Những lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam

Thứ sáu, 09/11/2018 09:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự tăng trưởng của ngành dệt may chính là minh hoạ rõ nét về lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, khi tham gia WTO, thuế quan áp dụng với hàng may mặc thành phẩm trung bình là 25%, nhưng với các FTA ký kết sau này, mức thuế quan giảm mạnh chỉ còn trung bình từ 0-5%.

Báo Công luận
Sự tăng trưởng của ngành dệt may chính là minh hoạ rõ nét về lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam (Ảnh TL) 

Nhiều mặt hàng xuất khẩu hưởng lợi

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương chia sẻ, thời gian qua Việt Nam đã rất chủ động và tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 17 FTA. Trong đó có 10 FTA đã ký và có hiệu lực, 2 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang đàm phán.

Ông Khanh cho hay, việc tăng cường ký kết các FTA không chỉ  đơn thuần là mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn nhằm cải thiện thâm hụt thương mại. Cụ thể, nếu trước năm 2007 Việt Nam mới chỉ ký kết được hai FTA, thì sau thời điểm này, rất nhiều FTA song phương và đa phương khác đã được ký kết. Nguyên nhân của sự “nở rộ” này chính là việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. 

Sự tăng trưởng của ngành dệt may chính là minh hoạ rõ nét về lợi ích của FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, khi tham gia WTO, thuế quan áp dụng với hàng may mặc thành phẩm trung bình là 25%, nhưng với các FTA ký kết sau này, mức thuế quan giảm mạnh chỉ còn trung bình từ 0-5%.

“Không có công nghệ nào có thể giúp tiết kiệm chi phí lên tới 25%, nhưng với việc ký kết FTA, hàng hoá Việt Nam sẽ được lợi về giá lên tới 25%” – ông Khanh nói.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong 23 năm qua cũng cho thấy những tác động tích cực của các FTA tới xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức 5,4 tỷ USD. Đến năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu tăng lên mức 48,5 tỷ USD và đạt 213,8 tỷ USD trong năm 2018.

Như vậy, phải mất tới 12 năm (1995-2007) để kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng được 43 tỷ USD, nhưng với hàng loạt FTA được ký kết sau khi gia nhập WTO, chỉ cần 11 năm (2007-2018), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng tới hơn 165 tỷ USD.

Báo Công luận
Cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành (Ảnh TL)

Sức ép cải cách hành chính

Việc tham gia các FTA cũng tạo sức ép đối với cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam. Theo khảo sát của VCCI mới đây, tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng với các thủ tục thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng lên, trong đó 75% hài lòng về thủ tục thuế, 68% hài lòng về thủ tục hải quan…

Ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, những cải cách mang tính nền tảng hướng tới tạo thuận lợi thương mại còn ý nghĩa nhiều hơn so với việc cam kết cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Theo đó, những giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ nhất cũng là những giai đoạn Việt Nam cải cách kinh tế và tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Nhận thức được điều đó, từ những năm 2010, CIEM và Tổng cục Hải quan cùng phối hợp triển khai nhiều hoạt động hướng tới cải cách, tạo thuận lợi thương mại, trong đó có việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia (NSW).

Theo tính toán của Tổ chức OECD, chi phí thương mại của Việt Nam ước tính sẽ giảm 18,3% nếu thực hiện đầy đủ các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hoá thương mại WTO.

Tuy nhiên, hiệu quả thuận lợi hoá thương mại của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước ASEAN. Việt Nam đứng thứ 73 trên 136 nền kinh tế trong bảng xếp hạng thuận lợi hoá thương mại của WEF và đứng thứ 5 trong ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Để khắc phục điều này, ông Dương cho rằng cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. 

Theo bà Lê Nguyễn Việt Hà, Phó trưởng phòng giám sát quản lý I, Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan, hai Nghị định 74 và Nghị định 15 vừa được Chính phù ban hành năm 2018 là bước tiến quan trọng trong việc cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo đó, nhiều mặt hàng được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. 

Cùng với đó, NSW cũng là một bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính. Bà Hà cho biết, hiện đã có 125 thủ tục được kết nối trên NSW, dự kiến đến cuối năm 2018, con số này sẽ tăng lên 138 thủ tục

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

(CLO) Trong tháng 3, Nga đã tăng nhập khẩu xăng từ nước láng giềng Belarus nhằm giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa do việc sửa chữa đột xuất các nhà máy lọc dầu sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, theo bốn nguồn tin công nghiệp và thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

(CLO) Reuters đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên hồ sơ và báo cáo của loạt công ty, các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga phải chịu khoản lỗ hàng lên tới 107 tỷ USD, đồng thời mất đáng kể doanh thu.

Thị trường - Doanh nghiệp