Những hình ảnh đẹp về Lễ Kỷ niệm 70 năm và khánh thành Bia Di tích tích quốc gia Trường dạy làm báo
(CLO) Ngày 4/4/2019, Lễ Kỷ niệm 70 năm và khánh thành Bia Di tích tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được tổ chức trang trọng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Báo Nhà báo & Công luận gửi tới độc giả những hình ảnh đẹp nhất được ghi lại từ Lễ Kỷ niệm này.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời trong khói súng và trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn... Đội ngũ 42 học viên và 29 giảng viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chính là những “viên gạch” đầu tiên, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và trưởng thành của báo chí cách mạng Việt Nam suốt 70 năm qua.


Lễ Kỷ niệm tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được bắt đầu bằng Lễ cắt băng Khai mạc Triển lãm trưng bày Chuyên đề Kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trong ảnh Đồng chí Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng,Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch HNBVN cùng các đại biểu thực hiện nghi lễ cắt băng khai mạc.

Cựu nữ học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng Lý Thị Trung là một trong ba học viên nữ của lớp, dù tuổi đã cao vẫn đến tham dự Lễ Kỷ niệm và giao lưu cùng các đồng nghiệp.


Triển lãm trưng bày rất nhiều tư liệu, bút tích quý giá về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc kháng đã thu hút nhiều quan khách đến tham quan.



Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ Kỷ niệm 70 năm Trường dạy báo Huỳnh Thúc Kháng được dàn dựng đẹp mắt và công phu.

Trường dạy làm báo là một "địa chỉ đỏ" có ý nghĩa quan trọng với báo chí cũng như với tỉnh Thái Nguyên. Ngày hôm nay đã có nhiều Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cùng các ban, bộ, ngành đến tham dự.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Thuận Hữu nêu rõ, lớp học đầu tiên diễn ra trong ba tháng, tuy chỉ gồm 42 học viên là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước gửi về, nhưng đã được nhiều đồng chí lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị và phong phú lý luận, thực tiễn đích thân giảng dạy. Trong số những giảng viên có những tên tuổi lớn của lịch sử Việt Nam như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nam Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Quang Đạm...



Ngôi trường dạy làm báo năm xưa được tái hiện trên sân khấu. 42 học viên của nhà trường sau này đều trở thành trụ cột trên các lĩnh vực văn hóa,văn nghệ , báo chí của nước nhà.

"Bờ Rạ ơi Bờ Rạ/ Bản đồ không còn tên/ Nhưng trong tim vẹn nguyên/ Kỷ niệm về Bờ Rạ/ Bờ Rạ ơi Bờ Rạ!". Những vần thơ của Nhà báo Lý Thị Trung được cất lên khiến cho tất cả các vị đại biểu, nhà báo và công chúng tham gia đều không khỏi bồi hồi.

Thái Ngyên là cái nôi của báo chí nước nhà. Hiện đã có 5 di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là nơi thành lập các cơ quan báo chí, gồm: Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Văn nghệ cứu quốc và Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ông Vũ Hồng Bắc- Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên bày tỏ niềm vui của tỉnh đối với sự kiện ngày hôm nay.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đại diện Hội Nhà báo Việt Nam đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia tại Lễ kỷ niệm.

Việc Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tìm lại chính xác địa điểm và được đặt Bia Di tích lịch sử quốc gia có ý nghĩa rất lớn về tinh thần đối với các học viên và thân nhân giảng viên và học viên của trường.

Nhà báo Trần Kim Hoa- Giám đốc Bảo tàng Báo chí Cách mạng Việt Nam xúc động trước Lễ Khánh thành Bia Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Bảo tàng báo chí cách mạng đã rất tâm huyết và kì công trong việc tìm lại những bút tích và tư liệu quý giá về trường dạy làm báo đầu tiên của Việt Nam này.

Bia Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo để ghi nhớ một sự kiện lịch sử gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh,ghi nhận những nỗ lực của các Ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể giảng viên và học viên đối với sự nghiệp báo chí cách mạng, khắc ghi một sự kiện lịch sử gắn liền với một lớp nhà báo tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu “Tất cả để chiến thắng” góp sức làm nên truyền thống vẻ vang và sức sống của báo chí cách mạng nước ta... Đồng chí Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN chia sẻ điều đó trước giờ phút khánh thành.

Thời khắc quan trọng của lịch sử báo chí cách mạng đã đến...

Các vị đại biểu đã cùng nhau kéo băng khánh thành Bia Di tích lịch sử quốc gia-Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Đây chính là Bờ Rạ - nơi tổ chức Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ngôi trường được Bác Hồ đặt tên khai giảng cách đây tròn 70 năm và giờ được đã định vị một cách chính xác tại lô đất đồi rừng số 32 tờ bản đồ 47, vị trí 21 độ 35 phút 20 giây Vĩ Bắc; 105 độ 41 phút 42 giây Kinh Đông. Một địa chỉ "đỏ' của báo chí nước nhà.
Minh Nguyệt