(NB&CL) Năm 2020, Việt Nam không chỉ là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương mà còn được ghi nhận là một quốc gia chống dịch thành công bằng tinh thần cộng đồng mạnh mẽ, có khả năng thích ứng nhanh. Đây là một trong những lợi thế đã đưa Việt Nam “vượt bão” Covid-19 thành công trong năm qua.
5 động lực tạo đà cho kịch bản tăng trưởng 2021
Năm 2020, đại dịch Covid-19, đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 khiến tăng trưởng ở mức bình quân âm 3%. Trong đó, hầu hết các nền kinh tế lớn - ngoại trừ Trung Quốc tăng trưởng dương còn nước Mỹ âm 5,9%; Anh Quốc là 6,5%, riêng khối EU tăng trưởng âm 7,5%...
Kết thúc “năm đại dịch” 2020, Việt Nam không chỉ là một trong những số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương mà còn đạt được “mục tiêu kép” vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Theo bà Phó Thị Kim Chi - Phó ban Dự báo Kinh tế vĩ mô, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn được đánh giá là nền kinh tế có sức chống chịu thuộc nhóm tốt nhất khu vực và thế giới. Việt Nam là số ít các quốc gia duy trì mức tăng trưởng kinh tế dương (2,91%) trên thế giới, do những động lực chính từ phía cung và cầu.
Trong đó, một số ngành công nghiệp duy trì được tăng tưởng khá, như sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu và sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính… Đặc biệt, thương mại điện tử, dịch vụ số, ngành nghề liên quan các thiết bị y tế, đồ bảo hộ... Riêng bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%...
Về phía cầu, tăng trưởng kinh tế được giữ bởi đầu tư công, tiêu dùng nội địa và thặng dư thương mại. Trong đó, đầu tư công trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP trong năm 2020 trong bối cảnh các nguồn lực khác bị tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Một nghiên cứu công bố mới đây cũng chỉ rõ, việc thúc đẩy đầu tư công năm 2020 đã hỗ trợ GDP tăng thêm 0,45%.
Xuất khẩu hàng hóa tăng chậm nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng. Sự cải thiện tích cực ở thị trường Mỹ và Trung Quốc và một số thị trường đối tác CPTPP phần nào bù đắp được sự suy giảm ở hầu hết các thị trường khác.
Trên cơ sở đó, theo TS Nguyễn Xuân Thành, điểm sáng của năm 2021 để Việt Nam có thể nghĩ đến kịch bản kinh tế lạc quan gồm 5 “động lực”. Thứ nhất, điểm nổi bật trong nhiệm kỳ 2016-2020 ổn định vĩ mô và hỗ trợ kinh tế. Thứ hai, duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp tư nhân năm 2021 và những năm sau. Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 có giảm, nhưng điều quan trọng là Việt Nam vẫn hấp thu được dòng vốn nước ngoài vào mạnh. Thứ tư, số người mất việc làm đã làm giảm sức mua nhưng đây sẽ là động lực thúc đẩy chuyển đổi số.
Và cuối cùng, Việt Nam có nền kinh tế mở và thị trường xuất khẩu đa dạng. Năm 2020 xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc đã bù đắp suy giảm các thị trường khác. Tuy nhiên sang năm 2021 sẽ xuất khẩu mạnh sang EU và ASEAN nhờ các FTA được ký kết trong năm qua.
Khả năng thích ứng - Lợi thế của Việt Nam
Ngoài ra, có một thứ động lực tưởng như vô hình nhưng sẽ góp phần lớn quyết định những bước tăng trưởng mới trong nền kinh tế đó là khả năng thích ứng. Nhìn nhận về vấn đề này, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI từng nhận định trong các chỉ số về năng lực cạnh tranh của con người các tổ chức xưa nay thường nhấn mạnh đến chỉ số IQ và EQ nhưng bây giờ chúng ta mới thấy chỉ số thích ứng là chỉ số quan trọng nhất.
Vắc-xin Covid-19 sẽ là liều thuốc cho mọi nền kinh tế.
Việt Nam đã khống chế tương đối thành công dịch Covid-19 và tác động quá trình phục hồi cho thấy nền kinh tế Việt Nam ngoài những lợi thế cạnh tranh vốn có như quy mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực giá chưa cao... còn thể hiện một năng lực cạnh tranh rất quan trọng đó là khả năng thích ứng. Điều này cho thấy Việt Nam có thêm một năng lực cạnh tranh mới - đây cũng là một lợi thế để thu hút đầu tư, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Chính những động lực tưởng chừng là nhỏ nhoi của từng cá nhân cũng như doanh nghiệp đã “tạo đà” cho phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư “tự tin” đưa ra hai kịch bản tăng trưởng trong năm 2021 thêm phần tươi sáng. Theo đó, ở kịch bản cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt khoảng 6,17%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình khoảng 3,8%. Kịch bản này diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới hồi phục, khi đại dịch Covid-19 dần được khống chế.
Còn kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%. CPI trung bình khoảng 4,2%. Kịch bản diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh và trong nước, các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trở lại quỹ đạo bình thường ngay trong năm 2021. Thêm vào đó, tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, luồng vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước khởi sắc trở lại, tăng trưởng đầu tư khu vực nhà nước đạt 8%.
Dự báo này càng được củng cố hơn khi trước đó nhiều tổ chức quốc tế như ADB đánh giá mức tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,1%, IMF là 6,5% hay HSBC dự báo với con số tích cực lên đến 7,6%...
Muốn tăng trưởng phải “sở hữu” vắc-xin Covid-19
Theo các chuyên gia kinh tế, bước sang năm 2021, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung gần như đã xác định “sống chung” với dịch. Nhưng để tăng trưởng kinh tế thì chắc chắn phải có vắc-xin.
Trong mắt nhà hoạch định chính sách, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, những thứ đe dọa và có thể kìm hãm tăng trưởng của Việt Nam hiện nay vẫn là Covid-19, căng thẳng thương mại và thiên tai. Đây đều là những yếu tố khó đoán định và vắc-xin Covid-19 sẽ là liều thuốc cho mọi nền kinh tế.
Năm 2021 những nước mua và tiêm được vắc-xin Covid-19 sẽ mở cửa và thông thương với nhau. Còn những nước không đủ tiền, không tiêm được vắc-xin thì không thể tham gia được vào sân chơi này nữa. Khi vắc-xin trở thành hàng hóa, sẽ có kẻ thắng người thua. Khi đó, các doanh nghiệp có vắc-xin và nước giàu sẽ thuộc về bên “quyết định cuộc chơi”, ông Phương nhấn mạnh.
Vắc-xin quyết định cuộc chơi nhưng thị trường tiêu thụ cũng không kém phần quan trọng, hiến kế cho vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, thị trường trong nước không thể tách rời với thị trường bên ngoài. Chúng ta phải xem thị trường trong nước kết nối với thị trường nước ngoài. Trong khi thị trường thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu tăng trưởng chậm ở các thị trường lớn như Mỹ, EU chưa thể hồi phục nhanh thì việc khai thác thị trường trong nước là rất quan trọng.
“Cần đẩy nhanh việc đầu tư công, khai thác khu vực kinh tế tư nhân, liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các chuỗi giá trị để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường” - ông Doanh nhấn mạnh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.