiên bố mẹ cần lưu ý là giữ vệ sinh mọi vật dụng, ngóc ngách trong nhà sạch sẽ. Cho bé nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, không khói bụi. Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau hoặc đắp lên mắt đỏ của bé để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Khang Lâm (t/h)

Bình Luận

Tin khác

3 vật phẩm nên đặt trước cửa nhà giúp thu hút tài lộc

3 vật phẩm nên đặt trước cửa nhà giúp thu hút tài lộc

(CLO) Khu vực cửa nhà là nơi năng lượng sẽ tiếp xúc và hút vào nhà của bạn. Vậy những vật nào hợp phong thủy nên đặt trước cửa nhà để giúp thu hút dương khí, mang may mắn tới cho gia chủ?

Kinh nghiệm hay
Những cách uống nước gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Những cách uống nước gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

(CLO) Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, bởi vậy việc uống không đủ lượng và sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Kinh nghiệm hay
Bí quyết skincare giúp da căng bóng, mền mịn

Bí quyết skincare giúp da căng bóng, mền mịn

(CLO) Để sở hữu một làn da mịn màng, căng bóng, đầy sức sống phải cần đến quá trình chăm sóc da đểu đặn, tỉ mỉ và kiên trì. Sau đây là 7 bí quyết skincare giúp da ngày một thăng hạng.

Kinh nghiệm hay
Hậu quả nguy hiểm khi tẩy nốt ruồi sai cách

Hậu quả nguy hiểm khi tẩy nốt ruồi sai cách

(CLO) Nhiều trường hợp đã tự động tẩy, phá nốt ruồi để rồi bị nhiễm trùng, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm khi tẩy nốt ruồi không đúng cách qua bài viết sau đây.

Kinh nghiệm hay
Những thực phẩm gây hại cho hệ miễn dịch

Những thực phẩm gây hại cho hệ miễn dịch

(CLO) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hệ thống miễn dịch, trong đó việc ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán, đóng hộp,… là những nguyên nhân hàng đầu khiến hệ miễn dịch suy giảm.

Kinh nghiệm hay