Những người tị nạn khí hậu

Thứ năm, 03/03/2022 18:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Biến đổi khí hậu đang khiến trái đất nóng lên và làm mực nước biển dâng cao. Những khu dân cư và thậm chí cả một thành phố cũng có thể bị xóa sổ. Theo các nhà khoa học, nếu không sớm có biện pháp, hàng triệu người châu Á sẽ trở thành “người tị nạn khí hậu” trong tương lai không xa.

Những thành phố sẽ biến mất

Các bức tường trong ngôi nhà của ông Saifullah ở phía bắc Jakarta in hằn những đường vết xếp chồng lên nhau, đánh dấu mức nước lũ dâng cao mỗi năm, thậm chí khoảng hơn bốn mét so với nền nhà đất ẩm ướt.

Khi nước lên quá cao, ông Saifullah phải gửi các thành viên trong gia đình đến ở cùng bạn bè. Còn ông ở lại trông giữ nhà cửa và tát nước bằng một chiếc máy bơm bơm cũ kỹ. Nếu máy bơm không thể hoạt động, ông sử dụng một cái xô hoặc đơn giản chỉ ngồi đợi cho đến khi nước rút đi.

Ông Saifullah năm nay đã 73 tuổi, đã làm việc đó nhiều năm qua. Với ông, đó dường như là một phần của cuộc sống, bởi chẳng có thể làm gì khác. “Đó là một điều bình thường ở đây. Nhưng đây là nhà của chúng tôi. Chúng tôi có thể đi đâu đây?", ông than thở.

nhung nguoi ti nan khi hau hinh 1

Một phần ba thủ đô Jakarta của Indonesia có thể bị nước biển nhấn chìm trong những thập kỷ tới.

Là thành phố lớn chìm nhanh nhất thế giới, Jakarta được xem như một sự cảnh báo sớm về việc thay đổi khí hậu sẽ khiến nhiều nơi không thể ở được là như thế nào. Với ước tính một phần ba thành phố này sẽ bị nhấn chìm trong những thập kỷ tới, chính phủ Indonesia đã buộc phải đưa ra một quyết định mà có lẽ chẳng quốc gia nào muốn. Đó là di dời cả thủ đô của mình. Indonesia đã chính thức công bố kế hoạch chuyển thủ đô ra cách xa tới 2000 km về phía đông, đến hòn đảo Borneo vẫn còn hoang sơ, nhưng an toàn hơn.

Đó sẽ là một công việc khổng lồ và hiển nhiên có chi phí lớn hơn bất cứ dự án nào mà Indonesia từng thực hiện. It nhất họ sẽ phải xây dựng lại hoàn toàn cơ sở hạ tầng, từ các tòa nhà văn phòng, đường sá, cầu cống, sân bay… và đặc biệt phải di dời tới khoảng 1,5 triệu công chức từ thủ đô cũ. Tất nhiên, kéo theo đó là hàng triệu người khác, nếu chỉ cần tính thêm những người thân trong gia đình của các công chức.

Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, 143 triệu người - tức gần 2% dân số trên toàn cầu - có thể sẽ mất toàn bộ nhà cửa trong vòng 30 năm tới do nước biển dâng, hạn hán, nhiệt độ khắc nghiệt hoặc các thảm họa khí hậu khác. Đặc biệt, châu Á là trung tâm của mối nguy mang tính sống còn trên. Nó sẽ là thách thức cho hầu hết tất cả quốc gia ở châu lục đông dân nhất thế giới và thường xuyên phải đối mặt với mối lo nước biển dâng và thiên tai này.

Thực tế, một phần ba người di cư trên thế giới hiện nay đến từ châu Á, nơi cũng dẫn đầu thế giới về số người phải di dời do thời tiết khắc nghiệt, phần lớn do bão và lũ lụt. Với việc các ngôi làng vắng bóng người và các siêu đô thị như Jakarta đang gặp nguy hiểm, các nhà khoa học dự đoán các luồng di cư và nhu cầu tái định cư tăng lên nhanh chóng.

Báo cáo cho biết: “Với mức độ nóng lên toàn cầu, một số khu vực hiện đang có mật độ dân cư đông đúc sẽ trở nên không an toàn hoặc không thể ở được”. Theo một ước tính, khoảng 40 triệu người ở Nam Á có thể buộc phải di cư trong vòng 30 năm tới vì thiếu nước, mất mùa, triều cường và các thảm họa khác.

Nhà khoa học môi trường Chris Field của Đại học Stanford cho biết nhiệt độ gia tăng là mối quan tâm đặc biệt. Ông lý giải: “Đúng là có tương đối ít nơi trên trái đất thực sự quá nóng để có thể sinh sống. Nhưng vấn đề là khi nhiệt độ tăng lên, mực nước biển sẽ tăng theo giống như những gì mà châu Á đang đối mặt. Chúng ta cần phải suy nghĩ thật kỹ về tác động của điều này".

Người tị nạn khí hậu

Không như chiến tranh, xung đột hay chính trị, điều trớ trêu là cho đến nay không quốc gia nào cung cấp quyền tị nạn hoặc các biện pháp bảo vệ hợp pháp khác cho những người tị nạn vì biến đổi khí hậu. Đúng là chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã xem xét về điều này, thậm chí có kế hoạch đệ trình một dự luật quyền tị nạn khí hậu lên quốc hội nước này, song đó vẫn là một câu chuyện còn khá xa vời.

nhung nguoi ti nan khi hau hinh 2

Rất nhiều người trên thế giới đã trở thành người tị nạn khí hậu, có thể do nước biển dâng, hạn hán hoặc thiên tai.

Người dân rời bỏ nhà cửa vì nhiều lý do bao gồm bạo lực và nghèo đói, nhưng không phải là tất cả. Những gì đang diễn ra ở Bangladesh đang cho thấy một bức tranh mới về người tị nạn, đó là những dòng người tị nạn vì biến đổi khí hậu. Thậm chí, một tổ chức Người tị nạn khí hậu đã được lập ra bởi Amali Tower, một nhà hoạt động về tị nạn và di cư đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ của Liên Hợp Quốc.

Các nhà khoa học dự đoán sẽ có khoảng 2 triệu người Bangladesh, một quốc gia nằm ở vùng đất trũng của khu vực Nam Á, sẽ phải di dời do nước biển dâng vào năm 2050. Thực tế, hiện đã có tới hơn 2.000 người di cư đến thủ đô Dhaka của nước này mỗi ngày, phần lớn không phải vì muốn tìm những cơ hội việc làm tốt hơn hay một cuộc sống sung túc, mà đơn giản bởi họ đang tháo chạy khỏi các thị trấn ven biển đang bị nhấm chìm.

“Bạn có thể thấy sự chuyển động thực tế của mọi người. Bạn thực sự có thể thấy những thảm họa ngày càng gia tăng. Nó hoàn toàn hữu hình”, Tower, người sáng lập tổ chức Người tị nạn khí hậu, đưa ra lời cảnh báo.

Bà nói rằng dòng di cư có thể bị chậm lại nếu các quốc gia như Mỹ và Trung Quốc hành động để giảm lượng khí thải nhà kính. Bởi vậy, rõ ràng hoàn toàn có cơ sở để cáo buộc rằng các quốc gia giàu có vốn tạo ra nhiều khí thải hơn, cần phải cấp thị thực hoặc bồi thường cho những người từ các quốc gia bị ảnh hưởng không tương xứng với việc gây ra.

Đã đến lúc phải hành động

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, người tị nạn khí hậu cũng sẽ trở thành một vấn đề chính sách lớn đối với khu vực châu Phi và châu Mỹ trong vài thập kỷ tới. Nhưng châu Á vẫn sẽ là trung tâm của vấn đề. Ước tính, châu Á sẽ xảy ra tình trạng 2/3 dân số sẽ sống ở thành thị trong 30 năm nữa. Đây là một hệ quả trực tiếp từ việc mực nước biển dâng cao.

nhung nguoi ti nan khi hau hinh 3

Lũ lụt và nước biển dâng là một nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều gia đình phải mất nhà cửa tại châu Á.

Abhas Jha, một nhà quản lý của Ngân hàng Thế giới về Biến đổi khí hậu và Quản lý rủi ro thiên tai cho biết: “Về cơ bản, đó là những người di cư từ các vùng nông thôn và sau đó họ có thể buộc phải sống lay lắt trong một khu ổ chuột nào đó”.

Tuy nhiên, Vittoria Zanuso, giám đốc điều hành của Hội đồng Di cư Thành phố, cho biết một cuộc di cư không nhất thiết sẽ kết thúc bằng khủng hoảng. Theo nhà hoạt động này, ở phía bắc thủ đô Dhaka của Bangladesh, các quan chức đang xây dựng những nơi trú ngụ cho người di cư vì khí hậu. Sau đó, những người này có thể được chuyển đến các thành phố nhỏ hơn để sinh sống và làm việc, thậm chí trong tương lai mô hình này có thể được thực hiện ở cấp độ quốc tế, tức giữa các quốc gia với nhau.

Bà Zanuso còn mở ra một giải pháp đầy hứa hẹn rằng: “Lực lượng lao động mới sẽ tạo cơ hội cho các thành phố nhỏ hơn tăng trưởng kinh tế. Việc thiết lập những ‘trung tâm người di cư’ cũng ngăn những người di cư đến những thành phố không phù hợp khác. Nếu điều này xảy ra, về cơ bản nó sẽ chỉ hoán đổi rủi ro khí hậu này cho rủi ro khí hậu khác”.

Vì vậy, theo các chuyên gia, bên cạnh các giải pháp vĩ mô trong việc giảm sự nóng lên của toàn cầu, thì việc các quốc gia sớm có kế hoạch ứng phó sẽ là chìa khóa để giúp vấn đề người tị nạn khí hậu không kết thúc bằng khủng hoảng!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

(CLO) Không chỉ sở hữu lực lượng quân sự đáng gờm, Hezbollah, phong trào chính trị- vũ trang Hồi giáo dòng Shi’a ở Lebanon, còn có một vũ khí lợi hại để đấu với Israel: "Cỗ máy” truyền thông với trụ cột là đài truyền hình Al-Manar TV.

Tiêu điểm Quốc tế